Bài: “Một con đường mang tên Phùng Quán”, là cái tin rất vui của tác giả Trung Sơn (Văn nghệ số 9, ngày 3 - 3 – 2012).
Nhà văn Phùng Quán được Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật thì người đọc đều biết cả rồi. Giờ đây lại được biết thêm mấy tin vui nữa là tên tuổi nhà văn được HĐND thị xã Hương Thuỷ (quê hương của nhà văn) quyết định đặt tên cho một đường phố. Không những thế, bài báo còn cho biết: Thành phố Huế đã lập quỹ khuyến học mang tên Phùng Quán. Và nhất là còn lập quỹ khuyến tài, để tặng thưởng cho các nhà văn có trác phẩm xuất sắc, viết theo “khẩu khí Phùng Quán”. Tức là tác phẩm mà nhà văn “đứng về phe nước mắt”….Trong bài viết, tuy tác giả có nhắc đến thời gian nhà văn Phùng Quán phải “viết chui”. Nhưng dường như tác giả đã cố ý né tránh, không muốn nhắc lại những ngày không vui đó của riêng Phùng Quán, và của cả nền văn học nước ta. Đó cũng là một ý tốt, muốn: “Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”.Nhưng vụ Nhân văn xẩy ra cách đây hơn nửa thế kỷ. Từ bấy đến nay đã nhiều thế hệ bạn đọc được sinh ra. Và chắc chắn trong đó không ít người đã chẳng biết chuyện Nhân văn là gì. Nếu biết trong tai hoạ đó, nhà văn Phùng Quán đã phải chịu oan trái ra sao. Thì giờ đây trước những tin vui kia, chắc bạn đọc sẽ cảm nhận được đầy đủ hơn và sâu sắc hơn.Vậy Nhân văn là gì? Và đâu là nguyên nhân?...Nếu viết đầy đủ về vụ việc này, chắc phải là một “pho” trường thiên ký sự, thì may ra mới ôm xuể. Vì số lượng nhân vật quá đông, và thời gian diễn ra cũng quá dài. Song người đang viết mấy dòng bé mọn đây, không dám có kỳ vọng to lớn như vậy, mà chỉ xin sơ lược kể lại một vài sự việc, để các bạn đọc trẻ tham khảo:
Ngày ấy, sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Nhân dân cả nước đang vui mừng phấn khởi. Cả miền Bắc nô nức bắt tay vào xây dựng nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa. Về Văn nghệ, ngoài nhiệm vụ đấu tranh cho thống nhất nước nhà, trên mặt trận kinh tế, các nhà văn còn phải viết về những tấm gương người tốt, việc tốt. Xin nhấn mạnh: chủ yếu là người tốt, việc tốt. Còn người xấu, việc xấu chỉ là phụ, hoặc không viết cũng chẳng sao.
Song, trong thực tế đã xuất hiện những cây bút có khuynh hướng “tô hồng”. Việc chưa tốt, họ đã viết thành tốt. Tốt ít thành tốt nhiều. Cái gì của ta cũng hay, cũng đẹp. Việc gì ta làm cũng thành công rực rỡ. Cuộc sống toàn niềm vui, không có nỗi buồn…Một số nhà văn không tán thành quan điểm đó. Họ quy tụ lại thành một nhóm gọi lả “Nhân văn – Giai phẩm”. Nhóm này chủ trương phản ảnh xã hội trung thực hơn. Viết cả nhân vật tích cực và tiêu cực, cả việc tốt lẫn việc xấu. Mà trên kia tác giả Trung Sơn đã gọi đó là “khẩu khí Phùng Quán”. Hay “nhà văn đứng về phe nước mắt”. Như:“…Yêu ai cứ bảo là yêu/Ghét ai cứ bảo là ghét/Dù ai ngon ngọt nuộng chiều /Cũng không nói yêu thành ghét…(“Lời mẹ dặn’ – Phùng Quán)Hay chân thực như:“…Anh bạn dãi dầu không bước nữa /Gục lên súng mũ bỏ quên đời…”. Và:“…Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường ai chẳng tiếc chút đời xanh…”
(“Tây tiến” – Quang Dũng).Thế là nhóm Nhân văn liền bị quy kết là bọn “bôi đen”!...Vậy, đó có phải là nguyên nhân?Người ta rỉ tai nhau rằng: Tại mấy ông nhà thơ “to gan”, dám viết bài phê bình tập thơ của vị lãnh đạo Văn nghệ, (Chữ phê bình hiểu theo nghĩa chê). Thế là ông Lớn nổi khùng lên. Và một “chiến dịch” tấn công bọn “bôi đen” được tất cả các phương tiện thông tin đại chúng cùng đồng loạt ra quân. Các báo, đài và cả hệ thống tuyên giáo từ Trung ương đến các địa phương cùng xúm vào đả kích phê phán nhóm Nhân văn. Người ta chụp lên đầu họ cái mũ là bọn “bôi đen”. Thậm chí họ còn thành ra bọn “chống Đảng”, và nhằm “chia quyền lánh đạo của Đảng”.Vừa phê phán, vừa tiến hành kỷ luật. Hay nói nôm na là vừa “mắng”, vừa “đánh”. Tất cả tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn ở trong nhóm Nhân văn đều bị coi là độc hai, và bị cấm sử dụng. Mặc dù trước đây, chính những tác phẩm đó đã làm nên tên tuổi cho tác giả.Và tất cả những cây bút trong nhóm Nhân văn, từ văn, thơ. đến kịch, nhạc, hoạ đều phải treo bút, và đêu bị xoá tên khỏi hội chuyên ngành mà họ đã được kết nạp.Rồi cả cơ quan Pháp luật cũng vào cuộc. Toà án nhân dân mở phiên toà xét xử bọn “chống Đảng”. Những bị can nặng tội nhất như Nguyễn Hữu Đang và Thuỵ An, đã bị Toà tuyên 12 năm tù giam. Còn lại, tất cả đều phải đi lao động cải tạo ở các cơ sở sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp. Thời gian ngắn nhất là ba năm.Thế là đội quân “chống Đảng”, kẻ phải lên núi, đến các nông trường khai sơn phá thạch, đốn gỗ, đánh gốc cây, đào hố trồng cây… Người phải xuống biển, đến Hợp tác xã nghư nghiệp chèo thuyền, kéo lưới cùng ngư dân. Người phải vào lò vác búa cuốc than cùng thợ mỏ.Ngoài công việc nặng nhọc, và sự thiếu tốn vật chất con cá, lá rau. Họ còn phải chịu sự kỳ thị, xa lánh, chê bôi và cả sự khinh bỉ của rất nhiều người!…Sau ba năm, nếu được các cơ sở sản xuất cấp giấy chứng nhận đã cải tạo tốt, không phạm sai lầm khuyết điểm gì, thì “nhân sự” đó được hết hạn cải tạo. Còn ai chưa có giấy, thì lại tiếp tục lao động. Nhưng còn một điều có lẽ còn quan trọng hơn cả việc ba năm phải đi cải tạo lao động. Đó là khi hết hạn trở về, họ không được trở về vị trí công tác cũ. Mà phải tự đi các nơi xin việc làm. Nếu không có nơi nào tiếp nhận, thì dĩ nhiên họ phải trở về quê hương bản quán.Nhà văn Phùng Quán yêu quý của chúng ta cũng vậy. Ông đã đi đào mương, xây cống, đắp đê, làm phân xanh, chăn bò, kéo cưa xẻ gỗ, và tất cả những côngviệc nặng chọc khác, ở nhiều địa phương. Và sau ba năm (hay bao nhiêu năm, chúng tôi không được biết chính xác) trở vê, không được cơ quan đoàn thể nào tiếp nhận. Ông phải về Nghi Tàm ờ với vợ con, viết “văn chui”, và câu “cá trộm” ở Hồ Tây để sống.Nhưng mưa mãi rồi cũng phải tạnh, gió mãi rồi cũng phải tan. Mấy chục năm sau, cái vụ Nhân văn vô tiền khoáng hậu đó đá lặng lẽ, và dần dần đi vào hồi kết. Mặc dù chẳng có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra tuyên bố nhóm Nhân văn vô tội. Và cũng chẳng có ai phải chịu trách nhiệm, bị phê bình kiểm điểm về vụ bê bối tai hại đó. Cho nên cũng chẳng có ai phải mất, dù chỉ một nửa lời xin lỗi những người bị hại.
Tự nhiên người ta thấy những tác phẩm trước đây bị cấm, bây giờ lại được tái bản. Và các nhà văn trứơc đây đã bị “đánh”, bị khai trừ Đang, bị xoá tên hội viên, thì nay lại được phục hồi. Và cũng rất tự nhiên sự xa lánh, phân biệt đối xử cũng dần dần chấm dứt. Các nhà văn Nhân văn vẫn là những công dân yêu nước như tất cả các nhà văn khác. Ai có tác phẩm xuất sắc, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, hay Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật, như nhà văn Phùng Quán của chúng ta đây.Còn về quyết định của HĐND thị xã Hương Thuỷ lấy tên Phùng Quán đặt cho đường phố quê hương ông. Thiển nghĩ đó cũng là một loại “Giải thương” cao quý. Song, ở đây chúng tôi thấy có điều chưa thật rõ ràng là: quyết định đó chỉ có giá trị trong địa phương, hay có giá trị trong cả nước?Cũng như thành phố Hải Phòng có đường phố Văn Cao. Vậy “phần thưởng” đó là của riêng thành phố tặng cho cố nhạc sĩ, hay là của Nhà nước Việt Nam tặng cho cố nhạc sĩ?Về việc đặt tên đường phố của ta, có lẽ Nhà nước chưa có quy chế thật rõ rang, cụ thể. Nếu đúng như vậy, thì Bộ Văn hoá – Thông tin và Du lịch nên soạn thảo một bộ quy chế trình Chính phủ phê duyệt và ban hành, để giúp các đia phương khi đặt tên đường phố. Tránh tình trạng phố nhỏ lại mang tên vĩ nhân, và ngược lại.Nhân dân ta, chắc nhiều người đã trông thấy, và còn nhớ hình ảnh bà Thát- Chơ, Thủ tướng của nước Anh, dắt chiếc xe đạp đi chợ mua thức ăn, trên màn hình ti vi nhà mình. Và biết cả việc nhân dân và Chính phủ Anh đã cho đúc tượng bà, ngay sau khi bà vừa kết thúc nhiệm kỳ Thủ tướng khoá thứ hai, và về nghỉ hưu.Mà cũng không riêng nước Anh, cả Nigiẻria cũng vậy, là một nước ở châu Phi, có thể còn nghèo hơn nước ta, nhưng họ cũng đúc tượng một danh thủ bóng đá, ngay khi danh thủ này vẫn đang “làm vua” trên sân cỏ của họ.Còn ở nước ta? Có lẽ tất cả những bức tượng hiện có, đều được đúc sau khi người được đúc tượng đã qua đời. Vì sao vậy? Phải chăng vì ta quá thận trọng, sợ khen sớm dễ làm cho tài năng bị thui chột?Đành rằng, có những trường hợp nhờ cái chêt anh dũng, mà nhân vật đó trở thành anh hùng như Bế Văn Đàn, hay Phan Đình Giót…Nhưng cũng có người còn sống, và đã trở thành anh hùng từ lâu rồi, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp chẳng hạn. Ông là một vị đại công thần của nước ta, một danh nhân quân sự của thế giới. Rất xứng đáng được vinh danh, được tượng đồng bia đá. Vậy vì sao Đảng và Nhà nước ta vẫn chưa cho đúc tượng ông? Năm nay ông đã 102 tuổi. Chẳng lẽ vẫn còn là “quá sớm”, và vẫn sợ “tài năng bị thui chột”!Thiển nghĩ, giấy khen, giải thưởng, huân huy chương, và các loại danh hiệu đều là phần thưởng của xa hội dành cho người có công, để tôn vinh công trạng của họ. Hay cũng có thể nói là để trả công cho họ. Vậy sao không tôn vinh khi họ còn sống để họ vui mừng?Đúc tượng cho người chết, chỉ người sống đựợc ngắm nhìn, chứ người chết có biết gì nữa đâu./.
TP Uông Bí, 2 - 9 – 2012
T H Đ