Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Sự đa dạng trong truyện ngắn Nguyễn Hiếu

Lê Huy Quang
Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2013 5:23 AM


(Nhân đọc tập TN”bầy nàng Bạch Tuyết và chú lùn”-NXB Văn học 2013)

            Nếu tính từ tập truyện hài “chuyện cái vòi nước” nổi tiếng của Nguyễn Hiếu( bìa của cuốn này phóng to đặt trước Nhà Hát lớn trong hội nghị “những người viết văn trẻ”1984) thì tập “bẩy nàng Bạch Tuyết và chú lùn” là tập truyện ngắn thứ tám của ông. Cũng là một sự ngẫu nhiên trước khi tập TN này phát hành một tháng thì sinh viên Trần Thị Thanh Huyền đã bảo vệ thành công Luận án Thạc sĩ với đề tài “con người trong TN Nguyễn Hiếu” tại Hội đồng khoa học trường đại Học Sư phạm Hà Nội. Luận văn này đã khảo cứu xấp xỉ 100 truyện ngắn in trong hai tuyển truyện ngắn nằm trong Bộ Tuyển tập Nguyễn Hiếu ra mắt độc giả vào năm 2010.
         Trong tập truyện ngắn thứ tám này Nhà XB Văn học in 14 truyện ngắn của Nguyễn Hiếu viết trong thời gian gần đây. Hầu hết đã được in trên báo. Trong luận văn Thạc sĩ của mình Trần thị Thanh Huyền nhận định”Nguyễn Hiếu viết về nhiều loại người trong xã hội với cách tiếp cận và thể hiện riêng bằng bút pháp hài hước xen lẫn huyền ảo đã tạo ra sức hấp dẫn riêng”. Ở”bảy nàng Bạch Tuyết và chú lùn” Nguyễn Hiếu vẫn trung thành với sự tiếp cận đó cho nên chỉ trói tròn trong 14 truyện ngắn mà một lượng không nhỏ các nhân vật thuộc nhiều thành phần trong xã hội đã xuất hiện. Từ người nông dân đang trở thành bi kịch của sự đô thị hoá đang làm băng hoại nhiều đức tính, nếp sinh hoạt truyền thống của nông thôn “ông nông dân đi ra phố”.” Lại một ông nông dân ra tỉnh”. Những người nông dân vô tình chịu áp lực của những dự án làm mất đi tình làng nghĩa xóm “Khi lá mùng tơi rách”- Truyện ngắn này được Nguyễn Hiếu chuyển thành kịch bản “hàng rào giữa hai nhà”( Nhà hát Kịch Việt nam 2011.“Khi gian mồng tơi gẫy rập”( Đoàn cải lương Nam Đinh 2012). Những dân tỉnh lẻ đang tập tọng du nhập các nền văn hoá lạ, trở thành những tiểu chủ kệch cỡm trong thương trường nhốn nháo “ khi nàng Ma nơ canh không mặc áo”. Những gã đào vàng tưởng có tiền là có quyền lực để chà đạp lên cụôc sống đồng loại “Bảy nàng Bạch Tuyết và chú lùn”. Nhưng ả ca ve và chàng xe ôm tuy sống  dưới đáy của xã hội nhưng đầy nhân nghĩa và tình yêu thương đối với con người “Tình bụi”. Những chàng thanh niên mới lớn rượt đuổi tìnhyêu trong cơn lốc của cuộc sống ”đường vòng tình yêu”, “gần sáng nàng mở cửa ra về”. Những con người chợt nhận ra ý nghĩa của cuộc sống khi về già “chuyện tình cũ rích”. Những anh bộ đội từ chiến trường trở  về làm ấm áp gia đình và hàn gắn lại vết thương và sự mất mát riêng tư trong chiến tranh  “mắt con búp bê chớp chớp”. Rồi anh công an điều tra viên một vụ trọng án với những băn khoăn trước nhân tình thế thái “xung quanh anh là người”- TN này được Nguyễn Hiếu mở rộng thành cuốn tiểu thuyết ” mặt nạ để đời” đoạt giải nhì trong cuộc thi Bộ CA và Hội nhà văn VN tổ chức. Cũng là cái khác trong bẩy tập TN trước trong ”bảy nàng Bạch Tuyết và chú lùn” còn có tới vài ba truyện ngắn có thể xếp vào thể loại truyện ngắn mi ni. Ở các truyện ngắn này Nguyễn Hiếu như muốn nói về một sự bất ưng của số phận đối với mỗi con người “trò đùa của trời”, một sự đa dạng trong tâm hồn và cách xử thế của lớp con gái mới lớn “đứa con gái ấy”, và như một lời nhắn nhủ về sự vay trả của một đời người “chuyện cô gái nhút nhát”…. Gói gọn trong 230 trang “Bẩy nàng Bạch Tuyết và chú Lùn” Nguyễn Hiếu đã làm một cuộc triển làm khá đầy đủ về những chân dung và cả những biến thái nhân cách con người ở đủ mọi giai tầng xã hội trong thời kì kinh tế thị trường, từ nông thôn đến thành thị. Một cuộc trưng bày có đôi chút tàn nhẫn nhưng khá trung thực …
             Thế mạnh của Nguyễn Hiếu có lẽ nằm trong lợi thế nghề, sau hơn 40 năm làm báo.Với sự phản xạ nhanh, nhậy do nghề báo nên Nguyễn Hiếu dễ tìm ra những đề tài có thể viết thành TN. Trong một bài viết nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận xét khá đúng về thế mạnh này “ Nguyễn Hiếu nhìn đâu cũng ra truyện ngắn” cũng như các thể loại văn chương khác. Nhờ tố chất báo chí như vậy nên Nguyễn Hiếu có thể tung hoành và ghi chép được nhiều mảng đời khác nhau mang ý nghĩa xã hội. Cũng là một thế mạnh nữa của nhà văn đa dạng này ở bút pháp hài hước. Dường như trong truyện ngắn nào người đọc cũng thấy hiện lên nụ cười nhiều cung bậc ở nhà văn có sở trường và có khá nhiều tác phẩm hài hứơc ở nhiều thể loại. Khi nhận xét truyện ngắn” khi nàng ma nơ canh không mặc áo” nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái nhấn mạnh ”về căn bản, Nguyễn Hiếu vẫn ưa lối tả thực, với cách dựng truyền thống, dồn ép nhân vật hành xử như một tên ngố của xã hội nông nghiệp Việt vẫn còn nhiều bể dâu đầu thế kỉ 21. Thấy thương một kiếp đàn ông, cả đời “thả hình bắt bóng” và bỗng dưng…thấy nhớ cặp nhân vật Thị Nở - Chí Phèo vĩnh cửu của Nam Cao…Cái hay nữa ở truyện này là Nguyễn Hiếu còn khuyến mại độc giả bằng cái hài sở trường của ông”. ..Bên cạnh bút pháp hài trong tập Tn này Nguyễn Hiếu còn biểu hiện ra những bút pháp cách tân vốn là mục tiêu mà ông theo đuổi suốt đời trong sự nghiệp sáng tác của mình. Sự đảo ngược một chuyện cổ lâu đời. Sự đặt tên các nhân vật bằng vần chữ cái. Cả truyện là kế tiếp của những đối thoại trực tiếp, qua điện thoại, qua nhắn tin…
           Với những cố gắng trong sự phản ánh bám sát cuộc sống cùng những cách tân như vây, tập TN thứ tám của Nguyễn Hiếu ”bảy nàng Bạch Tuyết và cú lùn” quả là một tác phẩm hấp dẫn và đáng đọc.