Tôi được dự nhiều đại hội Nhà văn Việt Nam , khi là đại biểu dự thính, khi là khách mời, khi là đại biểu chính thức. Tôi là người vô tư vì thấy Đại hội Nhà văn vui là chính, nghĩ rằng: Được đi, được dự, được gặp gỡ các nhà văn tên tuổi là thú vị rồi. Thứ gì mình là một thằng tỉnh lẻ, nhà quê lại được đứng gần cụ Tô Hoài, cụ Nguyễn Đình Thi, cụ Huy Cận, cụ Nguyễn Xuân Sanh…Lại nhìn tận mặt các vị quân vương bằng người thật, áo quần thật, không phải nhìn qua ảnh hoặc trên ti vi!
Hoá trong Đại hội Nhà văn thì không vui chút nào. Người ta cũng tranh nhau từng xăng ti mét một để được vào ban này, ban nọ. Trước đây không mua phiếu, chỉ rỉ tai, sau này thì mua hết (Nghe ra một phiếu mấy rồng xanh - Tú Xương). Thì ra nó căng thẳng và cũng giống như bầu tổng thống các nước tư bản!
Đại hội IV khoảng năm 1990, đại hội đổi mới. Các nhà văn thuộc Nhân Văn Giai Phẩm được phục hồi hội tịch: Phùng Quán, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm. Hội tịch được phục hồi nhưng mây ai mốn gần họ. Giờ giải lao đại hội anh em nhà văn lao đi uống bia. Bia lúc đó đang hiếm như vàng chứ không phải như bây giờ. Hội trường Ba Đình trống trơ. Tôi chỉ thấy duy nhất một mình nhà thơ Trần Dân nhỏ thó, khô héo xơ xác, tóc râu lởm chởm, dáng bộ đau buồn cực độ vì ốm đói quanh năm đang ngồi thu lu trên ghế bành.
Tôi không ra uống bia mà ở lại với Trần Dần như muốn chia sẻ nỗi buồn cô đơn đến muốn tự tử của thi nhân.
Trần Dần nói với tôi như chia sẻ nỗi lòng đau như cắt ruột, mặc dầu chẳng biết tôi là thằng cha căng chú kiết nào:
- Đại hội này có bốn chứ Đ (đờ) ông ạ.
- Nghĩa là thế nào thầy? – Tôi kính cẩn hỏi rõ.
Ông im lặng lột lát, hàng râu lởm xởm lưa thưa nhúc nhíc, cái mũi tẹt lõm ngọ nguậy:
- Bốn Đ là Đấu đá, đành đoạn!
Tôi không dám nói gì, chỉ buồn lây theo thi nhân.
Nguyên nhân là trước giờ giải lao và sau giờ giải lao các nhà văn lên nói rõ chính kiến của mình. Ai khác ý mình là lại nhảy lên diễn đàn cầm mỉcô quặc lại. Nhiều người bị vỗ tay đuổi xuống mà vẫn không xuống.
Nặng nề nhất là mạt sát nhà văn Nguyễn Đình Thi đương chức Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam . Họ cho rằng ông quá tham quyền cố vị làm đến 27 năm gần bốn đời Tổng thống Mỹ bằng một đời thanh niên, hưởng hết bỗng lộc của Đảng và Nhà nước và của nhân dân… “Đảng đoàn là Đảng, đoàn Thi, Không đi thực tế chỉ đi nước ngoài/ Đảng đoàn là Đảng đoàn Hoài (1)/ Chỉ đi nước ngoài thực té không đi!” (1) Tô Hoài.
Nhà văn Nguyễn Đính Thi phải lên phân trần. Ông nói: - Chức Tổng thư ký ông đang giữ, Đáng chỉ cho ngang hàm Vụ trưởng. Bao ưu đãi của trên cũng chỉ bằng chức ấy thôi, không có gì hơn. Đúng là hàm vụ trưởng từ năm 1990 trở về trước thì không có gì nhiều không phải như bây giờ.
Càng về những đại hội sau thì chữ Đ càng tăng lên: Đối đáp, Đấu đá. Đành đoạn tiếp đến: Đối đáp, Đấu đá, Đành đoạn, Đà đao; tiếp đến: Đưa đò, Đối đáp, Đấu đá, Đành đọan, Đà đao, Đau đẻ. Đại hội VIII thì hơn một giáp Đ (Đờ): Đưa đò,, Đấu đá, Đành đoạn, Đau đẻ, Đà đao, Đóng đinh, Đả đảo, Đánh đòn. Đại đoạ, …
(còn tiếp)
Đại hội VIII
Ngồi trên Chủ tịch Đoàn nổi bật nhất là nhà văn Hữu Ước, ông mặc sắc phục đại lễ mùa hè công an, áo quần trắng nẹp đỏ, cầu vai trung tướng đỏ lòm. Ông điều khiển đại hội hình như suốt một ngày nên càng ấn tượng. Ngoài tướng Ước thì đại tá Đinh Quang Tốn, Đại uý Đỗ Bích Thuỷ, một hai đại tá gì tôi không biết tên vì tôi ngồi qua xa Đoàn Chủ tịch. Nhà văn Đại tá Nguyễn Trí Huân mặc thường phục. Những nhà văn nguyên cấp tá không mặc quân phục là trung tá Hữu Thỉnh, thiếu tá Nguyễn Hoa.
Tôi nghĩ vui nếu các nhà văn công an đa số đều là sỹ quan cao cấp ngồi dưới hội trường mặc sắc phục thì Đại hội Nhà văn lần thứ VIII trở thành Đại hội Tổng cục xây dựng lực lượng Bộ Công an!(Gần như Tổng cục chính trị bên Quân đội). Nếu các nhà văn mặc quân phục thì Đại hội Nhà văn lần thứ VIII trở thành Đại hội Quân sự Trung ương. Nếu mời các nhà văn không đảng viên(chỉ chiếm khoảng trên dưới 5 %) ra ngoài thì Đại hội nhà văn lần thứ VIII sẽ thành Đại hội Đảng uỷ Quân sự Trung ương !
Hà Nội tháng 9 – 2010
Đ - H