Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Nhân việc Hà Nội thực hiện chủ trương:”Học sử qua bảng tên dường phố”.

Trúc Diệp Thanh
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012 8:38 PM

Trúc Diệp Thanh
         Hà Nội đang thực hiên việc học sử qua bảng tên đường phố.Cũng có ngừoi đồng tình cũng không it ngừoi phản đối cho rằng việc ghi thêm chi tiết trên bảng tên đường phố là vi phạm luật giao thông làm cho người lái xe mất tập trung dễ gây tai nạn giao thông!Bài viết này không nhằm  tranh luận nên hay không nên thực hiện “học sử qua bảng tên đường phố”chỉ nêu kiến nghị với Hội đồng nhân dân TP HN cần xem xét giải quyết dứt điểm các nghi án về  danh nhân đã được đặt tên dường phố.Một trong các nghi án đang gây xôn xao dư luận cả trong và ngoài nước là nghi án về tên danh nhân Đặng Tiến Đông đã được đặt tên cho một đường phố cạnh di tích lịch sử Đống Đa.Theo “Từ điển Bách khoa VN”,Đặng Tiến Đông là đô đốc Long,vị tướng chỉ huy đội quân Tây Sơn đánh thắng trận Khương Thượng-Đống Đa trong chiến dịch đại phá 29 vạn quân Thanh do vua Quang Trung chỉ huy dịp Tết Kỷ Dậu(1789).Trong một số bài nghiên cứu về lịch sử công bố từ năm 1973s  GS Phan Huy Lê đã giới thiệu qua khai thác các di bản,di vật đời Tây Sơn ở Lương Xá và chùa Trăm Gian(Chương Mỹ-Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội) chủ yếu là ba hiện vật gốc bằng chữ Hán có niên đại Tây Sơn là bộ Đặng gia phả ký,một bản Sắc phong và tấm bia đá có khắc bài văn:Tông đức thế tự bi thì đô đốc Đặng Tiến Đông dòng dõi họ Đặng,một danh gia thế tộc ở Lương Xá(nay thuộc xã Lam Điền,huyện Chương Mỹ ,Hà Nội) chính là Đô đốc Long(hoặc Mưu) vị tướng chỉ huy đạo quân Tây Sơn đánh thắng trận Khương Thượng-Đống Đa buộc Tôn Sĩ Nghị cùng tàn quân Thanh phải rút chạy khỏi Thăng Long dịp Tết năm Kỷ Dậu(1789).Việc GS Phan Huy Lê tìm ra lai lịch Đô đốc Long đang khuyết  với chứng cử gia phả,Sắc phong,văn bia,tượng gỗ,chuông đồng là một phát hiện lịch sử nổi bật được một số cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa,lịch sử đánh giá cao và nhân vật Đặng Tiến Đông đã thay thế Đô đốc Long trên sách báo,bảo tàng, thư viên,sách giáo khoa trong từ điển danh nhân trong và ngoài nước…ở Hà Nội một con đường cạnh di tích lịch sử Đống Đa được mang tên phố “Đặng Tiến Đông”.Song từ những năm cuối thế kỷ XX,cũng qua khai thác các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá một nhóm nhà sử học,Hán nôm học đã phát hiện những sai lầm của GS Phan Huy Lê trong khai thác các hiện vật đời Tây Sơn để đưa ra kết luận:”đô đốc Đặng Tiến Đông chính là đô đốc Long”mà thực chất mới là một giả thuyết thiếu căn cứ khoa học.Trên tạp chí Ngiên cứu lịch sử tháng 3 năm 1999,nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh(sau này là PGS-TS Đỗ Văn Ninh) lần đầu tiên đã công bố công trình nghiên cứu khai thác các di bản Tây Sơn ở Lương Xá với kết luận:theo đúng chữ Hán trong di bản tên Đặng đô đốc phải đọc là Giản(Đặng Tiến Giản) và Đặng Tiến Giản là vị đô đốc giúp Nguyễn Huệ đánh ra Thăng Long đầu năm Mậu Thân(1788)để tiêu diệt phản nghịch Nguyễn Hửu Chỉnh (Đặng Tiến Giản không phải là đô đốc Long vị tướng Tây Sơn chỉ huy đánh thắng quân Thanh ở trận Đống Đa vào Tết năm Kỷ Dậu-1789).Tiếp đến năm 2000 ngoài Đỗ Văn Ninh còn có thêm các nhà nghiên cứu sủ học,thành thạo Hán nôm:Trần Văn Quý, Lê Trọng Khánh cũng qua trực tiếp khai thác các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá đã viết bài cung cấp thêm chứng cứ có sức thuyết phục về những sai lầm trong giả thuyết “Đặng Tiến Đông chính là đô đốc Long”của GS Phan Huy Lê và khẳng định những phát hiện mới của Đỗ Văn Ninh là có cơ sở khoa học,đúng với nội dung nêu trong các di bản:gia phả,sắc phong và văn bia ở Lương Xá: tên nhân vật không phải là Đông mà phải đọc là Giản và đô đốc Đặng Tiến Giản có công trạng trong trận tiêu diệt phản nghịch Nguyễn Hửu Chỉnh ở Thăng Long đầu năm Mậu Thân (1788) khác với đô đốc Long vị tướng Tây Sơn chỉ huy đánh thắng quân Thanh trận Đống Đa dịp Tết năm Kỷ Dậu(1789)(Đối thoại sử học-Nxb Thanh Niên 2000).Năm 2008,công trình phản biện giả thuyết “Đặng Tiến Đông chính là đô đốc Long” đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du,lịch tiếp nhận và có công văn yêu cầu ông Viện trưởng Viện Khoa học xã hội VN xem xét thẩm định và trả lời.Đến năm 2010 cũng Bộ VHTTDL có thêm công văn(cả 2 công văn đều do cấp thứ trưởng ký thay Bộ trưởng) nhắc lại yêu cầu như trên với ông Viện trưởng Viện KHXHVN.Cho đến nay tuy chưa có kết luận chính thức nhưng “Đặng Tiến Đông chính là đô đốc Long” không còn là một nghi án mà đã có công trình phản biện cho thấy: Đặng Tiến Đông chỉ là một phát hiện của GS Phan Huy Lê vốn không có tên trong bất cứ một tư liệu lịch sử nào về Tây Sơn và nói “Đặng Tiến Đông chính là đô đốc Long” là có căn cứ từ các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá cũng là sự gán ghép vô căn cứ vì nội dung các di bản này không hề có câu chữ nào cho phép nhận định như trên!Trái lại nhận định các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá là nói đên đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản,vị đại tướng Tây Sơn đã hoàn thành sứ mệnh của Nguyễn Huệ giao trong trận cùng Võ Văn Nhậm đánh ra Thăng Long tiêu diệt Nguyễn Hửu Chỉnh vào đầu năm Mậu Thân(1788) là phù hợp với các thông điệp qua các di bản có từ đời Tây Sơn và cũng phù hợp với sử sách chép về Tây Sơn sau này đặc biệt là ở cuốn “Tây Sơn thuật lược”xuất bản dứoi triều Nguyễn.
            Do vậy xin kiến nghị với Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cùng các cơ quan có thẩm quyền xem xét thẩm định kết luận về công trình phản biện giả thuyết Đặng Tiến Đông chính là đô đốc Long”của GS Phan Huy Lê đã được Bộ VHTTDL tiếp nhận từ cuối năm 2007 và đã có 2 công văn yêu cầu ông Viện trưởng Viện KHXHVN xem xét giải quyết và trả lời để có kết luận dứt điểm nhằm phục vụ cho việc đặt tên đường phố ở Hà Nội chính xác,hơn nữa giải quyết một nghi án lịch sử tồn đọng ở Thủ Đô đã hơn một thập kỷ để trả lại sự thật cho lịch sư đất nước còn có tác dụng giáo dục ý nghĩa lich sử cho các thế hệ hôm nay và mai sau.