Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

XIN HÃY BỚT LÝ LUẬN SUÔNG

Trần Huy Thuận
Thứ bẩy ngày 18 tháng 2 năm 2012 7:31 PM

CHÚNG TA ĐƯỢC DẠY BẢO RẤT NHIỀU VỀ VẤN ĐỀ “BÌNH ĐẲNG”, ĐẶC BIỆT LÀ “BÌNH ĐẲNG VỀ PHÁP LUẬT”. NÀO LÀ “Thượng tôn pháp luật”, NÀO LÀ “Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng”, NÀO LÀ “Không có vùng cấm trong thực thi pháp luật ” v.v… NHƯNG THỰC TẾ THẾ NÀO? “CÓ LUẬT CHO DÂN VÀ CÓ LUẬT RIÊNG CHO QUAN KHÔNG?”. ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY, TỐT NHẤT LÀ KHÔNG NÓI  LÝ LUẬN SUÔNG NỮA, HÃY TẠM CHỈ XEM CÁCH HÀNH XỬ CỦA LUẬT PHÁP TRONG HAI VỤ VIỆC VÒN NÓNG HỔI SAU:
THỨ NHẤT: Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng Hải Phòng – Tạm gọi là “Vụ thu hồi đất đai của Dân”: Căn cứ những gì đã biết, có thể tóm lược như sau:
a/ Chính quyền cấp Xã, Huyện và Thành phố đã KIÊN QUYẾT (dùng cả công an, bộ đội, dân phòng…) và…
b/ TIẾN HÀNH KHẨN CẤP, KỊP THỜI BẤT KỂ ĐẠO LÝ (triển khai ở thời điểm giáp Tết cổ truyền dân tộc),
c/ THỂ HIỆN SỰ ĐỒNG LÒNG, ĐỒNG TÂM (từ cấp Xã, Huyện đến cấp Thành phố…) và…
d/ … BẠO LIỆT (phá nhà, phá thành quả lao động của các “đối tượng”).
THỨ HAI: Vụ thu hồi nhà (biệt thự) số 12 Nguyễn Chế Nghĩa Hà Nội – Tạm gọi là “Vụ thu hồi nhà Quan”: Xin hãy cùng xem lại thông tin trên các trang báo cũ để đánh giá:
a/ PHÁT HIỆN VIỆC CƯ TRÚ TẠI NGÔI NHÀ KHÔNG ĐÚNG CHÍNH SÁCH - Ông cựu chủ tịch Hà Nội định “mua” hẳn ngôi biệt thự công 12 Nguyễn Chế Nghĩa: Báo Tuổi Trẻ ngày 29/9/2006: Hà Nội không bán nhà công vụ cho ông Hoàng Văn Nghiên, cựu chủ tịch Hà Nội: “… Theo cách lý giải của ông Lê Quý Đôn, ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa là công thự do TP quản lý và hộ ông Hoàng Văn Nghiên cũng như các hộ quan chức khác chỉ được bố trí sử dụng trong thời gian công tác tại TP mà chưa có nhà. Theo qui định tại điều 5 của nghị định 61/CP, ngôi biệt thự này không thuộc diện có thể bán cho người đang thuê ở…”.
b/ RẤT CHU ĐÁO LẮNG NGHE DƯƠNG SỰ TRÌNH BẦY LÝ DO - Ông cựu chủ tịch Hà Nội thanh minh với báo giới: TIN 247.com ngày 03/10/2006: Ông HVNGHIÊN nói gì với phóng viên?  “PV- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa là nhà công vụ và ông chỉ được ở đó trong thời gian còn đương chức. Vậy quan điểm của ông như thế nào về việc này?
HVNG: - Tôi nói đây là nhà của Nhà nước. Nhà nước quyết như thế nào là mình thực hiện chứ mình đâu có quyền muốn như thế này, muốn thế kia. Người ta nói giá mua như thế này, thế nọ nhưng giá đâu có phải là do tôi đặt ra”.
c/ RẤT TỪ TỐN, THẬN TRỌNG TRONG BIỆN PHÁP THU HỒI - Lãnh đạo Hà Nội đưa ra hai phương án: TIN 247.com  ngày 03/01/2007: Hà Nội trình 2 phương án nhà ở cho ông HVNG: “Chiều 2/1, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Quý Đôn cho biết, lãnh đạo thành phố đã có ý kiến chỉ đạo Văn phòng Ủy ban đôn đốc Sở Tài nguyên Môi trường & Nhà đất nhanh chóng thực hiện việc bố trí nơi ở mới cho các ông Hoàng Văn Nghiên, Phan Văn Vượng - nguyên lãnh đạo thành phố”.
d/ MẮC MỚ TRONG VIỆC THU HỒI NẰM Ở CHỖ: NGÔI NHÀ 12 NGUYỄN CHẾ NGHĨA LÀ MỘT TÀI SẢN RẤT “CÓ GIÁ”: Ngôi nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa có gì quan trọng mà khó thu hồi đến vậy? TIN 247.com ngày 30/9/2006: Ngôi nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa đã từng cho thuê với giá 5.000 usd/tháng : “Một cán bộ trực tiếp thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho biết, đầu những năm 90, Hà Nội có chủ trương thu hồi 30 biệt thự trên địa bàn thành phố để cho người nước ngoài thuê.
Chủ trương này xuất phát từ việc Hà Nội khi đó chưa có khách sạn cao cấp đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài. Hơn thế, việc cho thuê các ngôi biệt thự sẽ giúp tăng nguồn thu ngoại tệ cho Thủ đô.
Khi đó biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa có 12 hộ dân sinh sống theo diện thuê lại của thành phố. Ban đầu, nhiều hộ dân phản đối gay gắt việc thu hồi biệt thự. Tuy nhiên, khi được tuyên truyền, vì lợi ích chung các hộ dân đã đồng tình di chuyển. Tất nhiên, những hộ phải di dời đã được thành phố bồi thường mỗi hộ 50-60 m2 đất.
Sau khi được thu hồi, biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa được Sở Nhà đất cho một người Nhật thuê với giá 5.000 USD/tháng. Họ đã đầu tư khá nhiều tiền để cải tạo ngôi biệt thự. Được vài năm, hợp đồng hết hạn, ngôi biệt thự được cho một cơ quan của thành phố mượn tạm. Đầu năm 2002, ông Hoàng Văn Nghiên và gia đình về ở”.
đ/ “PHÁP LUẬT BẤT VI THÂN”, QUAN  H.V.NGHIÊN ĐÃ TRẢ LẠI CÔNG SẢN: báo chí cách đây 5 năm đưa tin ông cựu chủ tịch Hà Nội đã trả lại công thự: TIN 247.com ngày 12/02/2007: Ông HVNG trả lại biệt thự công: “Ông Nghiên đã trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho cơ quan quản lý nhà của thành phố theo quyết định thu hồi của UBND thành phố Hà Nội. Hiện ngôi nhà này được vẫn khóa kín cửa. Theo một số hàng xóm, gia đình ông Nghiên đã dọn đi.
Một cán bộ thuộc Công ty quản lý và kinh doanh nhà HN cho biết, đơn vị này đã trình các phương án bố trí nhà ở cho các cựu lãnh đạo thành phố là ông Hoàng Văn Nghiên và ông Phan Văn Vượng. Đó là căn hộ tại chung cư Kim Liên hoặc nhà chia lô tại khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính”.
e/ “QUAN ĐÁNH LỪA DÂN”: Gần 5 năm sau, báo cho biết: Ông cựu chủ tịch Hà Nội vẫn ở nguyên công thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa: Báo dantri.com.vn ngày 07/9/2011: 5 năm chưa tìm ra nhà cho cựu chủ tịch Hà Nội: “Một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết như vậy khi đề cập hướng xử lý đối với biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (quận Hoàn Kiếm), do ông Hoàng Văn Nghiên – cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội – hiện đang thuê ở”. Mặc dù trước đây 5 năm, TIN 247.com ngày 12/02/2007 đã đưa tin: “Ông Nghiên đã trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho cơ quan quản lý nhà của thành phố theo quyết định thu hồi của UBND thành phố Hà Nội. Hiện ngôi nhà này được vẫn khóa kín cửa. Theo một số hàng xóm, gia đình ông Nghiên đã dọn đi”!!!
***** 
THÌ RA, VIỆC THU HỒI NHÀ QUAN KHÓ ĐẾN VẬY!
THÌ RA CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI CƯ XỬ VỚI NGƯỜI “DÂN” H.V.NGHIÊN CŨNG “CÓ TÌNH, CÓ NGHĨA” LẮM ĐẤY CHỨ. GẦN 5 NĂM CHO 1 VỤ THU HỒI TÀI SẢN CÔNG CHƯA XONG, LÀ MỘT BIỂU HIỆN HÙNG HỒN, ĐÚNG KHÔNG? ĐÂU CÓ “CẠN TÀU, RÁO MÁNG”, PHI LUẬT PHÁP, PHI ĐẠO LÝ NHƯ CHÍNH QUYỀN HẢI PHÒNG ĐÃ CHỈ ĐẠO CẤP DƯỚI TIẾN HÀNH ĐỐI VỚI VIỆC THU HỒI ĐẦM THỦY SẢN CỦA HỌ HÀNG NHÀ ANH VƯƠN – MỘT NGƯỜI DÂN VỚI ĐÚNG NGHĨA 100% DÂN! 
THÌ RA, CÁCH HÀNH XỬ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỐI VỚI DÂN THƯỜNG VÀ NGƯỜI “DÂN” ĐÃ TỪNG LÀM “QUAN” ĐÂU CÓ GIỐNG NHAU?
THÌ RA, CÂU NÓI “MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT”, CHỈ LÀ “LÝ THUYẾT SUÔNG”?