Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
Nỗ lực của một cây bút thơ đất Nghệ
Lê Duy Phương
Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2013 8:52 PM
(Đọc tập thơ Những lỗ thủng
của Nguyễn Văn Hùng, NXB Văn học - 2013)
Là tập thơ thứ 6, Nguyễn Văn Hùng vẫn nhỏ nhẹ kiệm lời, rung động với những cảm xúc bình dị, trước những vấn đề lớn có, nhỏ có thông qua sự việc, cảnh vật, địa chỉ, con người cụ thể để bày tỏ lòng mình, rồi khái quát được những vấn đề trong xã hội.
Ngay mở đầu tập thơ, anh đã thể hiện điều đó:
Không rối rít cảm ơn như người,
Đất lặng lẽ nhận vào mình hạnh phúc.
Tôi lặng lẽ nhận về mình một ít,
Những vui buồn hoa cỏ vườn trưa...
(Vườn trưa)
Cái mạch thơ ấy, anh khai thác từ ngay cả tiếng ve trên đường Trường Sơn:
Bấm nhau để cùng ngước lên cao
Trong chúng tôi vài người râm rấm nước mắt
Có một Trường Sơn không dễ gì được gặp
Hai mươi chín năm giải phóng rồi
còn kêu thế này chăng?
(Nghỉ đêm ở A Lưới)
Cả đến bài “Dọc đường”, anh lại một lần nữa cho ta hay: “Mới ra sao thì vẫn còn mình/ Cũ ra sao để không vứt bỏ/ Chuyện dọc đường ngày thành trắng tóc đêm...”.
Thơ Nguyễn Văn Hùng ý tại ngôn ngoại đạt cao nhờ tứ sâu. Viết về nhà thơ xứ Nghệ Trần Hữu Trung thì rất khó, nhưng Nguyễn Văn Hùng đã thể hiện được:
Tôi gạn hỏi về thơ “Thăm lúa”
Ông nhìn xa
cúi lặng
mỉm cười
Sách trên giá cây bên cửa sổ
Đồng lõa với nhà thơ không thốt một lời.
…
Ngoài kia, lèn Hai Vai ngày càng hẹp lại
Bên giường ông thế núi cứ ngang tàng
Ngoài kia, lúa trĩu bông có thể làm trật dép
Người chống cuốc trông người đã hóa xa xăm...
(Xa xăm)
Và cả đến anh bạn tôi – họa sỹ Hoàng Nguyên Ái, chỉ lấy đặc điểm “nhại” tiếng người tiếng vật, Nguyễn Văn Hùng lại từ cái đó để nói với đời:
Lắm kẻ tập làm người thì bị lãng quên
Có kẻ tập làm chó thì được nhắc mãi
Cuộc đời hay nghệ thuật đấy, thưa ông?
(Nhại)
Ngay những bài “Với con đom đóm”, “Trà Hoàng Cung” việc nhỏ, chuyện nhỏ thôi, nhưng cái lớn là đời này: “Chúng ta không còn thời gian để làm vua/ Chúng ta vẫn đủ thời gian để làm bạn”.
Tôi say sưa đọc cả tập, không chỉ để có đôi lời mà để thấy được lần này Nguyễn Văn Hùng đi xa hơn, cảm xúc sâu hơn, hình tượng, ý tứ sáng hơn. Tóm lại, thơ hơn nhiều! Anh không tràng giang đại hải, không kể lể, hầu hết mỗi bài chỉ nằm trong một trang in, ngắn mà đủ, ngắn mà người đọc ngẫm nghĩ dài.... Tuy so sánh có thể khập khiễng, nhưng ở Nghệ - Tĩnh, có hai nhà thơ Lê Quốc Hán và Nguyễn Văn Hùng có thể nói là những cây bút kiệm lời mà sâu, lại rất thơ.
Để kết thúc bài viết này, tôi dừng lại ở bài “Tự nhiên”. Nguyễn Văn Hùng nói nhiều để ta liên tưởng ngay trong giáo dục con trẻ hiện nay, tính tự nhiên cũng bị khuôn mẫu, đang bóp chết tâm hồn trẻ con. Con người cần sự đồng thuận với người, với thiên nhiên để đi tới, để phát triển.
Hãy để mọi sự đi và đến tự nhiên
Như nó vốn có, như đất trời vốn có!
Thơ Nguyễn Văn Hùng cũng đã làm được điều nay. Đó là sự đồng thuận giữa ý, lời và cảm xúc, nhờ vậy mà có được những tứ sâu sắc và hình tượng sáng...
L.D.P
Các tin khác
Đất nước những bầy sâu
Truyện cổ tân trang: Cách đâm hổ
Các bài phê phán Trần Đức Thảo thời kì chông Nhân văn - Giai phẩm
Đình chua Ngọc Lũ và di sản trống đồng
Không tiêu hóa được chính kiến
Tâm tình hỏi ai ?
Dâu bể đời người
Chuyện của người về hưu
Ở ẩn
Lại nói về hòn đá lạ ở Đền Hùng
Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 113)
Điện Biên thoáng gặp qua lời bình của Trần Huyền Nhung
Chùm thơ của Thái Thăng Long
Lạng Sơn - nơi tuyến đầu Tổ quốc
Ghi chép của Trần Hoài Dương (di cảo)
Hoa xấu hổ
Thông tin
Thơ - văn miên man
Có lá cờ Tổ quốc giữa biển Đông
Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 114)
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)