Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Ỷ lan là tác gia văn học thời Lý

Nguyễn Chính Viễn ( St)
Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2013 8:12 PM

Ỷ Lan (1044?–1117) là vợ vua Lý Thánh Tông, và là mẹ vua Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý.Theo truyện thơ nói về Ỷ Lan có tên là "Lý triều đệ tam Hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn" (Văn diễn ca bằng quốc ngữ thần tích sao chép từ bản cổ Hoàng Thái hậu thứ ba triều Lý) của Trương Thị Trong (? - ?), một Thị nội cung tần của chúa Trịnh Cương, thì bà có tên là Lê Khiết Nương. Cũng có nguồn cho rằng bà có tên là Lê Thị Yến hay Lê Thị Khiết. Tuy nhiên, bà được biết nhiều hơn qua cái tên Ỷ Lan (tên trong tước phong, và có nghĩa là “tựa vào cây lan”).Theo truyền thuyết, Ỷ Lan sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) tại hương Thổ Lỗi (sau đổi là Siêu Loại. Đời Nguyễn thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội) Tuy nhiên trong truyện thơ trên, không nói rõ bà sinh năm nào, chỉ cho biết cha bà họ Lê (có nguồn ghi tên là Lê Công Thiết), làm chức quan nhỏ ở kinh thành Thăng Long; và mẹ (truyện thơ chỉ ghi hiệu là Tĩnh Nương, có nguồn ghi tên là Vũ Thị Tình), là một người làm ruộng tại hương Thổ Lỗi. Đến năm Ỷ Lan 12 tuổi, thì mẹ ốm mất; cha lấy mẹ kế họ Đồng, nhưng ít lâu sau ông cũng qua đời. Kể từ đó, bà chung sống với người mẹ kế, và hai người rất thương quí nhau .Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) chép:..."Tục truyền rằng vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem
không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân"...Theo truyện thơ trên, thì đó là năm Giáp Thìn (1064) khi vua Lý Thánh Tông đến chùa Thổ Lỗi cầu tự và mở hội tuyển cung nữ. Song có nguồn cho rằng đó là vào mùa xuân năm 1063, khi vua đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), qua hương Thổ lỗi, ngài vén rèm nhìn ra, thấy từ xa có người con gái tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo...Sau khi đưa người con gái ấy vào cung, nhà vua cho xây dựng một cung điện riêng (nay là đình Yên Thái, phường Hàng Gai, Hà Nội), và đặt tên là cung Ỷ Lan...Ỷ Lan vào cung, được cho xây cung Ỷ Lan để ở, phong vào bậc Phu nhân, gọi là Ỷ Lan phu nhân. Về chuyện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) chép:"Bấy giờ vua xuân thu đã nhiều, tuổi 40 mà chưa có con trai nối dõi, sai chi hội hậu nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa...Nhà sư dạy cho Bông thuật đầu thai thác hóa, Bông nghe theo. Việc phát giác, đem chém Bông ở trước cửa chùa. Người sau gọi chỗ ấy là Đồng Bông. Chùa ở xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm. Đồng Bông ở phía tây trước cửa chùa, nay hãy còn...Mùa xuân, tháng Giêng (năm 1066), Hoàng tử (Lý) Càn Đức sinh. Ngày hôm sau, lập làm Hoàng thái tử (sau này là vua Lý Nhân Tông), đổi niên hiệu, đại xá, và phong mẹ là Ỷ Lan phu nhân làm Thần phi...Năm Mậu Thân (1068), đổi hương Thổ Lỗi làm hương Siêu Loại , vì là nơi sinh của Nguyên phi.Truyện thơ "Lý triều đệ tam Hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn" kể tương tự, nhưng chi tiết hơn: Khi Ỷ Lan đã vào cung, vua sai Thái giám Nguyễn Bông đi cầu tự. Ông này bèn đến chùa Thánh Chúa gặp nhà sư Đại Điên. Nhà sư bày kế cho Nguyễn Bông đầu thai để kiếp sau được làm Hoàng đế. Trở về cung, Nguyễn Bông rình trộm Ỷ Lan tắm bị bắt gặp, xử tội chém. Sau đó, Ỷ Lan có thai, đủ tháng sinh được con trai là Lý Càn Đức. Nhà vua mừng rỡ phong Ỷ Lan làm Thần phi. Ít năm sau (1068), lại sinh thêm một người con trai nữa (không rõ tên, sau được phong tước Sùng Hiền hầu)..., Ỷ Lan thần phi liền được phong làm Nguyên phi , đứng đầu hoàng phi trong cung, chỉ dưới Thượng Dương hoàng hậu.Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Tin cậy, trước khi đi nhà vua trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình cho Ỷ Lan nguyên phi. Ra trận, vua đánh mãi không được, bèn "đem quân về đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên), thì nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao!". Bèn quay lại đánh nữa, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và 5 vạn người dân... Năm sau (1070), Chế Củ xin đem đất ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (tức vùng Quảng Bình và Quảng Trị) để chuộc tội....Tháng Giêng năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông lâm bệnh nặng rồi mất. Sau đó, Lý Càn Đức (sinh 1066, tức mới 6 tuổi) lên nối ngôi, tức là vua Lý Nhân Tông, tôn mẹ đẻ là Ỷ Lan nguyên phi làm Hoàng thái phi, tôn mẹ đích là Thượng Dương hoàng hậu, họ Dương, làm Hoàng thái hậu, và để cho Thái hậu Thượng Dương cùng dự việc triều chính, có Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc Sau đó, theo học giả Hoàng Xuân Hãn, một cuộc xung đột nội bộ đã xảy ra trong chốn cung đình. Ban đầu phe Thượng Dương Hoàng thái hậu được Thái sư Lý Đạo Thành ủng hộ nên được cầm quyền; nhưng sau đó thì phe Linh Nhân Hoàng thái phi (tức Ỷ Lan) đắc thắng, nhờ có Thái úy Lý Thường Kiệt ủng hộ Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) chép sơ lược việc này như sau: "Quý Sửu (1073)...Giam Hoàng thái hậu họ Dương,...(bởi) Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?" Vua bèn sai đem giam Dương thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông...(còn) Thái sư Lý Đạo Thành lấy chức Tả gián nghị đại phu ra coi châu Nghệ An. Đoạt được quyền nhiếp chính và trở thành Hoàng thái hậu, năm 1074, không nghĩ đến hiềm khích cũ, Ỷ Lan lại cho vời Lý Đạo Thành về triều rồi trao chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, để cùng với tướng phụ chính là Lý Thường Kiệt ra tài ổn định và phát triển đất nước. Nhờ vậy mà quân đội nhà Lý đủ sức “phá Tống, bình Chiêm” …Sử cũ còn chép rằng, vào mùa xuân năm Quý Mùi (1103), chính Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã phát tiền ở kho nội phủ để chuộc con gái nhà nghèo bị bán do ở đợ, đem họ mà gả cho những người đàn ông góa vợ. Và trước khi mất mấy tháng (tháng 2 năm Đinh Dậu, 1117), bà còn đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi .Vốn là người sùng đạo Phật, và là "người tu tại gia; về già, Hoàng thái hậu Ỷ Lan càng để tâm làm việc thiện, xây chùa và nghiên cứu về đạo Phật. Tính đến năm (1115), bà đã cho xây cất 150 chùa, đền, trong đó có chùa Từ Phúc ở quê hương (Dương Xá, Gia Lâm) Hoàng thái hậu Ỷ Lan qua đời vào ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117), có lẽ thọ vào khoảng ngoài 70 tuổi Sau đó, triều đình làm lễ hỏa táng, có ba người hầu gái được chôn theo, và dâng tên thụy là Phù thánh Linh Nhân hoàng thái hậu. Mùa thu, tháng 8 (âm lịch), chôn Linh Nhân Hoàng thái hậu ở Thọ lăng, thuộc phủ Thiên Đức (nay là đất huyện Tiên Sơn, thuộc Bắc Ninh) Cảm ơn đức cao dày của Hoàng thái hậu Ỷ Lan, nhân dân đã tôn vinh bà như là "Quan Âm bồ tát " tái hiện, hoặc đồng hóa với "cô Tấm" trong truyện cổ tích, hoặc với "Phật mẫu Man Nương" Bà được tôn thờ ở một số nơi, nhưng đáng kể hơn cả là "Cụm di tích Đền-Chùa Bà Tấm" ở quê hương bà (Dương xá, Gia Lâm, Hà Nội). Ngôi chùa có tên là "Linh Nhân tư Phúc tự" (dân gian thường gọi là "chùa Bà Tấm"), được bà cho xây dựng vào năm 1115. Đến khi bà qua đời (1117), ngôi đền thờ bà cũng được xây dựng tại đây. Từ đó đến nay, cụm đền chùa này là nơi thờ Phật, và cũng là nơi tưởng niệm bà Bên cạnh công lao ổn định và phát triển đất nước, bà Ỷ Lan còn có hai việc nổi bật đã được sử cũ biên chép, đó là việc "chuộc người" (năm 1103) và việc "đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi" (năm 1117) như đã kể trên. Việc thứ nhất, được sử thần Ngô Sĩ Liên khen là: "Thái hậu đổi đời cho họ, cũng là việc làm chân chính vậy". Còn việc thứ hai khiến nhiều người dân càng kính trọng và biết ơn bà, bởi “con trâu là đầu cơ nghiệp” Tuy nhiên, trong trang sử đời bà không khỏi có một vết đen, đó là việc giết chết Thái hậu Thượng Dương và 76 người thị nữ. Tục truyền rằng bà rất hối về việc này nên đã làm nhiều chùa Phật để sám hối, rửa oan .Xét khía cạnh khác, qua bài kệ của bà còn lưu lại trong cuốn Thiền uyển tập anh, đã chứng tỏ bà không chỉ là người “hiểu sâu tôn chỉ” đạo Phật, mà còn là người giỏi chữ nghĩa. Và theo GS. Nguyễn Khắc Thuần, "chính những lời đối đáp giữa bà với các bậc cao tăng đã đặt nền tảng đầu tiên cho việc ra đời của sách Thiền uyển tập anh rất có giá trị sau này".Bài kệ không có đầu đề (đầu đề do người sau thêm vào, có sách ghi là “Kệ Sắc không”), được Ỷ Lan làm sau khi đàm đạo với đại sư Thông Biện về những tôn chỉ của đạo Thiền. Phiên âm Hán-Việt:Sắc thị không, không tức sắc/,Không thị sắc, sắc tức không./Sắc không quân bất quản, /Phương đắc khế chân không”. Bản dịch:Sắc là không, không tức sắc/Không là sắc, sắc tức không/Sắc không đều chẳng quản/Mới được hợp chân tông.”Với bài kệ trên, Ỷ Lan đã được các nhà nghiên cứu văn học Việt xếp vào hàng "tác gia văn học thời Lý-Trần"“Muốn nước giàu mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Phải biết người, nghe họ nói, biết việc họ làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh...”.“Phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh. Dân bắt trước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Muốn nước mạnh hoàng đế phải nhân từ với muôn dân”.“Không nên xây nhiều chiến lũy, bởi lòng dân là chiến lũy kiên cố nhất. Xưa nay ai được nhân tâm thì hưng thịnh, ai cậy vào sức thì sẽ xuất. Xoay thế thiên hạ ở trí chứ không phải ở sức. Thu tấm lòng thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo”.“Thói thường quyền lực và danh vọng dễ làm thay đổi lòng người. Người giỏi trị nước phải phối hợp cả khoan dung và nghiêm lệnh. Kẻ có quyền lực giết được người chứ không giết được lòng người” “Từ biết đến làm là một chặng đường dài. Người có tấm lòng sẽ đi chặng đường thứ nhất, người biết sửa mình sẽ đi cả hai chặng đường...”