TNc: Vào thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh chủ quyền biển đảo mới đây, trong khi ở Nhật bản phản ứng có mức độ, thì tại Trung Quốc, đã xảy ra chuyện đánh đập cướp phá của dân chúng quá khích khi tuần hành, trong đó có việc những cuốn sách văn hóa văn học của nhà văn Nhật Bản bị cho xuống khỏi giá sách.
Nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa đã bày tỏ nỗi buồn và tâm tư suy nghĩ của một trí thức, một nhà văn trước hiện trạng đáng xấu hổ này. Ông Khoa đã viết một bài đăng trên tờ “Thời Báo NewYork” ngày 1 tháng 10 năm 2012 với tựa đề: “HÃY ĐỂ LÝ TRÍ TRỞ THÀNH CỘT SỐNG CỦA XÃ HỘI”, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cả nước, đặc biệt là với các nhà văn nhà thơ, nhà trí thức bài báo trên do tác giả gửi trực tiếp cho dịch giả Vũ Công Hoan phiên dịch và giới thiệu dưới đây.
HÃY ĐỂ LÝ TRÍ TRỞ THÀNH CỘT SỐNG CỦA XÃ HỘI
DIÊM LIÊN KHOA
VŨ CÔNG HOAN dich
Đọc bài“Trạng thái say rượu xấu”viết rất sát thời cuộc cuả nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami, giống như bài cảm tưởng trang trọng của nhà văn phát biểu khi được giải ở Jerusalem“Về quả trứng gà và hòn đá, tôi đứng bên quả trứng”, khiến người ta cảm khái, khiến người ta đem lòng kính trọng vượt lên khỏi văn học đối với nhà văn. Trong thời gian này ở Trung Quốc, tôi còn được xem bài cách nhìn và bàn luận của nhà văn KenzaburOe về vấn đề lãnh thổ Trung - Nhật. Cũng thế khiến người ta vẫn như xưa nay, tăng thêm sự tôn trọng lên gấp nhiều lần đối với bậc chí tôn. Nhà văn Nhật Bản có thể nêu gương đi trước tiên, nêu ra những kiến giải sáng rõ mà lý trí về cục thế Đông Á và hai nước đang căng như sợi dây đàn. Đây là sự phi phàm của người sáng tác và nhân cách cuả người trí thức khiến ta kính nể. Là một nhà văn Trung Quốc, so với hai tiên sinh, tôi thấy mình tỏ ra xơ cứng, không nhạy bén và tê liệt, tự thấy xấu hổ không bằng.
Tôi vô cùng sáng tỏ nỗi khó khăn vất vả của việc xây dựng phạm vi văn hóa và văn học của khu vực Đông Á mà nhà văn HarukiMurakami đã nói. Nhưng trước lịch sử và hiện thực, văn hóa và văn học thường tỏ ra yếu đuối, mong manh, không chịu đựơc gió thổi, không kham được tấn công. Bắt đầu từ khi có lịch sử,mỗi khi nổi lên phong ba báo tố liên quan đến lãnh thổ và hai nước, văn học và văn hóa đều ủ rũ như ve sầu mùa thu, như cô con dâu út trong một gia tộc lớn, bị tấn công và tổn thương trước tiên. Tôi vô cùng cảm khái, trên thế giới trong thời kỳ đặc biệt và riêng biệt của rất nhiều nước và dân tộc, lúc cần đến văn hóa, văn học xuất đầu lộ diện, thì văn hóa và văn học như chiếc đèn lồng treo cao huyênh hoang mà nổi bật, nhưng lúc “không hợp thời” những đèn lồng này bị tháo xuống trước tiên, xếp vào một xó không người. Nói đến chuyện sách của nhà văn Haruki Murakami và của các nhà văn Nhật Bản khác trong hiệu sách Trung Quốc bị gạt bỏ xuống khỏi giá bởi thời cuộc hiện tại, đọc bài viết ấy tôi mới ngạc nhiên được biết sự việc. Hôm trước, tôi và nữ sĩ Phukushimakaori (người viết sách tự do của Nhật Bản) gặp nhau ở “Vạn thánh thư uyển”. Văn học Nhật Bản của hiệu sách đó đều vẫn bày tại chỗ như xưa. Nhưng tôi tin, sự việc nhà văn HarukiMurakami nói đến nhất định đã xảy ra ở Trung Quốc. Trung Quốc rất lớn, nhiều người Trung Quốc ngày nào cũng ngay ngáy sống trong lo lắng,ngay bản thân họ cũng không thể nói rõ. Tại sao họ lo lắng?Vì ai mà lo lắng? Trong nung nấu,mối lo lắng này thường chờ đơị một cửa sổ và một lối thoát. Cũng chính vì thế mới xảy ra những chuyện đánh, đập, cướp phá kiểu đại cách mạng văn hóa, không chỉ khiến các bạn, càng khiến chúng tôi cảm thấy xấu hổ trong lúc mít tinh tuần hành. Nhưng là một nhà văn Trung Quốc, tôi vừa căm giận những kẻ đánh, đập, cướp phá, lại vừa thường hay thông cảm trước sự bất lực và nhiều khi bơ vơ trống trải không nơi nương tựa trong nội tâm họ. Cho nên cho dù có hiệu sách gỡ khỏi giá một phần sách của Nhật Bản, trong lòng tôi biết chuyện hoàng đường này không nên làm, nhưng cũng ít nhiều lý giải nỗi lo lắng nào đó của nhân viên hiệu sách. “Ở Trung Quốc hiện nay chuyện gì cũng có thể xảy ra!” Từ góc độ văn học, tôi thường nói như thế, lại cũng thường gượng cười bất lực và thầm khóc trong lòng.
Đứng trước sự ầm ĩ và tranh chấp vấn đề lãnh thổ Trung - Nhật hiện nay, trong thời gian này tôi đã ngừng hẳn sáng tác, ngày nào cũng chăm chú theo dõi những tin tức có thể đem đến nhiều giải pháp, đều khao khát được nghe những tiếng nói và phân tích lý trí hơn. Đương nhiên,cũng khao khát những nhà văn là phần tử trí thức có cách xem xét và phát ngôn về chuyện này. Thậm chí một mình nằm trên giường, tôi lặng lẽ cầu nguyện, việc gì xảy ra theo ý chí các người thì cứ xẩy ra, nhưng xin một ngàn lần, một vạn lần, chớ có lại để xảy ra một lần nữa tiếng súng và pháo kích cực kỳ khốn khổ cho tâm linh bằng ý chí của các người!Quả thật, chiến tranh là tai nạn quá ư đáng sợ. Đối vơí đông đảo dân chúng và những người bình thường nhất, chiến tranh không có chuyện gọi là được thua. Một khi xảy ra chiến tranh, quần chúng trăm họ vĩnh viễn chịu thua là cái chắc. Chết chóc và nấm mồ là nơi trở về tất yếu mà chiến tranh giành cho dân thường. Bài học đại chiến thế giới lần thứ hai giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cho đến tận hôm nay vẫn còn nóng hổi trong tất cả tâm linh mẫn cảm, dịu dàng trên thế giới và những ai không bị mù màu. Tôi cứ nghĩ đi hỏi lại trăm lần, ngàn lần, “những hòn đảo “kéo không đứt, gỡ vẫn rối” kia, tại sao chúng trở thành một quả cầu lửa ai cũng ôm khư không chịu buông? Ai có thể dập tắt ngọn lửa ngùn ngụt của quả cầu lửa này? Ai có thể làm cho các nhà chính trị đặt quả cầu lửa này sang một bên và ngồi lại uống một cốc trà mát, nói chuyện với nhau một cách bình tâm sáng suốt?
Lý trí! Lý trí! Chỉ có tiếng nói của lý trí!
Lúc này tiếng nói của lý trí quí báu và quan trọng biết chừng nào. Nếu những trí thức của các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn quốc đều có thể đứng lên cất tiếng nói một cách lý trí, chứ không phải phẫn uất và buồn tình, không phải khoanh tay, bàng quan, lạnh nhạt và đứng cách bờ xem lửa, có lẽ có thể làm cho tâm tư của mọi người trầm tĩnh trở lại phần nào, có thể bưng một cốc trà mát cho những kẻ bị phẫn khích vì tranh chấp lãnh thổ, hoặc lấy cớ lãnh thổ - Tôi có thể thông cảm biết chừng nào sự non yếu và bất lực của một nhà văn, hoặc trí thức trong xã hội rộng lớn phức tạp – Nhưng nếu chúng ta nỗ lực làm như thế, đây cũng là các nhà văn hoặc trí thức, cuối cùng đã phát huy tác dụng khi có nhu cầu cấp thiết.Đầu tháng tám, tôi vừa viết xong bản thảo đầu tiên cuả truyện dài mới. Ở nửa phần sau của câu truyện dài, mù mịt những thứ buồn cười và đáng sợ, hỗn loạn phi lý trí. Thậm chí câu truyện tiểu thuyết, cuối cùng viết đến sẽ là chuyện hiện tại đang xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản trước mắt, cũng chính là những điều chúng ta lo lắng và nhìn thấy hiện tại .Tôi cảm thấy lúng túng khó xử cho sáng tác của mình. Cuốn tiểu thuyết này không phải là cuốn ngụ ngôn và dự ngôn phi lý trí, mà là sức tượng tượng của tôi nông cạn và mong manh.Hiện giờ tôi vẫn chưa biết lại xử lý như thế nào kết thúc của cuốn tiểu thuyết.Nhưng nó lại khiến tôi cảm nhận rõ ràng hơn, cho dù Trung Quốc, hoặc Nhật Bản, hoặc các nước Đông Á, cho đến nhiều quốc gia trên thế giới, nếu lý trí của các phần tử trí thức không trở thành cột sống của sự phát triển xã hội hôm nay và ngày mai của nhà nước và dân tộc đó, thì bi kịch và hầm chông cạm bẫy sẽ luôn luôn rình rập dưới chân dân chúng và dân tộc đó, sẽ từng ngày đều chôn kín ở một góc, một xó xỉnh nào đó của mỗi nhà nước, mỗi gia đình. Đối với lãnh thổ, chính trị và quân sự, nói thực lòng, hầu như tôi là kẻ không hiểu gì. Nhưng tình yêu đối với văn hóa và văn học của Trung Quốc, của châu Á và của thế giới, thì sự nhiệt thành của tôi nhất định hơn hẳn những người luôn luôn xiêu lòng, hoặc mượn cớ diện tích lãnh thổ. Tôi cứ hay nghĩ, một nhà nước, một dân tộc, khi văn hóa văn học bị ghẻ lạnh, bị mất mát, bị phai mờ, thì diện tích, thì quốc thổ còn có ý nghĩa gì? Chính vì vậy, là một nhà văn Trung Quốc, tôi khao khát biết chừng nào hãy để chính trị trở về với chính trị, để văn hóa trở về với văn hóa. Khi chính trị rối ren, xin chớ bóp chết đầu tiên nền văn hóa và văn học, mạch máu và dây leo nối liền tâm linh mọi người của các nước trên thế giới. Xét cho cùng, văn hóa và văn học là cội rễ ăn sâu nhất của sự tồn tại loài người, là ống dẫn máu căn bản trong tình yêu thương của nhân dân hai nước Trung - Nhật và của khu vực Đông Á.
Ngày 1 tháng 10 năm 2012
Diêm Liên Khoa
Vũ công Hoan dịch ngày 18 tháng 10 năm 2012.