Bác Trần Nhương
Em là Phạm Văn Thông, CCB e207-qk8 (bác có thể biết thêm về em qua nhà văn Vũ Ngọc Tiến và Nhà báo Dương Đức Quảng)
Em thường xuyên vào trang Blog của bác,
Hôm nay em tình cờ đọc được bài ”Nghĩ thêm về chuyện Ấp Đá Biên” của tác giả Hào Vũ.
Em là lính tò te, khi các anh ngã xuống ỡ Đá biên thì em đang trên đường hành quân vượt Trường sơn bắng xe Gat 67.
Khi về đến trung đoàn có nghe kể lại trận này. Sau này em có hỏi Chính ủy Tư Dẫu, (mỗi khi nói về chuyện này, chính ủy nước mắt lưng tròng, nói ngắt quãng – lúc đó chính ủy Tư Dẫu đang là chủ nhiệm chính trị trung đoàn – chính ủy là cán bộ tập kết, đươc đào tạo rất bài bản)
Em nghe đại ý như sau:
1- đây là một cuộc chuyển quân, bị đánh bất ngờ.
2- Nghe Chính ủy nói thì quân khu có hứa cung cấp xuồng, nhưng không có, mà yêu cầu phải chuyển quân, nên mới xảy ra sự cố.
3- Ngay sau sự việc trên, chính ủy trung đoàn là Đ/C Lê Chư, quê Thanh Hóa, và trung đoàn trưởng Bảy Thàng, quê Kiên giang, được mời về Bộ tư lệnh QK “uống nước chè”, từ đó đến nay không ai biết Chính ủy Lê Chư ở đâu, mặc dù anh em chúng tôi cũng cất công tìm kiếm. còn Trung đoàn trưởng Bảy Thàng sau GP về làm cán bộ tham mưu của tỉnh đội Kiên giang, về hưu, và đã mất cách đây vài năm
Có dịp bác vào TP HCM, alo cho em. Em mời bác uống trà
Kính Bác
Em Pham văn Thông - 0908314929
Tôi chợt nghĩ, ai là người chỉ huy các chiến sĩ “ măng tơ” hôm ấy. Họ con sống hay hy sinh cùng anh em, nếu còn sống, có chịu một hình thức kỷ luật nào không? Được biết các anh thuộc biên chế của Quân Khu 8 ( quân khu vùng ĐBSCL), tức là lính chủ lực quân khu.Tôi nghĩ, việc một trận đánh ta hy sinh như thế không thể cấp chỉ huy không biết, thậm chí là phải biết chi tiết để rút kinh nghiệm. Biết rồi quên, hay là không biết? Hay vì lý do khách quan nào để đến hôm nay, câu chuyện ấy mới được một chiến sĩ đồng đội nhớ lại. Và may mắn là ngân hàng ViettinBank đã tài trợ nhiều tỷ đồng cùng với bà con địa phương Long An xây Nhà tường niệm hương đèn cho các anh., thay thế cái miếu thờ xiêu vẹo của anh Tư Tờ. Một kết thúc có hậu. Tối có hỏi một cán bộ bảo tàng Long an, trước đó ta đã dựng “ Bia tưởng niệm” ở đó chưa. Câu trả lời là chưa. Anh em bảo tàng cũng không biết câu chuyện ở ấp Đá Biên.
Sau năm 1973, tức là sau khi Hiệp định Paris được ký, tình hình chiến trường ở khu vực ĐBSCL đã “ dễ thở” nhiều lắm.. Vậy mà sao lại có thể có một trận đánh ta hy sinh tức tưởi như thế. Có vẻ đây là một cuộc chuyển quân hơn là một cuộc hành quân tác chiến. Phải chăng tình hình chiến trường bớt ác liệt đã làm các cấp chỉ huy chủ quan. Lúc ấy đang là mùa mưa. Công tác tổ chức hành quân như thế nào? Ừ thì đi lạc. Chuyện ấy có thể xảy ra trong chiến tranh. Nhưng tình huống ấy đã được các vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường vùng ĐBSCL lường trước chưa? Việc quan hệ với bộ đội địa phương được chuẩn bị ra sao? Hy sinh như ở Đá Biên thật đau xót.