Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Thời mạt pháp

Trịnh Kim Thuấn
Thứ sáu ngày 15 tháng 11 năm 2013 4:21 AM

Trong quyển Hương Rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam có truyện ngắn “Đảng Cánh Buồm Đen”.
…………………………….Từ thuở nhỏ Sáu Bộ theo một người bạn lên núi Cô Tô để học đạo ………………. Nhưng ông lão nọ, bỗng dừng trước mặt anh nhịp gậy xuống đất ba lần, cười lên ba tiếng lớn mà rằng :

                                 Chim bay về núi tối rồi.
                                 Sao không lo liệu, còn ngồi chi đây ?

Anh đứng dậy, chấp tay chào.

Đạo sĩ ung dung nói : Chưa nghe lời ta ư ? Thời kỳ nầy là thời kỳ mạt pháp … chim đã bay về núi, trời đã tối .

Anh đáp : Con chưa hiểu rõ. Bạch đạo sĩ : MẠT PHÁP nghĩa là thế nào ? Phải chăng mạt pháp là người Pháp tàn mạt ?

Đạo sĩ gật đầu : Khá khen cho con. Hiềm vì con có chí mà thiếu tài. Nghe con nói bần đạo vui vẻ biết mấy như giữa trưa nắng mà uống được nước Cam Lồ . Mạt Pháp có nghĩa là : Thời kỳ giáo pháp suy đồi, đạo đức của tiền nhân không còn được thịnh, tại vì nhân tâm rối loạn ư ? Cũng phải tại bọn Phú lang sa ư ? Thậm phải … Con hiểu sai nhưng mà nói đúng ….(Sơn Nam) chuyện xưa lắm rồi , một thời gian sau võ nghệ của Sáu Bộ tinh thông, anh lập đảng Cánh Buồm Đen, cướp của người giàu giúp đỡ người nghèo, luôn cả việc tiêu diệt các bọn hải tặc Hải Nam (Trung quốc), giữ bình yên cho các ngư dân và dân chúng sống ven biển .

Ngày nay : Kể từ năm 1954, giặc Pháp bó gối qui hàng trận Điện Biên Phủ, 21 năm sau, năm  1975 thì Mỹ cút, Ngụy nhào…. Non sông liền một dãy. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc có dư … “Đánh thắng giặc Mỹ, ta xây dựng lại bằng mười ngày nay “ (lời Hồ Chủ tịch).

Tại sao hơn 38 năm qua, giờ lại đến thời MẠT PHÁP rồi ? phải chăng lúc : Thời kỳ giáo pháp suy đồi, đạo đức của tiền nhân không còn thịnh, tại vì nhân tâm rối loạn ư ? (lập lại lời Sơn Nam).

Chuyện 1 : Theo Tinmoi.vn : Sư trụ trì chùa Bồ Đề (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh – Vĩnh Long) bị tố ở biệt thự sang, trị giá hàng chục tỷ đồng ngay cạnh chùa mới, đang lên tiếng thanh minh …. (chùa Bồ Đề là nơi sập cầu Cần Thơ năm nào)……………….Rất nhiều người dân và thân nhân của các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ  bức xúc về chuyện nầy. Họ cho rằng thầy Tấn cố ý không hoàn thiện chùa Bồ Đề Cổ Tự để kiếm cớ xin tiền của những người đến viếng và phật tử tứ phương, số tiền nầy không dùng hoàn thiện ngôi chùa mà dùng cho mục đích riêng của thầy Tấn, trong đó có việc xây ngôi biệt thự.
Ngoài điều tiếng về chuyện trụ trì Tấn dùng tiền “chùa” xây biệt thự, ông còn bị người dân làm đơn gởi lên chánh quyền địa phương, Ban trị sự Tỉnh về nhân cách, đạo đức … của sư thầy Tấn, tố cáo việc sử dùng tiền chùa để xây biệt thự, khách sạn … cho người nhà đứng tên. ( P V tổng hợp Dân Trí NLĐ).  Như thế có phải là thời Mạt pháp chăng ?

Chuyện 2 : Sư đánh người, dỡ tượng cổ, thờ tượng chính mình ?

Cộng đồng mạng đang lan truyền một bức ảnh ghép, chụp tượng đồng với ảnh chân dung của một sư thầy, kèm theo đoạn chú thích “Vụ việc được người dân Thạch Thất (Hà Nội) phát hiện. Cụ thể : Sư chùa Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chàng Sơn (Thạch Thất – Hà Nội) đã tự ý ném bức tượng cổ xuống sông mà không thông báo cho người dân biết. Vụ việc chưa được làm sáng tỏ, thì trong thời gian gần đây, sư Thích Minh Phượng đã tự ý mang một bức tượng đúc bằng đồng (truyền thần chính mình) với tỉ lệ tương ứng với khuôn mặt của mình về thờ cúng tại chùa. Khi phát hiện vụ việc, người dân và chánh quyền đã tỏ rõ thái độ bức xúc và không chấp thuận việc đưa bức tượng này vào chùa Chàng Sơn. Người dân sau đó đã bê bức tượng này ra chợ để mọi người chứng kiến . ( MẠNH HÙNG  theo Kien thuc.vn)

Lời bình của nhà văn Nguyễn Quang Lập : Nếu đây là sáng tác văn chương thì nó sẽ là một tác phẩm văn chương ghê gớm nhất, phản ảnh sự mục ruỗng của nhà Phật nước nhà, của chế độ chúng ta đang sống … Nhưng kinh khủng hãi hùng thay, đây lại là chuyện thật ! Chợt nhớ một lần nhà văn Phạm Thị Hoài nói đại ý : Em chán  sáng tác lắm rồi. Tại sao lại phải sáng tác ? Hiện thực còn gấp vạn cái mà chúng ta sáng tác.  

Có phải là thời mạt pháp rồi chăng ?

Chuyện 3 :  Sư Thích Chơn Quang.