Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
CHIẾC MẮC ÁO VÀ TẢN MẠN CHUYỆN QUA CỬA KIỂM TRA AN NINH HÀNG KHÔNG
Dương Đức Quảng
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010 5:38 AM
Tôi vừa có chuyến bay từ sân bay Cần Thơ ra Hà Nội cùng với một vị Phó Tổng Giám đốc một Ngân hàng Thương mại Cổ phần tên tuổi - một khách hàng VIP của hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Gọi là khách hàng VIP bởi vì Vietnam Airlines có chương trình Thẻ Vàng, dành riêng cho các khách hàng thường xuyên đi máy bay của hãng; tích điểm sau mỗi chuyến bay, từ Thẻ Bạc lên Thẻ Ti Tan, rồi Thẻ Vàng và cuối cùng là Thẻ Bạch Kim, nghĩa là loại thẻ có giá trị cao nhất của hãng. Chắc cũng chẳng có mấy người nhận được loại Thẻ Bạch Kim này, vì thế nếu Thẻ Vàng đã là khách VIP của Vietnam Airlines thì Thẻ Bạch Kim còn là khách VIP hơn!
Khi làm thủ tục qua cửa kiểm tra an ninh hàng không ở sân bay Cần Thơ, vị khách này bị chặn lại vì…bộ Comple ông cầm trên tay có chiếc mắc áo bằng nhôm mà theo quy định an ninh hàng không là không được mang theo người lên máy bay! Giải thích rồi phân trần một hồi, đưa cả “ưu thế” là khách VIP, có Thẻ Bạch Kim của Vietnam Airlines ra nhưng rồi cũng phải đợi hồi lâu, sau khi có một người, chắc là thủ trưởng của các anh chị nhân viên an ninh cửa khẩu hàng không Cần Thơ đến, đồng ý, thì vị khách VIP này mới được mang bộ comple có chiếc mắc áo bằng nhôm ấy theo người lên máy bay.
Chuyện “trục trặc” mỗi khi qua cửa kiểm tra an ninh hàng không ở sân bay như chuyện kể trên, nhất là mỗi khi phải làm thủ tục xuất nhập cảnh đi nước ngoài bình thường như “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhân được chứng kiến chuyện “trục trặc” trên, lại rơi vào những ngày đầu tháng 9/2010, 9 năm sau ngày 11/9/2001xảy ra sự kiện khủng bố bằng máy bay chở khách làm sập toà Tháp đôi Thương mại ở New York, Mỹ, tôi ghi lại trong bài viết này một số chuyện “trục trặc” khác, nhiều khi là rất cần thiết, mỗi khi qua cửa kiểm tra an ninh hàng không. Có chuyện “mới toanh” như tôi vừa kể, nhưng cũng có những chuyện xảy ra từ mươi mười lăm năm trước. Có chuyện chỉ như là một “sự cố” nhỏ không mấy vui vẻ, nhưng cũng có chuyện thật bất ngờ, thật thú vị.
Ảnh:
Nhà báo Dương Đức Quảng (phải) trong lần đến thăm Hãng Truyền hình CNN (Mỹ) năm 1996
1.Cách đây gần một năm, vào dịp Noen năm 2009, tôi đọc trên báo và trên mạng Internet, giật mình trước tin: “Một hành khách người Nigeria hôm qua (25/12) đã suýt kích hoạt thành công một thiết bị nổ trên chiếc máy bay chở gần 300 hành khách của hãng hàng không Northwest Airlines, Mỹ - các quan chức liên bang cho biết. Tên này khai hắn đã thực hiện cuộc tấn công khủng bố bất thành trên theo lệnh của tổ chức Al-Qaida…”.
Tôi giật mình bởi lẽ, sau cuộc khủng bố bằng máy bay ngày 11-9-2001 ở Mỹ, tất cả các cơ quan an ninh hàng không các nước trên thế giới đều tăng cường kiểm soát mọi hành khách trước khi lên máy bay, nhất là kiểm soát kỹ lưỡng mọi hành lý xách tay mang theo. Thế nhưng từ đó đến nay, không ít lần các phần tử khủng bố đã qua mặt được các cơ quan an ninh hàng không nhiều nước, mang theo người những thiết bị có thể gây nổ lên máy bay và suýt gây nổ nhiều chuyến máy bay, mà vụ suýt gây nổ máy bay trên là một ví dụ. Cách đây gần hai năm, đã từng có tên khủng bố mang theo thiết bị gây nổ trong giầy khi chuẩn bị kích nổ một chuyến bay quốc tế mà hắn là một hành khách thì bị phát hiện. Và đây là một đoạn tin đưa về việc khám phá một âm mưu gây nổ máy bay bằng chất nổ lỏng lần đầu tiên bị cảnh sát Anh phát hiện vào đầu tháng 8/2006: “Cảnh sát Anh hôm qua 10/8 cho biết những kẻ khủng bố đã định sử dụng chất nổ lỏng giấu trong hành lý xách tay để làm nổ tung liên tiếp ít nhất 10 máy bay đi từ Anh sang Mỹ, nhằm gây ra “tiếng vang” lớn tương tự vụ 11/9.
Bộ trưởng Nội vụ Anh John Reid khẳng định thông tin trên và cho biết vụ này có thể làm hàng ngàn người thiệt mạng nếu xảy ra. Mức độ thiệt hại không kém gì vụ 11/9/2001 tại Mỹ. “Đây có thể là một vụ khủng bố 11/9 thứ hai,” một quan chức an ninh Anh cho biết.
Theo các quan chức an ninh, các chất nổ lỏng được giấu trong hành lý sẽ được kích nổ bằng các thiết bị điện giấu trong máy nghe nhạc hay loại camera dùng một lần. Cảnh sát Anh đã tìm thấy ít nhất một cuốn băng ghi lại những lời nói của những kẻ đánh bom cảm tử trong vụ này. Cảnh sát Anh cũng đã bắt giữ ít nhất 24 kẻ tình nghi, trong đó có vài người Pakistan, để điều tra”.
Vì thế, cũng rất dễ hiểu là tại sao trước khi bước chân lên máy bay mọi hành khách đểu bị kiểm tra an ninh gắt gao và kể cũng lạ khi biết rằng, tuy bị kiểm tra gắt gao như thế mà các cơ quan an ninh nơi này nơi khác vẫn có chỗ sơ hở để những kẻ khủng bố mang theo được vũ khí hoặc thiết bị gây nổ lên máy bay. Tôi đã từng chứng kiến một vài trường hợp mang theo những vật bị cấm lên máy bay, lọt qua được cửa kiểm tra an ninh ở sân bay này nhưng lại bị phát hiện khi qua cửa khẩu an ninh ở sân bay khác.
Ngày 11/9/2001, trong khi bọn khủng bố lao máy bay xuống phá sập tòa Tháp đôi Thương mại ở New York thì tôi đang có mặt tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Lúc ấy, cuộc trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý và đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ báo chí của đoàn cán bộ lãnh đạo và quản lý báo chí của nước ta với nước bạn đang diễn ra thì phải dừng lại để chúng tôi cùng các bạn Thụy Điển theo dõi qua tivi tin tức và hình ảnh về vụ khủng bố vừa xảy ra ở Mỹ. Mấy hôm sau chúng tôi về nước trong bối cảnh các sân bay và các hãng hàng không đều tiến hành kiểm soát gắt gao mọi hành khách và hành lý trước khi lên máy bay. Máy bay chở chúng tôi về Việt Nam phải quá cảnh sân bay Copenhagen của Đan Mạch. Trước khi lên máy bay từ Đan Mạch tiếp tục bay về Việt Nam, anh L.V.K, một cán bộ cùng đoàn chúng tôi bị ách lại ở cửa kiểm soát an ninh hàng không. Nhân viên an ninh hàng không ở sân bay Copenhagen phát hiện trong hành lý xách tay của anh K. có một chiếc dao cạo râu bằng nhựa, do Trung Quốc sản xuất, trong đó kẹp một lưỡi dao cạo mỏng dính mà khi qua cửa khẩu sân bay an ninh ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển không bị phát hiện. Chẳng có lẽ an ninh hàng không của Đan Mạch giỏi hơn an ninh hàng không của Thụy Điển? Có lẽ không phải thế. Có thể an ninh hàng không Thụy Điển cũng kiểm tra qua máy soi thấy trong hành lý xách tay của anh K. có chiếc lưỡi dao cạo mỏng dính nhưng nghĩ nó không thể trở thành vũ khí cướp máy bay nên cho qua. Cũng giống như an ninh hàng không của Anh đã không kiểm tra ra hoặc không để ý đến chiếc lọ đựng thứ chất lỏng buộc vào chân của người hành khách gốc Nigeria, quốc tịch Anh lại là chất nổ nên đã để anh ta lên máy bay và rất may khi anh ta kích hoạt chất lỏng đó để gây nổ đã không thành công nên gần 300 hành khách trên chuyến bay từ Anh sang Mỹ ngày 25/12/2009 mới thoát chết! Hay như chiếc mắc áo bằng nhôm của vị khác VIP kia, nếu coi nó là vật có thể biến thành vũ khí thì tất nhiên không thể cho mang theo người lên máy bay. Còn coi nó là chiếc mắc áo thông thường thì vẫn cho qua như tôi biết vị khách đó đã được mang theo lên máy bay khi từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh trước đó.
2. Một tháng sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, tôi có mặt trong đoàn cán bộ của Việt Nam sang Mỹ để trao đổi về công tác Công báo và về việc thực hiện công khai và minh bạch hóa chính sách thương mại của Việt Nam và của Mỹ theo thỏa thuận giữa hai bên đã được ghi trong các điều khoản của Hiệp định thương mại Việt Mỹ mới được ký kết. Đoàn chúng tôi bay từ Việt Nam sang Mỹ, qua nhiêù cửa khẩu an ninh hàng không, từ Nội Bài, sang Hồng Kông, qua San Francisco, đến Washington DC, tất cả đều “thông đồng bén giọt”. Đến khi về nước, qua cửa khẩu an ninh hàng không một số nơi, kể cả ở New Yorrk, chúng tôi đều không gặp trục trặc gì, nhưng ở sân bay của thành phố Chicago thì lại xảy ra sự cố. Khi chúng tôi đã qua được cửa khẩu kiểm tra an ninh hàng không tại sân bay, vào tới phòng chờ để ra máy bay, thì cô D. một thành viên trong đoàn, người rất thạo tiếng Anh, làm việc cho một cơ quan nước ngoài, đi đây đi đó hàng chục lần, kể cả nhiều lần qua Mỹ, không hiểu “hớ hênh” thế nào lại lấy từ chiếc túi xách tay mang theo ra một con dao hai lưỡi, loại nhỏ, để gọt táo mời mấy anh em chúng tôi đang “phờ râu” chờ giờ lên máy bay. Lâp tức một tốp sĩ quan an ninh hàng không, trong đó có hai người phụ nữ, tiến đến, yêu cầu cô D. đưa cho họ con dao cô đang cầm trên tay và yêu cầu tất cả đoàn chúng tôi phải kiểm tra lại hành lý xách tay mang theo. Đến lúc này, an ninh hàng không sân bay Chicago mới phát hiện trong hành lý xách tay của cô H. cùng đoàn, có một chiếc lọ thủy tinh nhỏ đựng chất lỏng màu xanh đen. Cả nhân viên hải quan và an ninh hàng không Mỹ không biết chất lỏng đó là gì, hỏi cô H. và cả chúng tôi. Lúc đó, cô H. lúng ta lúng túng, phải nhờ phiên dịch nói hộ đó là…mấy cc mật gấu, “của nhà nuôi được”, cô mang theo định bụng sang Mỹ sẽ mua rượu trắng dể như mua ở Việt Nam để pha mật gấu vào mời anh em trong đoàn liên hoan, nhưng rồi không có dịp dùng đến nên nay mang về! Nhân viên hải quan và an ninh sân bay Chicago trố mắt ngạc nhiên, vứt ngay chiếc lọ đựng mấy cc mật gấu của cô H. vào thùng rác bên cạnh máy kiểm tra. Còn chúng tôi được một bữa “méo” mặt vì bị mấy vị sĩ quan an ninh Mỹ bắt giơ tay, dạng chân để kiểm tra từng người sau khi xảy ra hai sự cố trên. Thế nhưng khi đã “yên vị” trên máy bay rồi, chúng tôi vẫn nói vui với nhau: an ninh hàng không Mỹ vẫn còn…xoàng vì cũng con dao ấy, chiếc lọ thủy tinh đựng mật gấu ấy đã cùng cô D., cô H. và đoàn chúng tôi chu du trên nhiều chuyến bay, qua 5 bang từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mà đâu có bị an ninh hàng không phát hiện! Nếu không có sự “hớ hênh” của cô D. đem dao ra gọt cam trong phòng chờ của sân bay, trước bao nhiêu cặp mắt của những người bay cùng chuyến và trước cả những “cặp mắt” của các máy camera trong sân bay nên mới bị phát hiện, thì “còn khuya” chúng tôi mới bị làm “rầy rà” như thế.
Cuối năm ngoái, khi tôi cùng bà chị gái và ông anh trai bay từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh để dự cưới con trai tôi, chị tôi có mang theo một con dao nhỏ để trong chiếc vali xách tay lên máy bay, qua cửa kiểm tra an ninh sân bay Nội Bài không sao, nhưng khi trở ra, qua cửa kiểm tra an ninh ở sân bay Tân Sơn Nhất thì bị phát hiện. Con dao lập tức được “nằm lại” trong thùng đựng đồ cấm mang theo lên máy bay ngay bên cạnh máy soi ở của kiểm tra an ninh, Bà chị gái của tôi cứ thắc mắc: “Sao hôm trước chị cũng để trong vali xách theo lên máy bay mà không việc gì?”.
3. Còn tôi, ba lần gặp bất ngờ ở cửa kiểm tra an ninh sân bay Nội Bài, thì hai lần là ra nước ngoài, một lần là bay trong nước, nhưng cả ba lần đều không liên quan gì đến việc mang theo vật dụng bị cấm lên máy bay.
Lần gặp bất ngờ và cũng là lần bị “trục trặc” thứ nhất, là vào đầu tháng 9/2001, khi tôi tham gia đoàn cán bộ lãnh đạo và quản lý báo chí của nước ta sang Thụy Điển làm việc mà tôi đã nói ở trên. Khi làm thủ tục xuất cảnh để qua cửa kiểm tra an ninh ở sân bay Nội Bài, trong lúc các thành viên trong đoàn chỉ phải dừng lại vài phút để kiểm tra hộ chiếu, hầu như không một ai phải trả lời câu hỏi nào, thì thời gian kiểm tra đối với tôi kéo dài đến hơn 10 phút. Anh sĩ quan an ninh có quân hàm cấp tá hết nhìn tôi lại nhìn vào tấm ảnh trong hộ chiếu, tay lướt trên bàn phím máy vi tính kiểm tra thông tin gì đó, rồi hỏi tôi, nào là: Có tên gì khác không? Công tác ở đâu? Địa chỉ nhà riêng và số điện thoại như thế nào? Đã ra nước ngoài bao nhiêu lần?...Sau khi trả lời đầy đủ các câu hỏi của anh sĩ quan an ninh này tôi mới được trả lại hộ chiếu và được phép xuất cảnh. Tôi hơi ngạc nhiên vì các lần ra nước ngoài trước đây tôi chưa một lần nào bị giữ lại ở cửa kiểm tra an ninh lâu đến thế và phải trả lời nhiều câu hỏi đến thế?
Một tháng sau, cuối tháng 10/2001, tôi được cử làm Trưởng đoàn cán bộ của cơ quan Công báo thuộc Văn phòng Chính phủ sang Mỹ làm việc. Khi làm thủ tục xuất cảnh và kiểm tra an ninh tại sân bay, tất cả các thành viên của đoàn đã xong và vào phòng chờ máy bay thì chỉ còn mình tôi vẫn chưa xong thủ tục kiểm tra. Lần này, một chị sĩ quan an ninh có quân hàm thiếu tá, kiểm tra hộ chiếu của tôi. Giống như anh sĩ quan an ninh kiểm tra giấy tờ của tôi một tháng trước khi tôi xuất cảnh sang Thụy Điển, chị thiếu tá an ninh này cũng nhìn tôi rất lâu rồi lại nhìn vào tấm ảnh trong hộ chiếu của tôi, rồi cũng vào máy vi tính tìm thông tin gì đó, hỏi nơi tôi làm việc, chỗ ở và điện thoại của tôi và một số câu hỏi có liên quan khác rồi mới trả lại hộ chiếu để tôi vào phòng chờ máy bay. Cũng như lần trước, lần này, thấy việc kiểm tra an ninh đối với tôi có gì đó không bình thường, tôi hỏi thẳng chị thiếu tá an ninh vì sao lại kiểm tra tôi kỹ càng và gắt gao như thế? Tôi bất ngờ khi biết rằng sở dĩ có việc như vậy là vì… tôi có tên trong danh sách cấm nhập cảnh và xuất cảnh tại các cửa khẩu sân bay của Việt Nam.! Thì ra là vì tôi trùng cả họ, tên và tên đệm với một nhân vật trong một tổ chức chống Cộng của một số người Việt cực đoan tại Mỹ mà tổ chức này đã đẻ ra cái gọi “Chính phủ Việt Nam tự do” ở Mỹ! Sau này, trên báo An Ninh Thế Giới cuối tháng tôi được đọc một bài viết về tổ chức chống Cộng này, và thấy một cái tên trùng với tên mình là một thành viên cao cấp, hàm Tổng trưởng của “Chính phủ Việt Nam tự do” lưu vong tại Mỹ! Bất giác tôi nhớ có lần bà Dương Thu Hương, nữ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước đây cũng bị nhầm với nhà văn Dương Thu Hương khi làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay!
Còn một “sự cố” bất ngờ xảy ra với tôi trong một lần qua cửa kiểm tra an ninh hàng không ở sân bay Nội Bài lại là một niềm vui nho nhỏ đối với tôi. Lần ấy, tôi được một anh sĩ quan an ninh còn khá trẻ sau khi kiểm tra chứng minh thư của tôi, nhẹ nhàng hỏi:
- Bác có phải là nhà báo Dương Đức Quảng không?
Tôi gật đầu xác nhận. Anh sĩ quan an ninh này cười vui, nói tiếp:
- Cháu đẫ đọc nhiều bài của bác trên báo An Ninh Thế Giới và cả trên mạng nhưng nay mới được gặp bác. Cháu còn thuộc cả thơ của bác nữa đấy! Chúc bác có một chuyến bay tốt đẹp!
Tôi thật vui trước câu nói và lời chúc chân tình đó của anh, một bạn đọc là sĩ quan an ninh còn trẻ này. Không vui sao được khi biết anh không những đã đọc các bài viết của tôi mà còn nhớ tên tôi, lại còn thuộc cả thơ của một người làm thơ nghiệp dư không tên tuổi như tôi. Tôi chợt nghĩ, giá mà hai lần qua cửa kiểm tra an ninh sân bay Nội Bài cách đây mấy năm cũng có người biết mình như thế thì tốt biết bao!
Tản mạn vài chuyện “trục trặc” mỗi khi qua cửa kiểm tra an ninh hàng không ở sân bay không phải để phàn nàn gì mấy anh chị kiểm tra an ninh gây khó dễ, bởi vì sự kiểm tra ấy là cần thiết để bảo vệ an toàn tính mạng của mọi người đi máy bay. Chỉ có điều, đã kiểm tra là phải kiểm tra theo đúng quy định, đừng để có chuyện nơi này cho qua, nơi khác ách lại, hoặc là có những đồ dùng của khách không đáng bị coi là vật nguy hiểm như chiếc mắc áo nói trên khi mang theo lên máy bay!
Các tin khác
ĐÁM CỰU BINH CHÚNG TA HÃY GỬI LỜI CÁM ƠN NHÀ VĂN NỮ THÙY DUƠNG
BỨC TRANH SƠN MÀI XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH Ở BT LỊCH SỬ MATXCƠVA
Ý KIẾN NHỎ VỀ MỘT VẤN ĐỀ LỚN
MÔ HÌNH CU BA, TẠM BIỆT
NHÂN XEM MỘT TIN TRÊN TRUYỀN HÌNH
VỚI MỘT NGƯỜI BÁN CHÁO
Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
"NGƯƠI HAM CHƠI" NÓI THẬT
ĐƯỜNG TỚI BẮC KINH
VUA LÝ LẠC ĐƯỜNG
GẶP NGƯỜI EM NUÔI CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
CHUYỆN...TẮC
ĐỌC LẶNG LẼ CÁNH BUỒM EM
TÔ HOÀI, ĐỨA CON CỦA NGƯỜI MẸ HỌ LẠI LÀNG NGHÈ
THƯA THẦY ! KHÔNG PHẢI THẾ
BUỒN VUI ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN
CẦM BÚT-CẦM TIỀN, CẦM TIỀN-CẦM BÚT
TÌM LẠI MÌNH TRONG ÁNG “PHÙ VÂN”
CHO MỘT NGƯỜI NẰM XUỐNG.
CỜ BẠC QUAN
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)