Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Truyện ngắn Phan Cung Việt -một nét mới nên đọc

PGS Nguyễn Trường Lịch
Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2013 10:18 PM

 Đọc 36 Truyện ngắn đã chọn lọc (chắc là qua hàng trăm) của Phan Cung Việt, gấp sách lại, tôi cứ vẩn vơ mơ ước nghĩ về một thời đã qua, hồi còn học cấp hai, từng mê  mẩn hồn nhiên hướng tới "Các vì sao" (Les étoiles) của Alphonse Daudet.
 

Nháu có thích không? Cháu thích lắm, cháu cảm ơn ông... Với tôi, thế là đạt rồi, tôi nghĩ vậy.
Tôgạc nhiên chưa? Không hiểu cụm từ quảng cáo ấy trên tivi thấm vào trong tôi từ bao giờ, nhưng hễ cứ mỗi lần có cái gì lạ lạ - mới mới, tôi lại mang về tặng bé cháu nội lên năm đáng yêu; từ một thỏi sôcôla đến bức tranh nhỏ cắt trong báo, hoặc chút quà đi xa về, hay một cuốn truyện tranh sinh động, tôi cứ nói to lên "Ngạc nhiên chưa?" cốt sao cho cháu thấy một nét mới mẻ rộng mở ngoài đời.
- Ci cứ nghĩ lẩn thẩn kiểu như vậy, sau khi đọc tập Truyện ngắn chọn lọc của Phạm Cung Việt. Có cái gì mới đây? Truyện ngắn là gì? Thật ra những giới thuyết trong sách giáo khoa, trong Từ điển đến những trình bày của các nhà văn cũng dừng lại ở phép tương đối với nó chuyển động theo thời gian hàng mấy trăm năm qua.
Song dường như mọi người quan tâm đến văn chương - chữ nghĩa ngày nay có thể dễ dàng đồng thuận với nhau: - Đó là những câu chuyện thường ngày gặp gỡ ngắn gọn như một lát cắt giữa cuộc sống, như một khúc ca ngắn chưa thật hoàn chỉnh.
Điều thú vị là ngòi bút Phan Cung Việt không câu nệ mở đầu câu chuyện bằng các công thức truyền thống, mà cứ nhởn nhơ vào chuyện kể, tả và gợi mở theo nét phiêu diêu của một nhà thơ viết truyện, tha hồ cho người đọc suy ngẫm qua cảm nhận của riêng mình.
"Mô Phật, từ bi hỉ xả và rộng lượng. Con viết truyện..." Đấy là câu phá đề của truyện Chiếc điện thoại di động của nhà chùa.
Câu chuyện nói về một người con gái duyên dáng, thùy mị, mà lạ lẫm đến li kì nơi miền quê biển xa đầy tai ương, và đã một thời mộng mơ theo mối tình đầu; nhưng nào ngờ chiến tranh cướp mất của nàng người con trai khói lửa ra đi không trở lại!
Thế rồi, nàng thả hồn về nương tựa nơi cửa Phật và trở thành một vị Sư Thầy chân tu được nhiều người dân địa phương tin yêu, nể trọng, cậy nhờ những lúc họ muốn hướng về cõi tâm linh huyền bí. Song dường như cõi lòng trần thế của nàng vẫn chưa nguôi ngoai.
Sự đời là vậy. Trong muôn vàn sinh linh chốn trần ai, biết bao  số phận bèo bọt trôi nổi theo dòng nước cuốn trôi, mà bầu bạn họ hàng không dễ gì cứu vãn, dù nhiệt tình đến mấy. Nỗi lòng hay ngòi bút tác giả dường như cũng tràn đầy trắc ẩn và muốn gửi tới bạn đọc niềm uẩn khúc xao xuyến đồng cảm vừa cổ kính, vừa hiện đại.
Câu chuyện không kết thúc, mà người viết lại lửng lơ treo câu hỏi đầy lưu luyến:
"Tôi muốn gọi tên em là Thích Hải Thương... Được không?
Những lẵng mây như bông quỳnh nở từ cửa biển bay dạt vào lơ lửng trên khu chùa...
Điềm báo gì chăng?"
Tác giả xúc động nhập cuộc với thân phạn của tha nhân tràn bao ý thơ...
Nhưng sao lại gọi là EM?
- Ừ nhỉ, chả lẽ lại xưng hô là Bạch Thầy, khi đôi bên dường như đều ngại ngần chưa muốn!
.... Người đến từ Triều Châu cũng là một dạng vào đầu và kết thúc như thế. Câu chuyện được mở ra tựa lời tâm sự:
"Thực lòng cho đến giờ xét lại đại thể thì tôi cũng chẳng có gì đáng phải buồn cả...".
Thế là người viết cứ mải mê kể về điệu hát dân ca man mác, buồn buồn, day dứt lan tỏa từ đất Triều Châu của người đàn bà trẻ đẹp bắt cua trên bãi biển phương Nam.
Tiếng hát như trải cõi lòng mình với đất trời biển rộng, nhưng biết ai thấu nỗi cảnh cô đơn khi người chồng đi biển đã bị gió cuốn đi, gió cuốn đi không trở về mái ấm. Lời hát bập bềnh lại là những câu thơ văn xuôi trữ tình thấm đẫm tình người làm rõ nét cá tính tác giả.
Hơn thế nữa, hình ảnh người đàn bà có đạo, đượm chất thơ từ chốn xa xôi lạc bước đến mảnh đất lạ lùng mênh mang này lại càng tô đậm thêm vẻ huyền bí đáng thương về những kiếp người mỏng manh phiêu bạt, dù cho Chúa Trời lượng cả bao dung. Tác giả lại bâng quơ trải nỗi lòng mình hòa vào tâm trạng người trong cuộc. Thế rồi một kết thúc đột ngột chẳng hề sắp đặt.
"... Đúng nửa đêm thì câu hát người Triều Châu lại cất lên. Người đàn bà tên Lý dậy buộc cua lại cất lời hát...".
Riêng tôi, tôi thích những nét trữ tình sâu lắng như vậy đọng lại trong tâm, gợi mở cảm xúc cho người đọc hơn là những lời chỉ dẫn uốn éo, định sẵn.
Nếu đọc tiếp truyện Đêm Nam Cao thì bạn sẽ nhận thấy ngòi bút tác giả có nét mới sắc sảo đổi khác. Hiện thực trần trụi hàng ngày nghiêng về những đối tượng bất kì giữa đời thường được hiển hiện nhiều chiều theo lối dẫn dã không bị lệ thuộc vào các định hướng cụ thể, thậm chí nghiêng nhiều về những số phận lênh đênh bất hạnh trước những ngang trái vô hình. Nghe đâu cái truyện lấy tích Nam Cao này đã gây rắc rối, vì đã đăng vào báo địa phương của nhà văn đất Đại Hoàng ấy.
Người phụ trách tờ báo bị kỉ luật phải chuyển công tác khác. Giá mà đăng chậm vào thời nay đang chống tham ô, bài trừ tệ nạn quan liêu cửa quyền thì không khéo cả tác giả lẫn tòa báo được giải thưởng cũng nên.
Truyện Con lợn chó trại vải và Sương khói đàn ông cũng theo chiều hướng ấy. Cách lồng ghép nhiều truyện nhỏ trong một truyện lớn là nét mới đáng lưu ý thuộc kết cấu, mặc dù đó chỉ là những nét đời thường thô mộc vẫn diễn ra đâu đó sau lũy tre làng cổ kính hoặc giữa chốn thị thành thời mở cửa, đầy cạnh tranh.
Tác giả không miêu tả chi tiết mạch đời của mỗi nhân vật, mà muốn điểm xuyết chân tướng của đối tượng qua ngoại hình và tính cách, rồi từ đó liên tưởng so sánh với các nhân vật tiểu thuyết nổi tiếng trong dòng đời qua sử sách tận bên Tàu và cả trong huyền thoại.
Đấy cũng là cách mở rộng trường phản ánh mang tính lịch đại, tạo được mặt bằng văn hóa quá khứ hòa trong hiện tại, và cứ lửng lơ mặc cho người đọc cảm nhận. Đúng là tác giả có tay nghề vững và một vốn kiến thức phong phú, sống động muốn vươn xa.
Tuy vậy, cái khó nhất của truyện ngắn chính là ở cấu trúc. Giá mà ở một vài truyện, người viết chủ động xếp đặt chật chẽ hơn và giảm bớt lượng từ bỗ bã đối thoại theo kiểu nhật báo, mạnh dạn rút ngắn, chải chuốt, chắt lọc hơn... thì chắc là sẽ tăng được chất súc tích, cô đọng, hấp dẫn của nghệ thuật ngôn từ - yếu tố đầu tiên của phạm trù văn chương, bất kì thuộc thể loại nào.
Đọc 36 truyện ngắn đã chọn lọc, (chắc là qua hàng trăm) gấp sách lại, tôi cứ vẩn vơ mơ ước nghĩa về một thời đã qua, hồi còn học cấp hai, từng mê  mẩn hồn nhiên hướng tới Các vì sao (Les étoiles) của Alphonse Daudet theo bản dịch của Tự lực Văn đoàn và Những con dê của lão Séguin khát  khao thoát khỏi chuồng trại để chạy về rừng bay nhảy tự do (qua bản tiếng Pháp).
Ai đã đọc truyện Các vì sao, thật khó lòng mờ phai một thoáng tình lãng mạn, lâng lâng, bay bổng đơn phương của chàng trai chăn cừu trước cô con gái ông chủ mang cơm lên núi, không kịp về nhà khi cơn mưa chiều bất chợt ập đến, khiến nàng phải tựa vào lưng chàng ngủ quên qua đêm dưới ánh sáng thánh thiện của các vì sao trên núi đồi mông lung trong tiếng suối rì rào... Ôi, dường như vẫn đâu đây các vì sao lấp lánh bên tôi.
Tôi lại mộng mị về Mối tình đầu đắm say  và Dòng nước mùa Xuân trôi đi đầy tiếc nuối... của Turghenev thời đại học. Qua năm tháng giảng dạy văn học Nga, tôi cứ bị ám ảnh trước những câu chuyện trữ tình xót xa, cay đắng về bao lớp người dưới ngòi bút sác ngọt, nhảy múa diệu kỳ không thể nào quên của văn hào Sêkhov...
Thật ra tôi không hề có ý định so sánh với các hình mẫu truyện ngắn nổi tiếng thế giới của các bậc thầy nhân loại, mà chỉ nghĩa rằng cảm xúc của người đọc còn tùy thuộc vào lứa tuổi, vào trình độ, vào không gian, thời gian tiếp nhận những cảnh, những người, kể cả những mối tình đẹp đẽ mộng mơ, đau thương, oan trái.
Và rồi, theo quy luật sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, ngay cả với hệ thống truyện ngắn Sêkhov, tuy đã được khẳng định trên bảng vàng danh dự bước vào thế kỷ XXI, song giới văn chương kĩ tính cũng chỉ cho rằng trên dưới con số 20/800 tổng số truyện ngắn xứng đáng đạt yêu cầu tôn vinh nhà nghệ sĩ thiên tài.
Tôi nghĩ lan man vậy là mong muốn nhà văn Phan Cung Việt cứ viết tiếp, cứ sáng tạo đi để rồi một ngày  kia về chốn "Tây phương cực lạc" vẫn còn để lại cho văn đàn đất Việt mười truyện là quá mĩ mãn với đời...
Chẳng phải ca khúc Nguyễn Viết Xuân sống mãi phổ lời thơ Phan Cung Việt thời sinh viên  đã hơn bốn mươi năm trôi qua vẫn vang mãi trên núi đồi đồng  ruộng khắp cả nước đó sao?
N.T.L