Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Đọc "Những đêm trắng" của Lê Song Vũ

Nguyễn Chính Viễn
Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2012 8:44 PM


Tập truyện ngắn của Lê Song Vũ do NXB HNV in năm 2011 gồm 10 truyện. Đây là tác phẩm đầu tay của Anh – Anh đã lưu bút tặng tôi : “Thân tặng bạn Thơ Văn....tập truyện đầu tay”.Cũng có thể coi “Những đêm trăng” là cuốn nhất ký của anh ghi lại 10 năm trong quân ngũ của mình, ghi lại những kỷ niệm, những nếm trải, những trải nghiệm ... được anh thể hiện một cách chân thật và cởi mở. Chỉ có hai truyện không có không khí chiến tranh, đó là truyện  “Nhà Phát minh” Anh nói về Kỹ sư Minh, học giỏi từ bé, nay trưởng thành là một thanh niên năng động thích tìm tòi khám phá....anh đã có nhiều phát minh sáng kiến cải tiến cho doanh nghiệp thu về bạc tỷ, nhưng không phải không có cái dở, anh đã có những việc làm mang ý tưởng không tưởng và hơi kỳ quái, với những lời giải thích, diễn giải ngây ngô, siêu thực. Đó là việc anh ta đã có sự nung nấu để chế ra cái máy liên  hợp “Nhai & Và” để giúp cho các quý ông,quý bà và những người già dụng răng giảm bớt được thời gian ăn và nhai. Truyện thứ hai, đó là truyện “Nhửng kẻ bất lương” nói lên bọn cường hào ác bá ở vùng quê trước đây, đã có những mưu mô tráo trở sảo quyệt “gắp lửa bỏ bàn tay người”, “vu oan giá hỏa” mang đầy kịch tính để rồi dẫn đến quy luật muôn  đời của cuộc sống : “ác giả ác báo” . Tám truyện còn lại hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều có không khí của cuộc chiến tranh, đều nói lên cái hào hùng háo hức của tuổi trẻ, những cuộc chia ly màu đỏ, những đêm xuyên rừng vượt núi gian khổ nhưng đầy lãng mạn. Anh đã viết khi vượt đường 9 với giọng văn lạc quan : “Vượt đường chín không phải đi trên mặt đường mà chui qua một vòm cống bằng ống bi lớn thông sang ngọn suối bên kia. Ống dài hun hút, tối đen đặc, chân cứ bước theo cảm tính...một cảm giác rờn rợn, ơn ớn như đang đi trong cõi không cùng huyền bí...”. Gian khổ, vất vả nhưng vẫn luôn thể hiện phẩm chất  anh bộ đội cụ Hồ. “thời gian đóng băng, núi rừng im lặng...Đúng phút dồ dại nhất thì cũng là lúc hình như tôi nghe thấy từ nơi sâu thẳm và xa xôi vọng về  “Không được! Mày không được làm điều gì hại đời trinh trắng của cô gái, cho dù đó là sự hiến dâng!”(Ra trận). Kể về những ngày còn ấu thơ tung tăng cắp sách tới trường với nhau, những đêm xuống đồng đơm tôm rấm rạm, những trận đòn, cả những đêm cúng ma...cảnh mất mát trong chiến tranh, sự bình tĩnh khi đồng đội ra đi  : “tấm vải dù làm vải liệm, quấn thêm cái võng bên ngoài.Còn một việc, tôi đấu tranh suy nghĩ mãi, đó là khẩu súng của Miên...cuối cùng tôi quyết định- không biết có đúng không-  chôn theo nó...đặt dọc theo người Miên, rồi lấy tấm tăng cuộn cả người lẫn súng buộc chặt lại. Xong nhẹ nhàng đặt Miên xuốn hố...Bốc những nắm đất, rắc lên người bạn mà lòng đau như cắt...”(Những đêm trăng). Anh đã nói về sự khát khao trẻ trung,anh đã lên án chiến tranh, đã làm mất đi những nụ hôn, sự mất mát cảm động  giữa người còn người mất. “Tôi và Hoa thắp lên những nén hương và cắm vào nấm mới, tôi đứng im. Hoa ngồi xuống nói lên như nấc : “Huệ ơi ! Tao đưa “anh bộ đội miền Bắc” đến cho mày đây! (Bạch Vân Thiếu nữ) Anh đã có những truyện kể cảm động như thật như mơ đan xen, nói lên được những suy nghĩ chín chắn của lớp thanh niên trẻ có kiến thức,có bản chất tinh khiết trắng trong đối với non sông đất nước. “Hiên ơi! Ngày mai anh đi. Anh đi ai là người chăm sóc phần mộ cho em, cây rừng mọc nhanh lắm...anh cũng không còn được chiều chiều ra trò chuyện cùng em , dưới ấy đã có Khải....” (Hoa trắng). Anh đã mạnh dạn đi vào lĩnh vực tình yêu của những người cùng giới, một khía cạnh mới mẻ, ngóc ngách sâu kín của thân phận người con gái, có chiều sâu  thế hiện tính nhân văn rất đời thường .“Tối ấy cơm xong, Hòa xin phép ba má sang nhà Hạnh ngủ trông nhà....đêm nay hai cô gái được làm chủ ngôi nhà rộng..., khi tắm xong chẳng cần “nai nịt” gì, chỉ khoác lên người bộ đồ ngủ mỏng tang, trước ánh đèn hai tấm thân non tơ...hương xà phòng gội, sữa tắm trên làn da mát rượi, một chút dầu thơm lan tỏa khắp phòng. Hòa nhìn Hạnh hút hồn : Có lẽ đêm tân hôn cũng đẹp như đêm nay mày nhỉ?”. Hạnh lườm yêu : “Đã muốn rồi hả” (Nỗi lòng cô gái hát rong). Trong “Nghĩa tình đồng đội”, anh viết “chiến tranh kết thúc trên 30 năm...  Thời gian đã trả lại Trường Sơn gần như dạng nguyên sơ ngút ngàn cây xanh, các cây mới đã  thay cây đổ gẫy do bom đạn xưa kia...Khi nghĩa trang Trường Sơn xây xong, tôi cùng hai gia đình đưa hài cốt Ân và Báu về nằm đây cùng bao đồng đội khác.” Chiến tranh đem đến bao thiếu thốn khó khăn nhưng có lẽ mỗi tình đồng đội không bao giờ nhạt phai, họ lưu giữ những kỷ vật cho nhau họ luôn sống có trách nhiệm đối với người đã khuất! Truyện “ Triết lý của Đoác”, là một truyện mang không khí vui tươi của người chiến sĩ quản lý kho anh đã viết về anh chàng “Đoác” (Bạo)  lạc quan vô tư, có những triết lý thật ngọt ngào nhưng trần trụi vô lý làm người ta vừa vui vừa  phát sợ. “... Suy cho cùng chay mặn  là cái tâm, ở tư duy chứ không phải đồ ăn, người ăn mặn mà tâm luôn hướng Phật ắt đắc đạo. Kẻ ăn chay làm giả cá thịt thì tâm chẳng trong sáng chút nào. Một số chùa còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, họ chăn nuôi để làm gì ? Phóng sinh à?! Không đâu, vỗ béo ra chợ tuốt. Họ không trực tiếp cầm dao chọc tiết lợn,cắt cổ gà, nhưng đem bán cho người khác giết, tiếp tay cho những kẻ tội đồ, vậy họ phạm vào điều giới nào...? (Triết lý của Đoác). “Hạnh phúc người chết” cũng là truyện nói lên cái chết bất ngờ, một cái chết ngoài ý muốn nhưng cần phải có sự dối trá tế nhị cần thiết để mang lại danh giá cho gia đình và dòng họ , cuộc sống là vậy!
Đọc xong “Những đêm trăng” thật sự tôi đã cảm phục đức tính cần cù chịu khó trong sáng tác của anh. Tôi biết hoàn cảnh gia đình anh có rất nhiều khó khăn, khó khăn hơn tôi nhiều, hàng ngày anh đã phải ra đầu phố ngồi bán vé số nhưng trông anh lúc nào cũng vui, anh không bi quan , anh là con  người có niềm tin và bản lĩnh, anh vẫn giữ được bản chất anh lính Cụ Hồ, anh đã trăn trở lao tâm khổ tứ để xây dưng được những nhân vật chân thật tin yêu  cuộc sống đang hiện hữu hôm nay ...Anh đã có đầu sách do Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn phát hành, chỉ việc ấy tôi càng rất quý mến anh ...
NCV