|
Dù hai ngày đầu Đại hội làm việc nội bộ không mời báo chí thế nhưng rất nhiều đại biểu dự đại hội là nhà văn kiêm nhà báo nên vẫn tác nghiệp thoải mái. Đó là chưa kể gần như nhà văn nào cũng có một trang facebook cho nên trong hội trường có gì lạ thì gần như đã được truyền trực tiếp ra ngoài cả. Còn phía báo chí thì nhiều phóng viên biết không được chào đón nhưng vẫn đến đứng ngoài sảnh tranh thủ hỏi chuyện các nhà văn. Ảnh: Dịch giả Thúy Toàn trả lời phỏng vấn. |
|
Ai bảo các nhà văn không biết tạo style. Từ trái qua: Nhà văn Phạm Thanh Quang, nhà văn Chu Thùy Liên, nhà thơ Hữu Kim, nhà văn Triệu Xuân. |
|
Khá nhiều các đại biểu có quan hệ đặc biệt như vợ - chồng, cha - con như bố con nhà văn Mã A Lềnh - Mã Anh Lâm, vợ chồng nhà văn Sương Nguyệt Minh - Vũ Minh Nguyệt, Nguyễn Thanh Mừng - Trần Thị Huyền Trang... Nhưng trường hợp đặc biệt nhất có lẽ của gia đình nhà thơ Phạm Khải, anh cùng vợ là nhà văn Lê Hồng Nguyên và nhạc phụ là nhà văn Lê Hồng Thiện cùng dự Đại hội. Ảnh: Nhà thơ Lê Hồng Thiện (giữa) tại Đại hội. |
|
Nhà thơ Trần Nhương hùng hồn ứng cử ở tuổi 75 để mong một sự thay đổi và "khích" các đại biểu khác mạnh dạn ứng cử. |
|
Hội Nhà văn hiện nay có quá nhiều hội viên lớn tuổi và đang bị cho là già hóa khi tỉ lệ người cao tuổi áp đảo. Già đi kèm với yếu. Một vài đại biểu tập tễnh đến Đại hội, người thì chống gậy, người lại rút túi phim X quang ra khoe với đồng nghiệp một cách hồn nhiên. |
|
Giáo sư Trần Đình Sử (áo trắng, bên cạnh là nhà thơ Trương Đăng Dung) - người đưa ra ý kiến không đồng ý sửa điều lệ của Hội từ Đại hội bầu Ban kiểm tra sang Ban Chấp hành bầu. Vấn đề này sau đó được đưa ra thảo luận và lấy biểu quyết tại Đại hội tạo không khí sôi động trong ngày làm việc thứ nhất. |
|
Nhà thơ Bình Nguyên Trang gặp lại thầy giáo cũ của mình tại Đại hội - nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. |
|
Nhà văn Trương Anh Quốc tranh thủ yết kiến lão nhà văn Ma Văn Kháng.
Nhà thơ Vi Thùy Linh đã sắm tới 5 chiếc váy để dự Đại hội theo chị chia sẻ với báo chí. Vì có con nhỏ, Linh thuê phòng tại khách sạn La Thành, nơi diễn ra Đại hội luôn để "trực chiến". Có lẽ vì lợi thế gần nên chị cũng đổi màu váy liên tục. Ảnh: Vi Thùy Linh cũng nhà thơ Đặng Nguyệt Anh. |
|
Nhà văn Bảo Ninh vốn rất ngại mỗi khi có ống kính chĩa vào, nhưng tại Đại hội ông tỏ ra khá cởi mở. Không những không né ống kính ông còn tạo dáng cùng Nguyễn Ngọc Tư. |
|
Nhà thơ Hữu Việt "thảo luận nhóm" cùng nhà thơ Phan Huyền Thư. |
|
Người trẻ dưới 40 tại Đại hội là của hiếm. Ảnh: Nhà văn Phong Điệp lọt giữa các nhà văn "chưa già nhưng cũng không còn trẻ". |
|
Khu vực của Đoàn nhà văn Quân đội. Dù có trong danh sách bầu cử của Đại hội nhưng nhà văn Đỗ Bích Thúy (giữa) đã xin rút, giống như tại Đại hội lần trước. |
|
Dù không xa lạ nhưng đại hội vẫn là dịp để gặp gỡ. |
|
Và không thể chụp chung bức ảnh kỉ niệm. Ảnh: Nhà văn Linh Nga Niê Kdăm đến từ Tây Nguyên.
Phút duyên dáng của nhà thơ Tuyết Nga, phía sau là nhà văn Inrasara. |
|
Nhiều đại biểu vẫn tranh thủ thời gian vàng ngọc để làm các việc có ích trong khi Đại hội còn bàn một việc gì đó chưa ngã ngũ. Ảnh: Dịch giả Trần Đình Hiến mang theo một cuốn sách, bất cứ khi nào rảnh là ông lại cúi xuống đọc. |
|
Dù chương trình chính diễn ra trong hội trường nhưng suốt quá trình làm việc ngoài sảnh không lúc nào ngớt người, đông vui như hội. Người này vào thì người kia ra, nhóm này vào thì nhóm khác ra, cho dù trong hội trường diễn ra những nội dung quan trọng cỡ nào. Đây cũng là nơi chương trình nghị sự diễn ra sôi nổi nhất. |
|
Đến phần bầu cử an ninh được xiết chặt hơn. Nhà thơ Vũ Quần Phương muốn ra ngoài đi vệ sinh nhưng bảo vệ ngăn lại bảo, nếu ra thì bác không được vào nữa, thế là ông đành ấm ức quay vào. |
|
Lão nhà văn Giang Nam nghiên cứu danh sách bầu cử rất kĩ. |
|
Một vài trao đổi, thảo luận. |
|
Nhà phê bình Lý Hoài Thu đứng hẳn lên bầu cho... độc lập. |
|
Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân là hàng xóm của nhà văn Nguyễn Thế Tường. |
|
Suy tư trước phút bầu cử. |
|
Rồi thì mọi thứ cũng được quyết định. |
|
Dù kết quả thế nào thì vẫn vui vẻ. |
|
Những người cuối cùng rời hội trường trong ngày làm việc thứ hai. |
|
Nỗi niềm riêng chung... |
|
Nhà thơ Hữu Thỉnh hỏi thăm nhà văn Mạc Can. |