Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Diễn văn của Đại Sứ nước Cộng Hoà Pháp Hervé Bolot nhân dịp trao tặng Huân Chương Cành Cọ Hàn Lâm hạng nhì (Officier des Palmes Académiques) cho dịch giả Hoàng Hữu Đản ngày 24. 03.2008

Đại sứ CH Pháp
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012 9:47 PM
 
  Toàn văn, bản  tiếng Pháp : 
  
Discours prononcé à l’occasion de la remise des insignes d’Officier des   Palmes Académiques  à  M. Hoàng Hữu Đản         
Professeur Hoàng Hữu Đản,
Pendant une longue période consacrée à l’enseignement de la littérature, de l’histoire et surtout du francais dans les collèges et les lycées, vous commencez, malgré les grandes difficultés matérielles dans lesquelles vous vivez à cette  époque, à cultiver votre passion pour la littérature francaise en traduisant successivement des pièces de théâtre de Corneille, de Racine, de Victor Hugo, de Molière. Vous  continuez avec la littérature grecque en traduisant, dès les années 70, l’intégrale de l’Iliade, de l’Odyssée, des pièces d’ Aristophane, d’Eschyle, de Sophocle, d’ Euripide. Et toutes ces traductions vous les  faites en vers !
Le grand succès des Tragédies Classiques Francaises publiées en 1978 et rééditées en 1987 – 20000 exemplaires à chaque édition, vendus en l’espace d’une semaine – est à l’origine d’un tournant dans votre carrière.
Grâce à la traduction littéraire, vous touchez ainsi 20.000 lecteurs en quelques jours, alors qu’en 30 ans de professorat vous n’avez touché au maximum que 3.000 élèves – et pas tous passionnés  de littérature comme leur professeur !
C’est ce succès qui vous décide, à 55 ans, alors que vous venez d’obtenir un Brevet de Félicitations du Ministre de l’ Education et deux Médailles de 3ème et de 1ère classe de l’Ordre de la Résistance Patriotique du Gouvernement, à vous mettre en retraite de l’éducation pour vous consacrer entièrement au travail littéraire.
Après les Fables de La Fontaine, racontées en vietnamien à la facon de La Fontaine, annotées et commentées, en édition bilingue, chaleureusement saluées par des spécialistes francophones, vous publiez les chefs-d’oeuvre de Flaubert, de Zola, des poèmes de Victor Hugo, les souvenirs d’enfance de Marcel Pagnol, la Voie royale de Malraux, Annam de Christophe Bataille. Vous continuez à traduire les pièces de Jean-Paul SARTRE, de Ionesco, de Jean-Luc Raharimanana et des oeuvres littéraires écrites en francais de Wallonie- Bruxelles et du Québec. Ce sont au tatal une cinquantaine d’oeuvres que vous avez traduites du francais en vietnamien.
A l’inverse, dans un souci patriotique qui vous honore, vous traduisez une quinzaine d’oeuvres littéraires vietnamiennes en francais – tel le Cadeau Tardif de Nguyên Hương, les Nuages poétiques de Hoàng Quang Thuận, les poèmes de Nguyễn Bính, de Hàn Mạc Tử, de Bích Khê ; ces oeuvres représentent admirablement l’âme et la sensibilité vietnamiennes. A cet égard, je tiens à saluer MM Nguyễn Thế Hùng, Bùi Tất Tơm, Triệu Xuân et Mme Quách Thu Nguyệt ici présents pour l’aide précieuse qu’ils vous ont accordée pour la publication de ces traductions.
Mais vous n’êtes pas seulement traducteur et poète, vous êtes aussi un dramaturge de renom : votre pièce historique Le Secret du Jardin des Letchis – dont le text vient d’être édite en version bilingue – est unanimement applaudie par le public ; elle est déjà à sa 120ème représentaion et tient toujours affiche au théâtre de l’Idécaf.
Votre influence dépasse les frontières du Vietnam. On trouve vos livres dans de nombreuses bibliothèques universitaires en France et en Belgique, et vous avez participé à plusieurs conférences littéraires en Europe et au Canada.
Ce n’est pas seulement l’ampleur de votre travail ( plus de 60 ouvrages) qui nous interpelle mais aussi et surtout sa qualité. Je fais ici référence non seuleument à vos qualités propres de poète mais aussi à ce qui, au fond de vous- même, inspire votre travail : une pensée humaniste qui diffuse ses effets sur la formation morale des lecteurs et des étudiants du Vietnam. Vous avez ainsi enrichi la culture vietnamienne autant que la culture francais et contribué de ce fait  au rapprochement de nos deux peuples.
Mes prédécesseurs ne s’y sont pas trompés en patronnant vos ouvrages, en vous attribuant une bourse de traducteur littéraire en France en 1991 et en vous remettant en l’an 2000 les insignes de Chevalier des Palmes Académiques.
Comme un illustre professeur de la Sorbonne qui connaissait bien votre travail vous l’a dit un jour, Monsieur Hoàng Hữu Đản, je vous tire mon chapeau.
La France a tenu à vous exprimer sa reconnaissance pour le travail que vous avez accompli en faveur du rayonnement de la langue et de la culture francais au Vietnam en vous nommant « Officiert de l’Ordre des Palmes Academiques » dont je vais à présent vous remettre les insignes.
Professeur Hoàng Hữu Đản, au nom du Premier Ministre ...
 
        Bản dịch tiếng Việt :
         
Thưa Giáo sư Hoàng Hữu Đản,
Trong một thời gian dài cống hiến sức mình cho việc giảng dạy văn học, lịch sử và chủ yếu là tiếng Pháp trong các Trường cấp 2 và cấp 3 Trung học, ông đã bắt đầu thực hiện sự đam mê của mình đối với văn học Pháp - mặc dù hoàn cảnh sinh hoạt rất khó khăn lúc đó - bằng việc lần lượt dịch những vở bi kịch của Corneille, Racine, Victor Hugo, Molière ... rồi đến những tác phẩm văn học Hy Lạp được ông tiếp tục nghiên cứu và bắt đầu dịch từ những năm 70 : toàn văn  Anh hùng ca Iliade và Odyssée, những hài kịch của Aristophane, những bi kịch của Eschyle, Sophocle, Euripide. Và tất cả những tác phẩm đó đều được ông dịch ra bằng thơ.
Thắng lợi lớn của cuốn Bi kịch cổ điển Pháp, xuất bản năm 1978 và tái bản năm 1987 với số lượng 20.000 bản mỗi lần và bán hết trong vòng một tuần lễ, đã tạo nên một bước ngoặt trong sự nghiệp của ông.
Nhờ dịch thuật văn học, ông đã đến được với hai vạn độc giả chỉ trong vài ngày trong khi suốt trên 30 năm giảng dạy ông chỉ tiếp xúc được với nhiều nhất là 3.000 học sinh mà không phải em nào cũng say mê văn chương như thầy giáo của chúng.
Chính sự thành công ấy đã đã khiến ông quyết định, lúc tuổi đời ông vừa mới 55 tuổi và ngay sau khi ông nhận Bằng khen của Bộ trưởng  Bộ giáo dục và hai Huân chương  Kháng chiến cứu nước hạng ba và hạng nhất của Chính phủ, ông đã đệ đơn về nghỉ hưu để cống hiến hoàn toàn cho sự nghiệp văn chương.
Sau cuốn « Ngụ ngôn La Fontaine »  kể bằng tiếng Việt theo cách kể của La Fontaine, có chú thích và bình luận, in song ngữ, được các chuyên gia Pháp ngữ nhiệt liệt hoan nghênh, ông xuất bản những kiệt tác của Flaubert, Zola, những thơ ca của Victor Hugo, hồi ký tuổi thơ của Marcel Pagnol, Con đường hoàng gia của Malraux, Annam của Christophe Bataille. Ông tiếp tục dịch các tác phẩm của Jean - Paul Sartre, của Ionesco, của Jean-Luc Raharimanana  và những tác phẩm văn học viết bằng tiếng Pháp của Wallonie- Bruxelles và của Québec. Tính ra ông đã dịch khoảng năm mươi tác phẩm từ tiếng Pháp ra tiếng Việt.
Ngược lại, với một ý thức yêu nước rất đáng biểu dương ông đã dịch khoảng mười lăm tác phẩm văn học Việt Nam ra tiếng Pháp, như Quà muộn của Nguyên Hương, Thi Vân Yên Tử của Hoàng Quang Thuận, thơ Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Bích Khê ; đó là những tác phẩm thể hiện một cách tuyệt vời tâm hồn và tình cảmViệt Nam. Về mặt này tôi muốn gửi lời chào trân trọng đến các ông Nguyễn Thế Hùng, Bùi Tất Tươm, Triệu Xuân và bà Quách Thu Nguyệt đang có mặt tại đây về sự giúp đỡ quý báu của các ông bà đã dành cho việc xuất bản những tác phẩm trên.
Nhưng giáo sư không chỉ là nhà thơ và dịch giả mà còn là một nhà viết kịch có tên tuổi. Vở kịch lịch sử Bí mật vườn Lệ Chi  vừa được xuất bản bằng song ngữ đã được công chúng nhiệt liệt hoan nghênh, nó đã được biểu diễn buổi thứ 120 và vẫn nằm trên kịch mục quảng cáo của nhà hát Idecaf.
Ảnh hưởng của ông đã vượt qua biên giới Việt Nam. Người ta tìm thấy tác phẩm của ông tại nhiều thư viện đại học Pháp và Bỉ, và ông đã tham dự nhiều cuộc hội thảo văn học tại Pháp và Canada.
Không phải chỉ cái số lượng công trình của ông (trên 60 công trình) hấp dẫn chúng tôi mà còn và chủ yếu là cái chất lượng của chúng. Ở đây chúng tôi không chỉ viện dẫn những tài năng đặc biệt về thơ ca của ông, mà khẳng định cái điều mà từ trong bản chất tâm hồn đã thúc đẩy ông làm việc : đó là cái tư tưởng nhân văn mà hiệu quả lan rộng đã tác động tốt đẹp lên sự giáo dục tinh thần của các độc giả và sinh viên Việt Nam. Như vậy ông đã làm cho nền văn hoá Việt Nam cũng như nền văn hoá Pháp thêm phong phú và góp phần làm cho nhân dân hai nước chúng ta thêm gần gũi nhau hơn.
Các bậc tiền nhân của tôi đã không nhầm khi đỡ đầu cho các công trình nghiên cứu sáng tạo của ông, qua việc cấp một học bổng dịch giả văn học năm 1991 và tặng ông, năm 2000, Huân chương Cành cọ Hàn lâm hạng hiệp sĩ.
Như một giáo sư danh tiếng Trường Đại học Sorbonne rất am hiểu các công việc ông làm, từng phát biểu  trước đây với ông, thưa ông Hoàng Hữu Đản, tôi xin trân trọng ngả mũ kính chào ông.
Nước Pháp thấy cần tỏ lòng biết ơn ông về những việc ông đã làm cho sự phát triển của tiếng nói và của nền văn hoá Pháp tại Việt nam, bằng việc tặng ông Huân chương Cành cọ Hàn lâm hạng nhì mà hôm nay tôi hân hạnh được gắn cho ông.  
Thưa giáo sư Hoàng Hữu Đản. Nhân danh Ngài Thủ tướng Chính phủ ....