Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Một kỷ niệm về “Người yêu thơ nhất nước”

Hoàng Gia Cương
Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2013 5:44 AM

 Nhà thơ Trinh Đường – người con đất Quảng, người mà có lần nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi gọi ông là “người yêu thơ nhất nước”- đi về cõi vĩnh hằng (28/9/2001) đ• trọn một năm! Ông để lại cho chúng ta khoảng trên một chục tập thơ riêng và nhiều tuyển tập do ông biên soạn. Đặc biệt là tuyển tập “Một thế kỷ thơ Việt” và “Thơ Việt thế kỷ 20-tinh tuyển và bình” mà ông đ• dành trọn 10 năm cuối đời để biên soạn, đ• hoàn thành và đang chờ xuất bản. Có thể nói rằng cả cuộc đời ông là sống vì thơ. Trong những ngày cuối cùng nằm ở bệnh viện Hữu Nghị trước lúc ra đi, mỗi lần chúng tôi đến thăm, ông chỉ toàn nói về thơ. Đặc biệt là nằm trên giường bệnh ông vẫn làm thơ, làm rất nhiều và cũng rất hay. Trong đợt nằm viện này, ông có thể xuất bản một tập thơ dày, tới trăm bài. Càng về cuối đời ông viết càng hay, càng khoẻ.
 Là một người bạn vong niên của ông cả về tuổi đời và tuổi nghề, khoảng chục năm gần đây tôi luôn có dịp gần ông. Ông thường trao đổi với tôi về các dự định, về mỗi sáng tác của ông và cũng thường nhận xét về từng bài thơ tôi mới viết. Chúng tôi luôn hiểu nhau,  thông cảm và chia sẻ với nhau về thơ. Tôi cũng  cùng ông tham gia nhiều cuộc giao lưu với các bạn thơ ở các địa phương. Để có tư liệu làm các tuyển tập, ông thường một mình đi đến khắp mọi vùng đất nước để sưu tầm những áng thơ hay từ những người viết chưa thành danh.  
 Sau những chuyến đi các tỉnh đồng bằng, miền Trung và miền Nam, mùa đông năm 1996 ông quyết định đi một loạt tỉnh biên giới phía Bắc. Ông bắt đầu chuyến đi đúng vào tiết tiểu hàn, trời rét đậm. Là người đ• từng sống ở Lạng Sơn và nhiều tỉnh biên giới phía Bắc, tôi rất thấm thía cái rét cắt da cắt thịt của vùng này. Trong tiết tiểu hàn, ở đây nhiệt độ có thể xuống tới dưới 0 độ C. Nhưng cái đáng sợ nhất không phải là nhiệt độ thấp mà là sương muối. Mỗi lần có sương muối là cây lá chết trắng khô, tóc có thể bị rụng, chân tay nứt nẻ. Tôi khuyên ông nên hoản lại chuyến đi. Nhưng ông đ• quyết là đi bằng được, bất chấp cái tuổi gần trọn 80 của mình.
 Trước lúc lên đường, ông điện cho tôi và nhà thơ Phi Tuyết Ba lên Cổ Nhuế gặp ông. Ông cần dặn dò và nhờ chúng tôi một số việc trong khi ông đi vắng.  
 Kế hoạch của ông thật đơn giản. Ông sẽ đi tầu hoả lên Lạng Sơn, ở lại làm việc ngay tại cơ quan Hội Văn Nghệ tỉnh, rồi tuỳ tình hình phương tiện (chủ yếu là xe ca) mà xuống các huyện hoặc đi tiếp lên Cao Bằng. Cứ thế mà đi qua Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên… Thời gian không hạn định.
 Chúng tôi biết là ông rất nghèo nhưng cũng rất “khái tính” nên chỉ có thể động viên ông về mặt tinh thần chứ không thể giúp về vật chất. Nhân lúc ông có việc ra khỏi phòng, chúng tôi bàn nhau góp một chút tiền nhỏ để ông làm lộ phí trong chặng đầu tiên. Món tiền tuy nhỏ nhưng là tấm lòng của chúng tôi dành cho “người yêu thơ nhất nước”. Cho tiền vào phong bì vẫn không thấy yên tâm vì sợ ông không nhận nên tôi chợt nghĩ ra một câu rồi viết ngay lên phong bì:
  Chưa quên sương muối gió mùa
 Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm!
 Tôi lặng lẽ đặt chiếc phong bì xuống dưới hành lý để ông không thấy ngay lúc ấy. Chừng hơn chục ngày sau tôi nhận được thư ông gửi từ Hà Giang. Trong thư, ông gửi kèm cho tôi một bài thơ ông viết ngay trên chuyến xe ca. Thì ra hai câu thơ của tôi đ• là một tứ thơ gợi cảm hứng cho nhà thơ để viết bài này.
Trong chuyến đi kéo dài hơn một tháng trời này ông đ• suýt chết trên đường từ Lào Cai qua Lai Châu khi xe ca lao xuống đèo dốc bị đứt phanh! Nhưng ông đ• viết được tập thơ “Hành trình” rất sâu sắc. Đây là bài thơ ông gửi cho tôi:
 Gửi một người nhờ mua
sương mù biên giới
      -Tặng HGC-

Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù
Một làn mỏng làm khăn quàng
Một thung lũng để em vào ở ẩn ?
Sương Núi Nùng thương thu
Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm
Còn sương mù trên đây
Dày
Đặc
Mịt mùng
Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường
Như bốn mặt đều thiên la địa võng
Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng
Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang
Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng
Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp
Tưởng xắn được ra từng mảng một
Để đắp thành vô số núi chiêm bao !

Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ?
Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả
Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả
Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề
Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê
Qua quả còn giao duyên lễ hội…
Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới
Gửi về em nỗi nhớ thương dài!

    Hà Giang 31/12/1996
 
Nhà thơ Trinh Đường đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn m•i trong lòng chúng ta.

       9/2002