Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

QUẢ CHUÔNG Ở CHÙA CHÚC THÁNH, 1 TƯ LIỆU LỊCH SỬ QUÝ HIẾM.

Quốc Thường
Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2018 10:18 AM


Nguyên văn bằng chữ Nôm, được khắc trên quả chuông đúc thời Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản (1793-1802). Quả chuông này do các vị Đại đô đốc (được vua Quang Trung phong) người ấp Vân Lôi trang Thắng Lãm chủ trương.
Sau khi đúc xong, chuông được treo ở đền Thượng. Đền Thượng gồm 24 toà, được sơ tán đi các địa phương khác vào cuối thời vua Thành Thái (1907), nay chỉ còn nền đất cũ, ở giữa hai làng Quang Lãm và Văn Nội hiện nay.
24 toà đền Thượng cùng với 24 toà đền Trung và 24 toà đền Hạ, gọi chung là “Nam thiên thất thập nhị từ”, được xây dựng từ thời Đinh (968) để thờ các vị Liệt tổ, Liệt tông và các vị có công đối với đất nước. Việc này do các vị Quốc công, Quốc phụ, và Hương quận công thuộc họ Nguyễn dòng trưởng ở ấp Vân Lôi trang Thắng Lãm, kế thế chủ trì việc tế lễ, mở lễ hội hàng năm, đón Hội đồng tộc biểu và đồng bào cả nước về dự, cùng với việc quản lý 2400 mẫu ruộng ở vùng này, để dùng vào các việc như vừa kể.
Hiện nay chuông được treo ở chùa Chúc Thánh thuộc làng Nhân Trạch (là một ấp của trang Thắng Lãm cũ) xã Phú Lương huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây nay là Hà Nội.
Dưới đây là đoạn mở đầu bài văn khắc trên quả chuông đó:
“Người cùng huyện, cùng làng, cùng xã hằng tâm hằng sản góp tiền công đức đúc chuông:
Đại đô đốc Quảng oai hầu tiền cổ năm quan.
Đại đô đốc Đông lĩnh hầu tiền cổ năm quan.
Đại đô đốc Phong đức hầu tiền cổ năm quan.
Đại đô đốc Phó đề lĩnh Nhật đức hầu tiền cổ năm quan
Đại đô đốc Tham lĩnh Thái hoà hầu tiền cổ năm quan
Đô ty Đạt ngọc hầu tiền cổ năm quan.
Trưởng cơ Trấn vũ hầu tiền cổ năm quan.
Tả quản lý Trịnh Tiệp tiền cổ năm quan.
...............................................................”
Ghi chú:
-Tiền được góp từ thời vua Quang Trung còn sống, nhưng đến đời Cảnh Thịnh mới đúc chuông. Khi ấy, La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp (tức Đại đô đốc Quảng oai hầu) còn sống,
-Những tư liệu này cũng đều có trong bộ Thu tập viết bằng chữ Nôm do Hội đồng tộc biểu dòng đích biên soạn, ngay sau khi La Sơn Phu tử qua đời.
- Ông Nguyễn Vân Tằng (là cháu đích tôn cụ Hương Quận công Nguyễn Văn Ý) dịch, TS Lã Duy Lan chấp bút.
IMG_20180929_113137.jpg