Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ĐỂ CHO VĂN HÓA HÀ THÀNH CHẢY MÃI

Nguyễn Hiếu
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010 5:34 PM

TNc.  Không phải ngẫu nhiên cách đầy trên dưới hai thập kỉ, từ khi áp dụng chính sách đổi mới phá bỏ chế độ bao cấp nền văn hoá Hà Thành từng là niềm tự hào, kiêu hãnh không chỉ của ngưòi dân Hà Nội mà còn của mọi ngưòi dân Việt Nam ngày càng suy thoái với nhiều biểu hiện đáng buồn, thậm chí xấu hổ. Nhất là trong các dịp lễ tết, kể cả đại lễ 1000 vừa qua. Nguyên nhân từ đâu và có giải pháp nào cứu chữa đựoc nền văn hoá này không ? Với nhiều chi tiết thu đựơc từ kinh nghiệm của một nhà báo lâu năm, thể hiện tình yêu tha thiết cùng sự am hiểu sâu sắc của một nhà văn người Hà Nội gốc với thành phố của mình. Nguyễn Hiếu tác gỉa “Tuyển tập Nguyễn Hiếu” một món quà văn hoá đặc biệt dâng đại lễ 1000 có bài viết dài kì” để cho văn hoá Hà Thành chảy mãi” . TNc trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc .  

Phần 1. Đất nào lề thói, văn hóa ấy
 
            Hà Nội được thiên nhiên ưu đãi cho một địa thế thuận lợi về nhiều mặt khi thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng trù phú. Không phải bỗng nhiên Lý Công Uẩn vị vua đầu tiên của triều Lý có tầm nhìn xa và chắc chắn am hiểu tường tận thuật phong thủy khi phát hiện ra vùng đất địa linh này với thế “rồng cuốn hổ nằm” đã làm cuộc thiên di vĩ đại rời đô từ đất Hoa Lư ra Thăng Long. Hơn 8 thế kỉ sau, đến năm 1831 khi nhà Tây Sơn lên ngôi lại lấy Huế làm kinh đô và Thăng Long trở thành địa phương thuộc tỉnh Hà Nội ( có nghĩa là trong sông ). Khi người Pháp chiếm Đông Dương vào năm 1858 thì chỉ 30 năm sau Tổng thống Pháp Sadi Camot kí sắc lệnh thành lập TP Hà Nội là thủ đô Liên bang Đông Dương. Cho dù thay đổi vị trí và tầm quan trong như thế nào dưới sự luân chuyển của các triều đại … thì Hà Nội với đặc trưng của mình vẫn luôn luôn giữ một vị thế đặc biệt. Ấy là vai trò trung tâm nhiều mặt trong sự phát triển của dân tộc, quốc gia Việt nam. Xét về mặt kinh tế của Hà Nội hãy bắt đầu từ tên gọi được lưu truyền trong dân chúng. Sau rất nhiều tên chính thống được dùng qua các triều đại như Thăng Long, Đại La, Đông Đô.. thì Hà Nội còn một tên được gọi trong dân gian – Kẻ Chợ. Chỉ nguyên tên gọi này đã khái quát đậm nét nền kinh tế khởi nguồn của kinh Thành Thăng Long cùng những đặc trưng cốt cách của đô thị này. Với tên gọi như vậy đã chứng minh Hà Nội là một trung tâm thương mại đi kèm với nền sản xuất tự phát. Thời Minh Mạng, tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ và 15 huyện nằm giữa sông Hồng và sông Đáy. Sự phân chia về chức năng kinh tế đứng về nghề khá rạch ròi. Các huyện, phường, thôn phía tây, nam thuộc vùng canh tác nông nghiệp. Còn địa phận phía đông dành cho thương mại và sản xuất thủ công đây chính cơ sở đầu tiên hình thành ra bộ mặt đô thị của Hà Nội. Tên gọi của 36 phố phường chính là dấu tích ghi lại đặc trưng của Kẻ Chợ nơi để giao lưu buôn bán, đồng thời là nơi sản xuất các sản phẩm để kinh doanh, trao đổi không chỉ trong phạm vị Hà Nội mà còn với các địa phương khác nhờ sự đắc địa của vị trí, thuận lợi về giao thông. Đường thủy là sông Hồng và sông Đáy. Đường bộ thuộc vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng và sau này thêm đường sắt xuyên Việt do người Pháp lập nên từ giữa thập kỉ 20 của thế kỉ 20. Sự xầm uất của Kẻ Chợ cùng sự phát đạt một thời của Hà Nội vì cũng một phần còn do Hà Nội vốn là một địa phương có nhiều sông mà sau này còn di sót bằng sự trù phú và rải tỏa đều khắp vùng đất Hà Nội là hệ thống sông, hồ thuộc nội thành, sự thành thạo trong sản xuất đã đạt mức tinh xảo, gia truyền với các người sản xuất đã được nâng lên thành nghệ nhân. Sự tập trung đã trở thành làng nghề đã khiến kinh tế Hà Nội ngay từ thủa xa xưa đã vững mạnh và mang đầy bản sắc. Với những tên phố gọi bắt đầu từ làng nghề như phố hàng Đường, Hàng Mắm, Hàng Nón, hàng Bát Sứ… Không chỉ nói vòng tròn khép kín của chu trình sản xuất và kinh doanh mà còn là sự tôn trọng mang tính chất lễ nghi khi nghề ở mỗi phố ấy đều đạt đến đỉnh về tay nghề mà nhất là đối với những nghề ít nhiều cần đến yếu tố nghệ thuật còn mang cả sự vô hình trong sự truyền cảm đầy kiêu hãnh như phố Hàng Đàn nơi duy nhất làm được các loại đàn tranh, đàn đáy tuyệt hảo đủ sức thể hiện được tâm hồn, hào khí một vùng đất. Tính bền chặt, nếp sinh hoạt của dòng họ, phường cũng từ đó mà hình thành và tạo ra nét văn hóa cộng đồng ở Hà Nội là vậy  …Bên cạnh sự lành nghề đã đạt đến đỉnh cao thì Hà Nội từ một nghìn năm nay đã trở thành kinh thành của hàng trăm triều vua. Do đó cũng trở thành trung tâm văn hóa của cả nước. Năm 1070 nhà Lý lập Văn Miếu, mở khoa thi đầu tiên có tên Minh Kinh Bắc Học.  Năm 1076 lập Quốc tử Giám cùng hàng loạt khoa thi. Nhà Trần lập Quốc học viện. Thời Lê xác lập ra chương trình thi cử. Ba năm thi hương , cho một kì thi Hội. Vì sự trọng học như vậy nên cùng với văn hóa dân gian sinh ra từ làng nghề ,cùng các đặc trưng phong tục của các địa phương mang nghề vào Thăng Long là nền văn hóa Bác học cùng lối sống quí tộc cung đình và đã từng ở cung đình( những cung nữ được thải ra, nhưng viên quan thất sủng ..) đã tạo nên cốt cách đa dạng cho văn hóa Hà Nội là vậy . Cũng không thể không tính. Thành Thăng Long ở trung tâm trung lưu của sông Hồng, phía thượng lưu nối với các tỉnh Tây băc,Việt bắc, phía nam nói với các tỉnh phái đông . Mỗi mùa gió nồm lại nườm nượp thuyền buồm ,thuyền chum từ xứ Thanh ,xứ Nghệ , rồi cả xứ Tân gia ba ( tên gọi cũ của Indônêxia) xứ Xiêm La ( Tên cũ của Thái lan).. mang sản vật ra thông thương đồng thời mang theo văn hóa các vùng ra . Với sự hình thành bền vững của văn hóa dân gian ( làng nghề ) hòa vào văn hóa bác học( của cung đình và nhà nho) nên văn hóa Hà Thành chỉ chọn lọc các nét ưu tú của các  dòng văn hoá đến mà không bị hòa tan…       
             Người Pháp chiếm được xứ Đông dương vào năm 1858. Năm 1888 Hà Nội trở thành Thủ đô Liên bang Đông dương. Đầu thế kỉ 20 người Pháp đã bắt đầu xây dựng Hà Nội những công trình văn hóa, những cơ sở kinh tế theo mô hình mẫu quốc để cai trị, khai thác thuộc địa qua các giai đoạn đồng thời phục vụ số người Pháp đang nắm giữ quyền cai trị và sinh sống ở đây. Những năm đầu của thế kỉ 20 người Pháp cùng với việc cho xây dựng nhà Đốc lý, trường đua ngựa, khách sạn, Nhà thờ, nhà hát lớn, nhà thương ( bệnh viện)…thì Chính quyền cai trị Pháp cũng cho xây dựng nhà Bưu điện, Kho bạc, nhà máy sản xuất bia diêm, hãng dệt .. Và vài năm sau cùng với việc cho thông thương tuyến đường sắt Bắc nam thì người Pháp cho xây Ga Hà Nội, cầu Long Biên, nhà máy xe lửa Gia Lâm, cùng một số cơ công nghiệp khác như nhà đèn, hai cơ sở sửa chữa ô tô thuộc Hãng Avia  và Stay của chính quốc, hệ thống xe điện toả từ trung tâm đến năm cửa ô .. Như vậy là Hà Nội khi bước vào thế kỉ 20 đã hình thành một nền kinh tế đa dạng. Bên cạnh làng nghề và các phố nghề sản xuất và kinh doanh sản phẩm Thủ công nghiệp truyền thống đã hình thành những nét sơ khai của một nền kinh tế có yếu tố công nghiệp phương tây. Đến năm 1921 với số lượng xấp xỉ 4000 người châu Âu ( trong đó đông nhất là Pháp, rồi đến Bồ Đào Nha..) Sự du nhập của văn hóa phương Tây với việc xây dựng các tòa nhà, dẫy phố tây, cùng nền kinh tế công nghiệp, cơ khí đã xuất hiện và ngày càng rõ nét ở thành phố này thêm vào đó tầng lớp tư sản bản địa đang trong giai đoạn manh nha như Bạch Thái Bưởi, một lượng người Hoa cùng 100000 dân bản địa, đã khiến Hà Nội dần dần biến từ một kinh thành phong kiến châu Á thành một thành phố mang dáng dấp đô thị Châu Âu.. Cùng với nền tảng văn hóa tồn tại vững chắc được hình thành từ văn hóa làng nghề và văn hóa cũng đinh ,nho gia thì với các công trình trên nhiều lĩnh vực mà người Pháp xây dựng lên sau những lần thực hiện chương trình khai thác thuộc địa, việc số người Việt trở thành công chức Pháp ngày càng đông, việc thực hiện nền giao dục Pháp ngay từ chữ viết, tiếng nói thì vào thế kỉ 19 văn hóa Hà Nội đã xuất hiện thêm yếu tố của văn hóa Pháp- nền văn hóa trung tâm châu Âu một thời- Một nền văn hóa mà theo Macx nhận định “bao giờ cùng phát triển đến tận cùng mọi hình thái”. Như vậy là nét hào hòa ,sự thanh lịch ,chất linh hoạt cùng như sự tôn trọng kỉ cương, nếp sống công cộng từng làm nên đặc trưng đáng kiêu hãnh của Thành Thăng Long một thời và Thủ Đô Hà Nội chính là sự kết tinh có chọn lọc của các dòng văn hóa dân gian của một trung tâm nghề và thương mại, dòng văn hóa bác học của giới nhà nho ,sĩ tử và chốn cung đình, dòng văn hóa phương tây mà chủ yếu là Pháp …

Nguyễn Hiếu  
Kì sau : sự xô lệch  đáng buồn của bình hoa văn hóa Hà Nội