Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ĐỖ HOÀNG LẠI DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT

Đỗ Hoàng
Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010 11:15 AM

 
 
Bài “ Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhỹ Kỳ”
Của Nguyễn Quang Thiều
 
        Người viết cứ viết ra theo sự suy nghĩ chủ quan của mình. Sau đó người ta phân và chia ra làm nhiều thể loại như: Văn, thơ, phú, tế, kịch, hịch, ca dao, tục ngữ, vè, nói lối, hát vui chơi, nói vui chơi…
  Thời hiện đại các tác giả cũng có nhiều cách viết, cách nói, cách lập ngôn nhưng chưa thấy các nhà phê bình phần loại thể. Tôi đã có nhiều lần đề nghị với tư cách cá nhân khi thấy nhiều người viết ra nhiều kiểu lạ mắt lạ tai, thấy thơ cũng không phải thơ, văn cũng không phải văn, dịch cũng không phải dịch, truyền thống cũng không phải truyền thống. Người trẻ cũng có, người già cũng có. Tộc người đa số cũng có, tộc người thiểu số cũng có. Các kiểu viết ấy với cái tên phân thể loại là “Vô lối”. Từ “Vô lối” cũng đủ giải nghĩa các kiểu viết trên. Đại biểu cho kiểu “Vô lôi” này là Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Phú Trạm Inrasara, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Phạm Vân Anh, Hoàng Vũ Thuật…
 
 Xin dịch bài “Vô lối” 
- Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ
Tác giả Nguyễn Quang Thiều
 
“Tấm thảm Thổ thăng trầm thiên biến,
Hướng dẫn viên dẫn chuyện rõ ràng:
- Thảm này dệt sợi dọc ngang,
Một bà người Thổ tay vàng làm ra.
Người mua lại một ông già,
Da đen quốc tịch Cu Ba rạch ròi.
Ở Ha va na hẳn hoi.
Vào năm tám sáu cũng thời mới đây.
Chủ nhân nói: - Tấm thảm này,
Quà con trai tặng cho thầy u thương!
Hai mốt năm treo trên tường.
Cỏ cây nuông thù lạ thường hiển linh (1)
Sớm khuya vang vọng quanh mình,
Tiếng cây, tiếng suối thập thình đâu đây.
Tiếng nai gọi bạn hao gầy,
Mùa sinh sôi giục đàn bầy đến nhanh.
Chủ nhân tám bảy xuân xanh.
Sáng xơi trà nguội đã thành thói quen.
Những con nai đực khát thèm,
Nhưng nhà đóng cửa cài then chặt rồi.
Bà già năm lượt đi ngoài,
Lưng còng chân yếu kêu lời xót đau.
Thảm không dịch chuyển đi đâu,
Hai mốt năm vẫn gắn đầu chỗ treo.
Ông năm mươi tuổi dáng nghèo,
Trở về thường đứng vai đeo túi hờ.
Ngôi nhà tối sáng mập mờ,
Tràn lên tấm thảm tiếng hô hoán đầy.
Phía sau tấm thảm ai hay?
Lưỡi dao sắc lạnh đợi ngày bén xơi.
Một cái chảo sùng sục sôi,
Hướng dẫn viên: - Bà Thổ quả thiệt thòi tấm thân.
Mù loà liệt cả tay chân.
Người mua lại kể ngọn ngành xảy ra.
Ông già da đen Cu Ba,
Khốn cùng tự vẫn thế là đi tong.
Chủ nhân bày tỏ thật lòng:
- Nhớ con trai gương mặt hồng như hoa.
Chính lúc tấm thảm mở ra,
Một người lạnh cóng như là chết khô
Đứng nhìn tấm thảm trống trơ,
Hai chân đông cứng lặng tờ máu tươi.
 
Hướng dẫn viên bỏ nghề rồi.
Người mua quên bẵng một thời mình mua.
Chủ nhân: -  Tôi bạn khiếp chưa?
Người thân chết cháy chẳng lưa thứ gì,
Gốc cây trong thảm thâm sì.
Bây giờ là đúng năm nhì ai ơi!
 
(1) Người dệt thảm tài hoa dệt cây cỏ muông thú trong thảm bỗng chốc trở thành những sinh linh sống động như ở ngoài đời!
 
Hà Nội, ngày 7 – 3 – 2010
Đỗ Hoàng