Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CẦM BÚT-CẦM TIỀN, CẦM TIỀN-CẦM BÚT

Ông già lẩn thẩn
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010 6:28 AM

Tâm sự nhân Dại hội Nhà văn lần thứ VIII
Tuần trước đẫ tâm sự với các bạn  về cầm quyền và cầm bút , trong Đại hội nhiều      bạn nói đến cầm tiền và có những đề xuất thú vị.
Gần đây Ông Putin có nói đại ý : có tiền, có thể giải quyết được nhiều việc. Đọc hồi ký của các bậc tiền bối cách mạng thì thấy  quỹ của Đảng rất nghèo. Ông Trường Chinh đi đò phải ghi từng 5 xu môt lần và đi mấy lần. Chính phủ Lâm thời được thành lập,nhưng  ngân quỹ Quốc gia coi như bằng không, chính quyền non trẻ được sự giúp đỡ của nhiều nhà tư sản yêu nuớc góp hang ngàn lượng vàng và tổ chức Tuần lễ Vàng.Nói qua như vậy để biết loài người phát minh ra tiền tệ quan trọng như thế nào, cho nên cầm tiền là một khoa học phức tạp, thế giới ngày nay đang khủng hoảng tài chính là như vậy.
Từ chế độ Phong kiến qua Tư bản, chưa thấy nhà cầm quyền nào tài trợ cho người cầm bút, chỉ thấy Mạnh thường quân này, Mạnh thường quân khác….còn trong chế độ Tư bản thì in-ấn , phát hành sách báo là một ngành kinh doanh cho nên người cầm bút cầm tiền của nhà xuất bản chỉ có nghĩa là tiền ứng trước để người cầm bút trang trải  duy trì cuộc sống để tiếp tục sáng tạo.
Đại văn hào Victo-Huygô đi du lịch từ Pháp qua Phổ (Nước Đức cũ), nhân viên Hải quan hỏi :- ngài làm nghề gì ?
- Tôi viết
- Xin lỗi, tôi hỏi ngài sinh sống bằng nghề gì ?
- Bằng ngòi bút.
- Rất cám ơn, xin ghi là ngài Huygô kinh doanh ngòi bút.
Tôi nghĩ là các bạn cầm bút mà không sống bằng ngòi bút thì chưa nên nhận mình là nhà văn, khiêm tốn hơn nên là nhà văn nghiệp dư.
Trước năm 1945, nhà văn Vũ Trọng Phụng chết vì lao phổi khi mới 27 tuổi.Tài hoa như vậy nhưng nghề cầm bút cũng chưa nuôi được nhà văn,và không đủ tiền chưa bệnh. Cơm áo không đùa với khách thơ.Nguyễn Công Hoan sông bằng lương thầy giáo, Huy Cận là tham chính canh nông, Xuân Diệu là thong phán sở Đoan (Hải quan).
Các nhà cầm quyền dưới chế độ thực dân phong kiến họ rất biết sức mạnh của ngòi bút, cho nên đánh vào cái dạ dày là kín võ hơn cả và khi họ đưa tiền ra là có điều kiện.
Cầm bút và cầm tiền không phải là một cặp phạm trù đồng đẳng hay đối xứng. Cầm bút để cầm tiền hay cầm tiền để cầm bút. Tôi chắc rằng các cây bút triết học, chính trị,văn, thơ, vẽ…cầm but do thôi thức nội tâm
Hiện nay có nhiều tác giả có sách được in ở nước ngoài, có tiền nhuận bút nhưng chưa thấy ai công bố số nhuận bút đó tậu được vi-la. Các nhà văn của ta đang vẫn nhận lương để viết  hoặc không viết được tác phẩm nào cả…để rồi …h òa c ả l àng.
Hội Nhà Văn nhận một khoản tiền của Nhà Nước để cho các hội viên vay, số tiền này duy trì cho cuộc sống của nhà văn, nhưng cũng là cam kết của nhà văn đối với Hội. Ai vay là có cam kết, ai không vay là không có cam kết, vay thì phải trả, song phẳng và công khai.
Đối với người cầm bút có lương tâm thì vấn đề cầm tiền không phải là quan trọng bậc nhất. Phùng Quán có cầm tiền (lương) đâu mà vẫn cầm bút.
Cụ Hồ nói : dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Ông Tố Hữu nói : ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà không dại một đôi lần.
Trong Đại hội vừa qua nhiều người kêu lên là “mổ bò”, bát nháo…nó phản ánh cái chưa đồng thuận giữa cầm quyền và cầm bút (từ cầm quyền cấp to đến cấp nhỏ), người cầm bút không còn là bọn trẻ lớp mẫu giáo, càng không phải là bầy cừu đi theo lề. Tổ quốc là của chung, cùng có trách nhiệm.
Chuyện gần nhất là 19 tập phim Đường đến Thăng Long. Trình độ lãnh đạo  chính trị/văn hóa như vậy mà để người cầm bút tâm phuc, khẩu phục thì bất thuận là hiển nhiên. Đó là việc cầm tiền rồi mới cầm bút.
   Ông Già lẩn thẩn 14/9/2010