Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Tùy hứng của "nốt La Thăng"

Bùi Văn Bồng
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2012 9:22 PM

 
Trên đoạn đường cao tốc T.p Hồ Chí Minh – Trung Lương, “phí đường” mấy tháng qua tăng bất ngờ. Các loại xe đi trên tuyến này tăng từ 200-500.000 đồng. Mọt số xe chạy tránh tuyến cao tốc mới mở, đi theo đường qua Tân An, bị cảnh sát giao thông phạt khá nặng, bắt phải đi tuyến cao tốc. Việc làm trên gây bất bình đối với lái xe, hành khách và nhân dân. Bà Lê Thị Quế, thương lái ở phường Tân An (tp Cần Thơ) nói: “Tăng phí các trạm xe đường cao tốc và cầu Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận đã làm cho giá cả hàng hóa tăng theo. Vì các lái xe buộc phải tăng cước vận chuyển hàng hóa để bù vào. Hàng sỉ tăng thì bán lẻ tăng. Cuối cùng cũng là túi người lao động phải chịu. Thực chất tăng thu các loại phí giao thông là đánh vào túi tiền còn quá eo hẹp của người lao động”. Còn ông Đinh Bình Khánh, chủ nuôi cá ở xã cù lao An Bình, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) kêu ca: “Giá vé xe khách tăng, giá xăng tăng, thức ăn hco cá cũng tăng, nuôi cá thì không có người mua, vì các công ty thủy sản đang bị vụ bà Diệu Hiền kéo xuống theo, ông Nhà nước cứ làm giá kiểu này thì nông dân chỉ còn cách ngòi mà ngáp”.
Các doanh nghiệp GTVT sẽ không bao giờ chịu bớt thu nhập, chịu giảm lãi suất kinh doanh đẻ nộp thuế giao thông, chác chắn họ sẽ nâng đủ loại giá cước để bù vào, và như vậy, phát biểu của bà Lê Thị Quế là đứng thực tế. Gánh chịu sự tăng phí, tăng thuế, thuế mới cuối cùng vẫn là người tiêu dùng phải bỏ tiền ra. Đồng tiền đã bị mất giá, nay mất thêm. Túi tiền nghèo nàn đã cạn, nay bị dốc túi và sinh nợ nần.
Tăng thu phí xe đi vào thành phố, lại tăng phí cầu đường, tăng giá vé xe khách, thực chất đem lại lợi ích cho ai? Xóa đói giảm nghèo chi ra chỗ này, thì người dân nghèo lại bị “móc túi” chỗ khác, vậy cùng như không. Các khoản phí giao thông tăng dồn dập từ khi ông Đinh La Thăng lên làm Bộ trưởng GTVT đã làm tăng thêm khó khăn cho đời sống của nhiều người dân, như vậy là an sinh xã hội không được bảo đảm. Thực chất, nhìn trong xã hội cùng dế thấy, người nào đã có tiền của để mua ô tô đi thì việc thu phí vài chục triệu/năm đối với họ chẳng thấm vào đâu. Nhiều nước đã áp dụng phương thức này, nhưng kém hiệu quả và bị dân phản ứng đã bỏ cái kiểu này từ lâu rồi, nay ta lại đi áp dụng vào hoàn cảnh một nước nghèo, đi theo “vết xe đổ” của họ. Còn như nói rằng cần xác định rõ đối tượng nào đưa vào diện thu loại phí này thì vô cùng khó, biết căn cứ vào đâu để “phân loại”, rồi còn phát sinh nhiêu hệ lụy khác. Có những người do đi làm xa, dành dụm được vài chục triệu để mua được một chiếc ô tô hạng cà tàng thì việc thu phí giao thông đối với họ là nỗi lo cánh cánh. Ai cùng thừa biết, với cung cách, cơ chế,  và cả đội ngũ thực thi xác định mức thuế hiện nay, áp thuế hiện nay đã công minh, chính ác chưa? Rồi chắc hắn người thu nhạp thấp bị đánh thuế, bị thu phí, nhưng kẻ giàu lại được miễn. Tiền thôi!
Hiện nay, xe mới mua phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu xe, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và phí trước bạ, rồi cả tiền chi vặt dọc đường cho CSGT… Nay lại thu thêm phí bảo trì đường bộ thì thật là khó khăn chồng chất khó khăn. Thực trạng đang rối lên, gay nhiêu fahs tắc cho kinh doanh chuyên ngành là các loại phí thực sự đang là gánh nặng, hút bớt lợi nhuận của doanh nghiệp. Mật độ các trạm thu phí tại các trục đường vận tải trên các tuyến giao thông trọng yêu sđang tăng thêm. Các doanh nghiệp GTVT đang phải “gồng mình” lên để đóng các loại phí chủ yếu như: Phí đăng kiểm, bảo hiểm xe, phí cầu đường, phí bến đậu, phí bãi gửi, phí xăng dầu, phí cao tốc... Chỉ riêng phí cầu đường cũng đang tăng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp, tăng chi phí, giảm hiệu suất kinh doanh. chính của doanh nghiệp.  Hệ lụy đó đang dẫn tới một hậu họa là nhiều doanh nghiệp đã bị rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, thậm chí nhiều nguy cơ bị thua lỗ. Nay lại thu thêm phí tức là khiến các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn. Ngoài việc thu phí hàng loạt gây khó khăn cho doanh nghiệp thì mức phí thu cũng không phù hợp và không có cơ sở xác định rõ ràng. Và thực tế mức phí ban hành hiện nay còn tùy tiện, hầu như gặp đâu quyết đó, thiếu sự tính toán khoa học và không qua khảo sát, thẩm kiểm thực tế từng loại hình, từng doanh nghiệp từng vùng. Cho nên nhiều doanh nghiệp phải cay đắng, bấm bụng chịu một thứ thuế bị áp đặt như “từ trên trời” rơi xuống.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm: "Bộ trưởng GTVT nói đóng phí là thể hiện lòng yêu nước, rằng mỗi người dân đóng phí sẽ cảm thấy tự hào, tôi cho rằng đó chỉ là phát biểu cảm tính. Và người dân chỉ đóng phí khi phải trả để sử dụng một dịch vụ nào đó. Ở đây không có dịch vụ nào thì không phải là đóng phí mà phải là đóng thuế, Bộ trưởng Thăng dường như đang có sự nhầm lẫn giữa khái niệm thuế và phí. Không thể nói đóng thuế là tự hào, là yêu nước, vì đã gọi là đóng thuế thì đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân. Nếu họ cảm thấy hợp lý thì trách nhiệm của người dân là đóng các loại thuế ấy, còn với vấn đề đưa ra bất hợp lý thì chắc chắn sẽ không ai đóng cả”.
Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, đưa ra thêm biện pháp nào "siết" cũng là bất hợp lý. Khi mọi thứ đều tăng giá, lương luôn "chạy đuổi" theo chi phí cuộc sống, Bộ trưởng Thăng cho rằng cứ thu phí thật nhiều, đánh vào lợi ích của người dân thì sẽ hạn chế được xe cá nhân, giảm ùn tắc, biện pháp này khó giải quyết được như mong muốn của Bộ trưởng, mà chỉ khiến "phí chồng lên phí".
Thực tế cũng thể hiện rõ là chẳng ai muốn phải dùng tới phương tiện cá nhân nếu các loại phương tiện công cộng của Nhà nước để thay thế, co sự điêu hành, quản lý chặt chẽ, tạo cho người dan đi lại thuận tiện, tiết kiệm và văn minh Nếu như gia tăng đánh thuế, thu phí kiểu này, thì Nhà nước đang đi ngược lại nhu cầu tăng cường, nâng chất lượng an sinh xã hội.
Từ những hệ lụy làm khó khăn thêm cho đời sống người dân do việc Bộ GTVT đang ráo riết tăng cường đủ mọi thứ thuế và phí trong ngành này. Dư luận cả nước đáng bất bình, lòng dân không yên, đời sống người lao động bị nhồi thêm khó khăn, thiếu thốn. Việc này, Chính phủ cần sớm có biện pháp chỉ đạo và quyết định sáng suốt, không thể để kéo dài tình trạng ông Đinh La Thăng cứ khăng khăng bảo thủ với “nốt La Thăng” tăng giá, tăng thuế. Làm lãnh đạo mà xa rời thực tế, phớt lờ dân ý, coi thường dân nguyện, bỏ ngoài tai cả những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các bậc cao niên, nhiều kinh nghiệm là tự bẻ gãy chân ghế chức danh đang ngồi yên vị. Dư luận đang cho rằng, phải chăng ông Thăng đang được ai đó cho “chống lưng” tăng thu các loại thuế và phí để bù vào khoản bị thâm thủng hơn 28.000 tỉ đồng ở Tống công ty Sông Đà và Tập đoàn dầu khí PVN? Cứ theo cách chủ quan, cậy ta là giỏi, ra quyết định là sáng suốt, không chịu nghe dư luận xã hội, phớt lờ đề xuất của người dân và các doanh nghiệp, ông Thăng không chịu lùi lại một bước để suy ngũi cho chín, bước cho chắc, chỉ biết cắm đàu mà lo “thăng” hoài rồi đàn đàn đứt dây đấy.