Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Quyến rũ một sức sống trung du

Vi Thuỳ Linh
Thứ ba ngày 26 tháng 6 năm 2012 5:11 AM
 
Hoạ sĩ (HS) Đỗ Ngọc Dũng - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Phú Thọ vừa khai mạc triển lãm (TL) cá nhân thứ ba Khoảng lắng chiều 20/6 tại 16 Ngô Quyền, Hà Nội (kéo dài hết 4/7/2012).
“Cây cọ” đất Tổ đã đem vẻ đẹp xứ cọ trung du về Thủ đô, tạo nên một không gian hội hoạ đáng thưởng lãm. Đó cũng là nét đặc trưng nổi bật và thế mạnh của Đỗ Ngọc Dũng. Anh sinh 1960 tại Đoan Hùng, Phú Thọ, tốt nghiệp khoa Đồ hoạ, ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội năm 1990 (cùng khoá với HS Đào Anh Khánh), dựng nghiệp tại TP Việt Trì. Chịu học, chịu giao du, trên cương vị Chủ tịch Hội VHNT tỉnh 12 năm qua, Đỗ Ngọc Dũng là một trong không nhiều các HS không ở TP lớn vượt thoát được tầm mức tỉnh lẻ. Không có sự trì trệ, buồn tẻ, lạc hậu trong tinh thần sống, vẽ, tranh Đỗ Dũng luôn cập nhật, giữ lửa sáng tạo bằng trái tim nghệ sĩ, khi mà tưởng như cương vị quản lý, nhịp điệu công chức choán hết thời gian của anh.
Tôi đ• xem tranh Đỗ Dũng từ lần đầu tới Việt Trì, 4/2006. Sát bên trụ sở Hội VHNT, tư gia ông Chủ tịch Hội là nhà TL, tranh bày kín các phòng tầng 3, là xưởng vẽ HS bỏ nghỉ trưa, cắt giấc ngủ đêm, hầu hết dồn ngày nghỉ vào ... toile Đỗ Ngọc Dũng có một gia đình êm ấm, vợ đẹp – một hoa khôi Việt Trì năm nào giờ vẫn còn đằm thắm, hai con gái, đ• có cháu ngoại trai 4 tháng. Đưa Hội Phú Thọ vào top các Hội văn nghệ địa phương mạnh nhất, tinh thần cầu thị, sự quảng giao, năng lực ... cho anh có nhiều bạn bè khắp nơi.
Tầng 2 phòng TL, không đủ chỗ 40 tranh khổ lớn, tác giả Khoảng lắng đành chỉ bày 27 bức sơn dầu - chất liệu sở trường.
Diện tích TL quá chật với lượng khách, đồng nghiệp bạn hữu đến với Đỗ Dũng. Lễ khai mạc sang trọng với sự có mặt của các nhà thơ Hữu Thỉnh, Bằng Việt, HS Trần Khánh Chương, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh, ông Hà Kế San – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, GSTS Tạ Ngọc Tấn - đồng hương cùng cắt bằng khánh thành. Rất nhiều các tên tuổi văn nghệ sĩ, nhà báo như: thi sĩ Nguyễn Quang Thiều; các HS: Lê Huy Quang,  Đào Châu Hải, Lê Thiết Cương ... đến dự.
Sức lao động đáng nể, độ đa dạng bút pháp và đề tài ùa ra trên màu, hình căng tràn sức sống. ấn tượng nhất, là vẻ đẹp của thiên nhiên, văn hoá trung du, Tây Bắc ùa chảy trên tranh, khiến người xem quên mình đang đứng ở đất Hà thành.
Chỉ thấy cảnh, mùi, vị, không gian trầm thiêng mơ mộng đang hiện hữu kỹ thuật đồ hoạ qua việc sử dụng hoạ tiết trong các tác phẩm như tái hiện cảnh múa hát, gi• gạo của người Việt cổ, với âm vang trống đồng, điệu múa Mường.
Hoà nhập với dòng chảy mỹ thuật đương đại với tâm thế một HS tài năng sung sức, Đỗ Ngọc Dũng không có khoảng cách với các đồng nghiệp Thủ đô, cả ở việc bị ... sao chép tranh, bởi tranh bán được. Bà bầm trung du lưng còng tay cầm nón mê rách một mình lụi cụi chiều Đông, chống gậy, chân đất, ngón cái toẽ bàn chân Giao Chỉ, khuôn mặt nhăn nheo khắc khổ dưới vành khăn cũ - Một dáng chiều vẽ từ 1999 là bức bị chép nhiều nhất. Trên phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội, tranh Đỗ Dũng có cả trong Bảo tàng Mỹ thuật VN lẫn các gallery tranh chép. Và rừng cọ, nữ sinh, đêm, bình minh, nắng, nhà đồi, nhịp trống, đấu vật ... những bối cảnh, con người trung du được vẽ từ tình yêu của người con đất Tổ cả đời nguyện gắn bó với quê hương. Vững hình hoạ, tả thực cổ điển của Đỗ Ngọc Dũng là thế mạnh như: Góc chợ vùng cao ngày không phiên, Giờ giải lao; nhưng khi vẽ trừu tượng, anh vẫn làm người xem khó tính bị thu hút. HS Lê Thiết Cương rất thích 2 tác phẩm trên và bức trừu tượng Ký ức vùng cao (1,5 x 1,5m). Ký ức ấy là nắng loé qua những thân cây xơ ước, đôi ngựa thồ khắc khổ leo núi, mắt chịu đựng buồn là hình ảnh kết giao khoảnh khắc ảo và thật. HS Thành Chương lại ấn tượng Nắng gió vùng cao (1,8 x 1,5m) màu vàng chiếm lĩnh gió tạt bông lau lùa đèo núi hùng vĩ Cao Bằng, lại thấp thoáng đôi ngựa mắt như thấu khổ mà oán giận. Thuở hàn vi Đỗ Dũng từ vẽ tranh cổ động, kẻ biển quảng cáo kiếm sống. Nhưng anh không lúc nào quên việc nâng cao mình. TL còn có 2 bức tranh vẽ Bác Hồ Cho dân tộc một ngày mai tươi sáng, vẽ Bác đội mũ, cổ vắt chiếc khăn mặt, vóc gày, xắn quần lội suối. Người trở về sau 30 năm bôn ba, phía sau là con tàu ra đi tìm đường cứu nước, bên trái là lán Hà Quảng - một tác phẩm hoà trộn bút pháp tả thực và hình hoạ thành công.
Nhà phê bình mỹ thuật Trần Thị Quỳnh Như nhận định: “TL này gây cho tôi sửng sốt về đam mê và sức vẽ của Đỗ Ngọc Dũng: chuyên tâm vào hội hoạ, anh vẫn ý đến đồ hoạ, chất dân tộc kết hợp với cách vẽ hiện đại, nhất là tranh về trung du, chính anh đ• đem đến những nét mới mẻ cho quê mình qua con mắt giàu tình cảm và l•ng mạn. Anh cũng rất quan tâm đến tài môi trường, đó cũng là lo lắng cho cuộc sống loài người của một nghệ sĩ.
Đỗ Ngọc Dũng “thời sự” qua Sự kiện 11 tháng 9, B•o Nhật Bản, Thiếu nữ thời @, Ký sức chiến tranh I, II, được tiếp nối trăn trở về những nguy cơ của sự sống, bằng nguồn nước chết – vẽ 7 con cá nằm trên cái thớt, con dao phay sáng loáng đặt giữ sẵn sàng Quy luật nghiệt ng• thật ám ảnh. Môi trường và tiếng than của đại ngàn cũng là tiếng kêu của HS, nói hộ lời cây, muôn thú, bằng tranh. Có Ng• ba Đồng Lộc, Chứng tích Thăng Long, Nét xưa, có biển cả, đường làng những tác phẩm bộc lộ thế giới quan sinh động, mâu thuẫn, dằn vặt và cả khát khao cuộc sống đẹp của HS. Tôi liên tưởng sự đối nghịch của tác phẩm lũ trẻ thôn quê ngoác miệng cười ở bức Hồn nhiên và bà mẹ trung du trong chiều rét mướt. Nhiều nghịch lý vẫn tiếp diễn và HS lại tiếp tục lý giải, kiếm tìm “trên con đường không có điểm dừng” như anh tâm sự. Tác phẩm điêu khắc đá 12 tấn Chuyện tình Chử Đồng Tử – Tiên Dung của anh vẫn đang bày tại công viên bên hồ Khuôn Muồi, Đền Hùng – một bằng chứng về sự đa tài của Đỗ Dũng.
Hai mươi phút, hai giờ hoặc hơn, người xem tranh Đỗ Ngọc Dũng có được một cuộc du ngoạn hai tuần đổi bằng hàng năm cật lực sáng tạo của tác giả. Đứng tại trung tâm Hà Nội mà được phiêu l•ng trung du là điều thú vị nhất mà HS Đỗ Ngọc Dũng tặng người xem và được nhắc nhớ. Thành tựu đáng kể nhất của anh, không là các cuộc TL, giải thưởng trong nước và quốc tế, tranh lưu bảo tàng quốc gia mà chính là niềm đam mê liên tục, bút lực sung m•n được bạn nghề và công chúng ghi nhận. Đỗ Ngọc Dũng vẫn đang mới, muốn tiếp tục mới trong hưng khí tuổi 52.
ảnh: Nhà thơ Trần Nhương chúc mừng HS Đỗ Ngọc Dũng (phải) tại khai mạc 12/6
Sắc Xuân 1,1 x 1,1m, sơn dầu của HS Đỗ Ngọc