Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Mốc son lịch sử

Bùi Công Chính
Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2014 2:41 PM

Kính gừi Anh Trần nhương: Nhà văn Bùi Hiển quê ở làng Phú Nghĩa Hạ (Nghệ An). Ông có người em trai là Bùi Công Chính. Ông Chính là một cán bộ chuyên nghành khí tượng – thủy văn. Ông nghỉ hưu từ lâu và là người viết sử của làng. Cuốn sử làng do ông viết đã được xuất bản, nhưng phần Cải cách ruộng đất (CCRĐ) bị bỏ hoặc sủa lại khi biên tập.
Qua một người bạn tôi được xem lại bản gốc của ông Bùi Công Chính và thấy phần CCRĐ có thể giúp bạn đọc (nhất là bạn đọc trẻ) hiểu thêm về CCRĐ nên gửi đến trannhuong.com một đoạn trích ngắn.
Về sự thật trong bài viết dưới đây, để kiểm chúng Anh có thể gọi điện trực tiếp cho ông Bùi Công Chính theo số ĐT: 038 6536802.
N.V.L.


Mốc son lịch sử
Ngày khởi nghĩa dành chính quyền ở Làng Phú Nghĩa hạ

Hỏa tốc tin đến nửa đêm
Lệnh tổng khởi nghĩa cấp trên ban hành
Thời cơ cách mạng đến nhanh
Một ngày lồng lộng trời xanh nắng vàng
Tiết trời êm ả thu sang
Là ngày khởi nghĩa dân làng dựng lên
Chính quyền cách mạng đầu tiên
Sao vàng cờ đỏ bay trên cột cờ
Điều dân mong đợi từng giờ
Thực mà cứ ngỡ như mơ bàng hoàng
Oai nghiêm tề tựu trong hàng
Trẻ, già, trai, gái, giáo, lương dưới cờ
Rầm trời vang tiếng tung hô
Việt Nam độc lập-Cụ Hồ muôn năm!
Ngàn người như một quyết tâm
Không chịu nô lệ lại lần thứ hai
Bao người tù tội khổ sai
Bao người máu chảy đòn roi tơi bời
Bao người gia cảnh tả tơi
Địch khủng bố trắng tìm nơi ẩn mình
Long đong tìm kế mưu sinh
Bỏ thân đất khách lênh đênh xứ người
Từ cuộc Xô-Viết Ba mươi
Ba sáu-Ba chín đến thời Bốn lăm
Đấu tranh qua mấy chục năm
Hôm nay rạng rỡ muôn phần vẻ vang
Lịch sử nay đã sang trang
Vì ta có Đảng vinh quang đưa đường
Vượt qua nô lệ đau thương
Phá tan địa ngục đêm trường tối tăm
Mười sáu tháng Tám Bốn lăm
Một ngày rạng rỡ ngàn năm huy hoàng
Mốc son lịch sử vẻ vang
Là ngày khởi nghĩa của làng quê ta.
Khuyết danh
(Bài thơ lưu truyền 1946-1949 ờ làng Phú Nghĩa Hạ)


Cùng với cả nước, cuộc khởi nghĩa lật đổ chế độ thống trị của Thực dân Pháp, phong kiến dành chính quyền về tay nhân dân ở làng ta diễn ra vào chiều ngày 16/8/1945 (8/7 Ất Dậu) dưới quyền Tổng chỉ huy của ông Trương Đắc Ái – Chủ Tịch Ủy Ban Khởi Nghĩa (ảnh ông trang....), ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1931 liên tục hoạt động theo các phong trào cách mạng. Ông là người rất kiên nghị, đức độ, tính kỷ luật cao, có nhiều khả năng giác ngộ thuyết phục, tập hợp quần chúng nên đã cùng tập thể Ủy Ban Khởi Nghĩa huy động được toàn dân tham gia cuộc khởi nghĩa, tạo khí thế áp đảo kẻ thù, thiết lập chính quyền cách mạng, tránh được một số hành động bột phát nhân dịp này bắt bớ tràn lan và trả thù cá nhân..... Sau đó, Ông tiếp tục lãnh đạo toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, chủ động và sáng tạo trong thực hiện các các mục tiêu, nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc ở địa phương, tích cực đóng góp vào thắng lợi chung. Một trong những đóng góp quan trọng của Ông là cùng với các đồng chí của mình sáng lập nên Tập Đoàn sàn suất nước mắm Phú Hải. Nước mắm của Phú Hải được cô đặc thành viên, đóng vào chai (gọi là mắm kem) gửi cho bộ đội trong các chiến dịch Cao-Bắc-Lạng, Hà Nam Ninh và đặc biệt là Điện Biên Phủ. Thời đó bộ đội thường ăn cơm với muối vừng hoặc mưối ớt. Được ăn cơm với mắm kem, bộ đội từ các chiến trường xa viết thư về cảm ơn Phú Hải.
Năm 1956 cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất đã diễn ra ở xã Phú Nghĩa Hạ. Một số sai lầm nghiêm trọng trong cuộc Cải cách ruộng đất đã dẫn đến không ít trường hợp oan sai nặng nề và Ông Trương Đắc Ái nằm trong số đó. Sau khi làm công tác Công Giáo vận vùng đồng bào Thiên Chúa Giáo và chống di cư vào Nam, Ông được cấp trên điều đi làm công tác đón tiếp bộ đội, cán bộ, đồng bào, học sinh miền Nam ra tập kết ở bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa (do tàu thuỷ Kylynsky của Ba Lan chở ra theo tinh thần của hiệp định Genève) thì ông bị gọi về làng ngay. Từ một người có công, nhưng ông lại bị quy vào tội tày đình là Quốc Dân Đảng phản động. Ngay trong đấu trường ông đã có một hành động tuẫn tiết vô cùng can trường nhằm bày tỏ lòng trung kiên của mình với Đảng với dân: Ông mổ bụng và lôi ruột ra... (trước đó ông đã dấu sẵn một lưỡi dao nhíp nhỏ trong cặp quần) Hành động bi hùng phi thường này đã gióng lên lời cảnh tỉnh những người đang thi hành công vụ không dấn sâu thêm vào sai lầm, qua đó góp phần cứu vãn được sinh mạng của nhiều người khác, sự kiện bi hùng đó diễn ra vào ngày 2/4/1956 (12/3 Bính Thân). Hành động lôi ruột của ông, theo dư luận của người dân là ông muốn phơi bày gan ruột cho mọi người thấy: Ông không phải là kẻ phản dân hại nước.
Công lao và khí phách của ông Trương Đắc Ái đang lưu lại trong tâm khảm người dân Phú Nghĩa Hạ cho đến tận hôm nay, cái chết của ông đã hóa thành bất tử.
Năm 1957 sửa sai, ông đã được phục hồi lại Đảng tịch và được truy tặng huân chương Kháng Chiến hạng 3. Năm 1957, ngày dỗ đầu của Ông dân làng đến viếng chật nhà, sân và vườn, nhưng đông nhất là đồng bào Thiên Chùa Giáo, vì thời còn làm công tác Công Giáo vận ông đã mang quần áo cũ và gạo của nhà mình san sẻ cho những người Công Giáo nghèo.
Bùi Công Chính
ĐT: 038 6536802