Trang chủ » Truyện

NHỮNG LÁT CẮT...

Nguyễn Chính Viễn
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011 10:23 PM

         Tên của ông là Oánh- Nguyễn Xuân Oánh. Quê Kiến Thụy Hải Phòng, nhưng sinh ra và lớn lên trên đất mỏ, mảnh đất và con người vùng mỏ đã nuôi dưỡng dạy dỗ, đào tạo ông trưởng thành . Đến thời kỳ vào tuổi “xưa nay hiếm” trông ông vẫn tráng kiện quắc thước, vẫn minh mẫn, vần hàng ngày đạp xe đi trên đường phố, vẫn sáng tác văn thơ đều đều gửi cho các báo và tự in để tăng bạn bè thân hữu và lớp trẻ, ông tự hào : “Đất mỏ đã cho ông gân cốt như hôm nay!”. Ông cụ thân sinh ra ông là “cu li” vùng than Cái Đá Hà Lầm. Chín mười tuổi ông đã đi làm “nhau”, nón mê đội đầu, khoác bao tải lên vai đi ra bãi thải nhặt than... Ngày nhặt than tối đi học. “Phải học con ạ, có biết chữ mới nên người”. Bố ông đã bảo ông như vậy. Tên ông đúng là Xuân Oanh, chim Hoàng Oanh được sinh ra vào mùa Xuân. Nhưng rồi đã gọi chệch đi thành Oánh- Oánh là gì, “oánh nhau”, oánh nhau để cướp than rơi vãi, ông cười vô tư.
Trong công cuộc kháng chiến 9 năm, ông hoạt động ở vùng Vàng Danh- Uông bí, tham gia chống càn dưới chân núi Yên tử. Ông làm Bí thư Huyện Đoàn Yên Hưng năm 23 tuổi, một trong những lãnh đạo trẻ nhất của tỉnh Quảng Yên hồi ấy. Vào những năm thuộc thập kỷ 50 của thế kỷ trước, các xã thuộc huyện Yên Hưng bây giờ, khi đó gọi tỉnh Quảng Yên, đều bị giặc Pháp chiếm đóng, người dân phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì các cuộc vây ráp lùng sục bắt bớ du kích Việt Minh, các cơ quan Huyện đều phải sơ tán vào chân núi Yên tử để lập căn cứ kháng chiến lâu dài với các địa danh Lán Tháp, Khe Sú, Giải Oan, Bàng Tân, Nam Mẫu.... Một vùng núi hiểm trở cây cối um tùm rậm rạp quanh năm., khi mùa xuân đến  núi rừng như được tô điểm thêm sắc trắng của hoa Mận, màu vàng của hoa Cúc dại, phơn phớt hồng của hoa Đào, những tà áo xanh viền hoa văn đỏ trắng của các cô gái người Dao. Những đàn bươm bướm trắng bay chập chờn bên vách núi, những tiếng nước róc rách hết ngày này sang ngày khác của dòng suối ẩn mình chân núi đá, chim kêu vượn hót…thật yên bình. Ông là một trong những tay đào măng rừng giỏi nhất , được các chị cấp dưỡng khen nức nở : Cậu Oánh giỏi lắm! Ông được các anh du kích cho tham gia trận đánh chống càn đầu tiên trong đời dưới chân núi Yên Tử với khẩu “tôm sơn” và 5 viên đạn . Người chỉ huy đã vỗ vai ông : “Hãy bình tĩnh, mỗi viên đạn là một quân thù nghe chưa!” “Đừng có run phải thở sâu nín thở mới bóp cò!” Ông biết người chỉ huy phải nhắc nhở như thế vì ông còn quá trẻ và là người tham dự trận đánh đầu tiên trong đời.. Bọn địch đã dồn lực lượng về phia Nam Mẫu  hòng đánh úp cơ quan đầu não của  huyện Yên hưng, để tạo đươc một vành đai an toàn cho chúng. Nhưng rồi do có lực lượng Bộ đội Tỉnh về giúp sức, nên chỉ sau 3 tiếng đồng hồ, bọn địch đã phải tháo chạy. Trận đó ta diệt được nhiều địch và bắt sống tên quan tư Pháp Đuy-Cat. Ông đã nổ 3 phát súng vào tốp lính tiến về phía ông . Nhân dân huyện Yên Hưng đã được nhận cờ và Huân chương Chiến Công . Cả huyện đêu vui như tết, tổ chức ăn mừng chiến thắng. Ông đã thề cùng lời nguyền sẽ sống chiến đấu cùng quê hương cho đến lúc chêt.. Sau này ông đã trở thành hạt nhân lãnh đạo của ngành công nghiệp than. Trong những năm thuộc thập kỷ 60. ông đã tham gia khôi phục, xây dung Mỏ Vàng danh,Nhà máy Cơ Điện, Nhà máy Điện Uông bí, Khi là Bí thư Thị uỷ Uông Bí ông đã cùng nhân dân thị xã đi đắp đê ngăn mặn mở rộng diện tích đất đai để trở thành thị xã Uông Bí rồi lên thành phố Uông bí hôm nay. Ông đã gắn bó với ngành than, đã từng kinh qua các chức vụ Bí thư Đoàn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc các  mỏ Hà Lầm, mỏ Vàng Danh.Những năm làm việc ở vùng Mỏ ông luôn thể hiện là một con người mẫn cán trong sáng thủy chung : Sâu sát gần gũi công nhân, quan tâm đến từng bữa ăn của công nhân, xuất bồi dưỡng của công nhân...Ông có cách đánh giá người công nhân qua thái độ làm việc với tinh thần khách quan vô tư không hẹp hòi, đối với khuyết điểm thiếu sót của cán bộ công nhân, ông đều cân nhắc xem xét khi đánh giá, ông có chính kiến của mình không để kẻ xấu dèm pha, tâng bốc, lợi dụng,  không bao giờ quát tháo mạt sát nạt nộ cán bộ công nhân . Ông sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm  nhỏ đối với những cán bộ công nhân có nhiều thành tích suất sắc trong thực thi nhiệm vụ hàng ngày. 
Ông nói với cán bộ thuộc cấp của mình : “Nhân vô thập toàn” các anh ạ, bản lĩnh của ông là vậy, vị tha, thương người, rộng lượng và bao dung. Ông đã nói với cán bộ làm công tác tổ chức “ Cứ làm sai là cách chức sa thải thì đào tạo sao cho kịp?”.Một lần ông được báo cáo là tổ trưởng tổ nhà đèn đã lăng nhăng tằng tịu với một công nhân gái trực ca tại nơi làm việc. Ông đã gọi anh chàng lên gặp ông. Ông chì chiết : Anh có biết anh phạm tôi gì không? Anh đã phạm hai tội , một : Anh đã lợi dụng cái chức Tổ trưởng để hủ hoá con người ta, thật không ra thể thống gì cả, may mà anh chưa có gia đinh nên có thể châm chước được, tha. Nhưng cái tội thứ hai mới đáng trị : Đi hủ hoá với người ta lại để người ta bắt được, để lãnh đạo phải mất thời gian vì anh thật là ngu hết chỗ nói. Rồi ông bắt anh ta ngồi viết kiểm điểm một cách thành khẩn, hứa không bao giờ tái phạm . Xem xong, Ông đã cho anh ta về và ký kỷ luật bằng mồm : Tôi cảnh cáo Anh. Việc làm  này ông đã bị cấp trên phê bình một cách kịch liệt là hữu khuynh, là mỵ dân, là dĩ hoà vi quý, là một chiều, không kiên quyết, ăn nói không nghiêm chỉnh. Ông đã im lặng ngồi nghe, nhưng ông có cách suy nghĩ của ông. Những nơi ông đã từng công tác thường để lại một ấn tượng tốt đẹp. Ở thập kỷ 70 của thế kỷ trước ông được cấp trên cho ra nước ngoài để học tập bồi dưỡng công tác quản lý Ngành Than... Có Nhà báo  đã hỏỉ ông “ Những kỷ niệm để ông nhớ mãi trong đời là gì?” Ông không hề dấu diếm, đã nói về những kỷ niệm đẹp của người lãnh đạo đối với người thợ làm than, vui không thể tả được khi gặp vỉa than dày và nục nạc như thế nào, mỗi khi nhìn dòng suối than óng ánh trôi theo máng trượt ra máy sàng mà náo nức lòng người ra sao. Ông phấn chấn kể về kỷ niệm của cá nhân ông là đã 3 lần được gặp Bác Hồ, đó là năm 1959, khi Ông còn rất trẻ là Bí thu Đoàn TN Mỏ Than Cẩm Phả, khi đó Bác về thăm CBCN Mỏ. Năm 1963, ông được đi dự hội nghị tổng kết cuộc vận động xây dụng Đảng theo tiêu chuẩn 4 tôt ở Hà Nội. Bác Hồ đã tới thăm và nói chuyện với hội nghị. Năm 1965 đúng vào ngay 2 Tết Bác đã về  ăn tết với quân và dân thị xã Uông bí. Với cương vị lãnh đạo, cả 3 lần Ông đều tranh thủ đến gần sát Bác để được nghe Bac nói và tranh thủ thưa chuỵên trực tiếp với Bác về người thợ, về lớp thợ trẻ vùng than đối với việc sản xuất than cho Tổ quốc. Lần Bác về thăm Cẩm Phả, ông được Bác hỏi :“ Chú làm gì? Được biết Ông là Bí Thu Đoàn Thanh niên, Bác đẵ dăn dò phải biết vận động thanh niên tiền phong gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua Sản xuât. Bác dặn : Nước ta giầu mạnh được là sự đóng góp của Thanh niên!Những lời dạy của Bác đối với Cán bộ Công nhân Ngành than lúc nào cũng vang vọng bên tai ông; “Làm than như Quân đội đánh giặc, Than là bánh mỳ của công nghiệp, Tổ Quốc rất cần than...”Ông đã đem những lời chỉ bảo dặn dò nhắc nhở của Bác đến với CBCN đơn vị. Các đơn vị mà Ông lãnh đạo đều có phong trào thi đua sôi nổi phấn đấu hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Sau những năm tháng lãnh đạo ở cơ sở, ông được cất nhắc và đề bạt lên làm Vụ Trưởng Vụ Vật Tư Bộ Mỏ và Than.Ông đã được Nhà nước tặng Danh hiệu Thợ Mỏ vẻ vang, Huân chương Kháng chiến hạng nhât, nhiều kỷ niệm chương và Bằng khen, Ông đã có huy hiệu và giấy chứng nhận 60 năm tuổi Đảng.
         Ở thị xã Uông bí, từ lớp người cao tuổi đến các đồng chí lãnh đạo thị xã , tầng lớp thanh niên, phụ nữ đến các em thiếu niên nhi đồng đều biết.Vì Ông đã thường xuyên  đến với họ trong cương vị “cây đa cây đề” của quê hương, “Tuổi cao- gương sáng của Thị xã”, Ông luôn tranh thủ để diễn đàn về truyền thống ông cha ở trên vùng đất Uông bí, ông đã giải thích từng địa danh cho lớp trẻ hiểu Tại sao Thị xã Uông bí lại có Bí Trung, Bí  Chợ, Bí Giàng ... Ông đã giải thích chữ”Uông”, chữ “Bí” một cách kỹ lưỡng và căn kẽ: “Uông” là miền đất nước sâu rộng mênh mông, “Bí” là sự sâu kín,  không thông thoáng, đang có nhiều tiềm ẩn chưa được khai thác. Tóm lại Uông Bí  là  một vùng đất có nhiều tiềm năng, kỳ tích, bí ẩn và huyền thoại về con người, về đất và rừng . “Trung” , là miền đất giữa,  “Chợ”  là nơi đông đúc dân cư . Còn “Giàng” là miền đất bãi “ràng ràng” mọc, nhưng cũng có thể hiểu là vùng đất của Trời(Giàng) Ông đã kể lai lịch gốc tích các ngôi đền ở xứ Uông cho bọn trẻ nghe. Ngôi đền Hội Đồng là nơi họp của tướng lĩnh thời nhà Trần họp bàn đánh quân Nguyên ở thế kỷ thứ 13. Điền Công là phần thưởng về công lao của người dân nơi đây đã có công giúp Vua Trần trong việc đánh quân giặc ngoại xâm thắng lợi, nhà vua đã ban thưởng công lao bằng “Điền thổ” cho dân làng. Ông kể các chiến tích của ông cha trên dòng sông Bạch Đằng oai hùng, trong công cuộc chông Pháp chống Mỹ. Ông nói đến các Thần tích Hang Son, Yên tử cho lớp trẻ nghe.  Ông đã trăn trở suy nghĩ đóng góp nhiều ý kiên làm thế nào và làm gì để cho lớp trẻ hôm nay biết yêu ghét một cách rạch ròi, biết làm cho Thị xã Uông bí Xanh Sạch Đẹp, để người dân đoàn kết tin tưởng phấn đấu xây dưng quê hương Uông Bí ngày càng to đẹp hơn...
         Khi ông được nghỉ hưu, tuy có tiêu chuẩn nhà ở Hà Nội, nhưng ông đã trao lại cho Nhà nước để về với Vùng đất Uông bí thân yêu của mình, vì ở đây ông có người vợ hiền và đứa con trai đang lãnh đạo quản lý một xưởng Gạch  có gần một trăm công nhân. Ông về làm cố vấn cho bà , ông luôn nhắc nhở vợ con là ngoài trách nhiệm trả lương sòng phẳng cho công nhân còn phải lo đời sống ăn ở cho công nhân, phải phấn đấu hoàn thành nghĩa vụ thu nộp đối với ngân sách Nhà nước ... Cán bộ Thuế nhiều lần đã đến kiểm tra Doanh thu của xưởng gạch để xác định số thuế phải nộp, đều công nhận sổ sách ghi chép phân miêng chuẩn xác, đầy đủ, rõ ràng  Khi người vợ của ông ra đi, sau 3 năm để tang bà, có người đã rỉ tai khuyên ông : “Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông!”. Ông đã suy tư nhớ lại thời trai trẻ của mình, những mối tình đẹp và thuần khiết biết bao, nay người còn người mất, cũng có người đang sống cuộc sống cô đơn… Ông đã cười hỏi lại “ Thế, ông Oánh có còn là ông Oánh nữa không?”. Ông đã bàn giao lại toàn bộ cơ sở sản xuất gạch của gia đình cho Thị xã quản lý. Không những vốn được bảo toàn mà còn có lãi. Từ thời gian ấy ông đã giành nhiều thời gian cho công tác xã hội và giành thời gian cho sáng tác thơ văn và từng bước ông đã phấn đấu trở thành hội viên Hội Văn học Nghệ thuất Tỉnh , là Hội viên Câu lạc bộ Thơ Yên Tử. Khi ông làm đơn xin vào Hội Văn Học Nghệ thuât là khi ông đã hơn 70 tuổi, đồng chí lãnh đạo Hội băn khoăn “ Hội kết nạp người 70 tuổi có sai ?”. ông đã cười  và nhắc nhở vị lãnh đạo :  “ Sáng tác Văn học thì làm gì phải tính tuổi, Gừng càng già càng cay đấy !”. Ông đạp xe đi xuống các xã phụ cận thị xã để thăm hỏi bạn bè làm than cũ của ông. Những lúc đó ông thường ngồi ôn lại những nỗi khó khăn vất vả của người thợ làm than trước đây, phải chạy gỗ lò, phải chay vật tư vất vả như thế nào, những vụ tai nạn kinh hoàng đối với người thợ mỏ ra sao …Ông tự hào, thời nay làm than sướng thật có kỹ thuật, có máy móc hiện đại, không phải chạy gỗ, lại có năng suát cao, công nhân đi làm có xe đưa đón…” Ông là người tích cực tham gia làm việc thiện ở địa phương ông hăng hái tham gia tuyên truyền những gương tốt, việc tốt về hoạt động nhân đạo từ thiện...; Tại đại hội Hội Chũ Thập Đỏ khu vực ông được mời dự, có 6 cháu tật nguyền được quỹ Hội Chữ Thập Đỏ tăng mỗi cháu 100.000 đồng,  ông đã tự nguyện tặng thêm mỗi cháu 50.000 đồng nữa, ông thường động viên con cháu tích cực tham gia công tác vệ sinh môi trường để sạch làng đẹp xóm. Ông rất vui, phấn khởi khi được tin những người kém may mắn ở địa bàn được sự giúp đỡ  của Hội đã vượt qua những nghịch cảnh để vươn lên trong cuộc sống. Lương hưu của ông đươc đôi triệu , ông đưa cho con cháu già nửa để lo toan cuộc sống ăn uống hang ngày, còn lại ông để ông tiêu, dùng vào làm việc thiện, mua đường sữa đi thăm nom những người bạn già ốm đau và cô đơn . Khi Hội Chữ Thập Đỏ phát động “nuôi lợn nhân đạo” để có tiền giúp đỡ người nghèo, ông là một trong những người hưởng ứng đầu tiên, năm đầu ông mổ lợn được 350.000 đồng ông đã chuyển giao ngay cho quỹ Hội. Những năm tiếp theo ông đều phấn đấu con lợn nhân đạo của ông sẽ luôn có trên một triêu đồng, vaò giữa năm ông “mổ” nộp cho quỹ hội.  Trong địa bàn có chị Nguyễn Thị Liên là cựu Chiến binh, là người Phụ Nữ cô đơn lại mắc bệnh hiểm nghèo, phải chạy thận rất tốn kém, bản thân chị luôn phấn đấu vượt lên chính mình, tích cực tham gia lao động, nhận trông nom các cháu ở xóm phố, ông rất thương cảm hoàn cảnh của chị, khi nghe cán bộ Hội nói về chị Liên, cần được giúp đỡ ông đã xúc động nói với cán bộ Hội là sẽ giảm tiêu chuẩn ăn sáng để giành tiền tình nguyện giúp chi Liên thường xuyên mỗi tháng 100.000 đồng cho đến lúc chêt….Sự nhiệt tình của ông đã trở thành nguồn động viên rất lớn đối với mọi người .Việc làm của ông được Hội Ngưòi Cao Tuổi ca ngợi và Hội Chữ Thập Đỏ biểu dương. Tuy nhiên không phải không có ý kiến nghị luận bàn ra tán vào “Ông già muốn đánh bóng mình”! Ông cười: tuỳ nhận thức của mỗi người, ở sao cho vừa lòng người,   khó lắm…? Ông đã nhận ra một điều thời gian trôi đi, mỗi khuc mỗi đoạn của cuộc đời đều để lại những “lát cắt” để đời....                                                                                                          Ông là kho tư liệu sống thuộc mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, xây dựng  ở quê hương Uông bí và ngành than. Ông nhiệt tình bảo ban giúp đỡ lớp trẻ đang giữ cương vị lãnh đạo ở  Xã  Phường, ông hướng dẫn họ viết lịch sử, viết sự lớn lên qua từng thời kỳ của quê hương .Mặc dù tuổi đã cao nhưng Ông  luôn thể hiện nhiệt tình gắn bó với mọi tổ chức mà bản thân ông tham gia, Ông tham gia đầy đủ các cuộc họp hội thảo do các cấp hội tổ chức, có ý thức tuyên truyền giáo dục phát triển Hội  viên. Ông đã giành thời gia tham gia sinh hoạt với Câu Lạc Bộ cán bộ Quản lý ngành than về hưu. Ông đem kinh nghiệm của mình để đóng góp ý kiến cho các đồng chí giám đốc đương nhiệm trẻ. Mỗi khi nghe tin lò mỏ nào có sự cố ông đều đến với lãnh đạo sở tại để tham góp ý kiến giải quyết. Ông thực sự thấy vui với thành tích năng suất công nhân đạt được, ông buồn khi thấy công nhân lò mỏ bỏ việc nhiều, thu nhập thấp. Nhiều cán bộ thuộc cấp thời ông lãnh đạo đã trưởng thành một cách khó tin  Bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tich Tỉnh, Lãnh đạo tập đoàn than, bạn ông đã có người trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị…Ông rất tự hào vì công sức của lớp người đi trước như ông đã được bù đắp một cách xứng đáng, ông coi đó là phần thưởng không cái gì so sánh được .                                                                                                    Sự nhiệt tình của ông là nguồn động viên rất lớn đối với lớp trẻ . Bằng những việc làm thiết thực cụ thể ông đã giành hàng chục triệu đồng để tự in văn thơ do ông sáng tác về truyền thống quê hương  để tặng  cho các phòng đọc , các thư viên các trường học, cho công nhân các công ty sản xuất than và người nghèo không có tiền mua sách .Ông nói với với lãnh đạo thị xã “lớp trẻ ngày nay có ham học, có yêu non sông đất nước, có quý trọng sức lao động của những người đi trước hay không, có hăng hái làm việc hay không là do có sự  quan tâm dạy dỗ, bảo ban của lớp người đi trước một cách có bài bản hôm nay đấy!” ...                                                                                                                         Nhà ông năm trên một sườn đồi đây nắng và gió, gọn gàng và ngăn nắp. Những giờ phút rảnh rỗi ông đã giành cho việc chăm sóc vườn hoa cây cảnh  Hoa và cây cảnh trong vườn ông đan xen nhau, tạo ra nét chấm phá rất vui mắt, nhà ở vị trí sườn đồi, ông đã tạo thành những cung bậc bắt mắt .Trong vườn  trồng  hoa và cây cảnh, có đủ các loại hoa : Thược dược, Hồng Nhung, Hồng bạch, Tứ quý, Đồng tiên đơn, Đông tiền kép...về cây cảnh có Thiết mộc lan, Quỳnh, Trúc Nhật, tre Đằng  Ngà...Cây ăn quả thì có nhãn, vải, bưởi,  hồng. Phần đất còn lai ông trồng  xu hào, bắp cải...Ông có đến gần chục chậu cảnh trồng cây “lược Vàng” Ông bảo với mọi người “Một loại cây thuốc quý hiếm mà báo Người Cao Tuổi đã nói “Lược vàng quý như vàng” để dùng cho người già chữa những bệnh thông thường như chữa bệnh mẩn ngứa, viêm họng hạt. Ông đã nhân rộng ra cho mọi người vừa làm cây cảnh vùa làm thuốc . Chiều nào cũng vậy , ông dùng vòi nước để tưới phun cho hoa cho cây... Hội  Người Cao Tuổi , bạn Văn, Bạn thơ trong thị xã cũng thường xuyên đến thăm ông. Những ngày lễ lớn những đồng chí lãnh đạo thị xã thường đến thăm và  gửi Thiệp mừmg tới ông... Nhiều đồng chí lãnh đạo Tập Đoàn Than- Khoáng Sản Việt Nam cũng thường ghé vào thăm ông, vì nhà ông cách đường 18 chỉ có 300 mét.…Khi hoa Quỳnh nở ông thường gọi bạn bè xóm giềng sang uông trà và thưởng thức Hoa Qùynh nở..                                                                                                                    Ông là mẫu mực và tấm gương cho con cháu trong gia đình và dòng họ . Con trai và con dâu ông đều có trình độ cử nhân . Ông chỉ hơi buồn- là ông nghĩ vậy thôi, cái mặc cảm của người có tuổi - là con trai, con dâu ông đều không vào làm nghề của ông. Chúng đã nói với ông “ Các cháu cũng không vào ngành than của ông nữa đâu, nó vất vả lắm”. Ông nghe chúng nói cũng cảm thấy mủi lòng. Cái tình của ông với nghề than thế là hết không có ai  kế cận  làm than nữa rồi ! Nhưng biết làm thế nào được, mỗi thời mỗi khác! Hai cháu nội của ông đều là những học sinh chăm ngoan, lễ độ...Gia đình ông luôn được công nhận là Gia đình Văn hóa trong nhiều năm... Ông tự hào luôn xứng đáng là “Cây cao bóng cả” . Ông tự hào, ông được khoẻ khơăn, tráng kiện, là do ông biết sống và suy nghĩ ở vị thế cân bằng chủ động ổn định không ganh ghét bon chen. Có phong cách, bản lĩnh của người thợ làm than ! Ông  đã biết sâu chuỗi những “lát cắt” sắp xếp nó lại thành những kỷ niệm đẹp của cuộc đời , quên đi những bức xúc qua gần chục tập thơ của ông, mỗi tập đều có sắc thái tâm trạng, tâm sự riêng : “Khắc khoải chiều thu”, “Sắc Hoàng Hôn”, “Lời hát ru”, “Hạnh phúc và Hoa”.. . …Trong tâm tư sâu thắm của  lòng mình, chưa bao giờ ông nghĩ đến “lát cắt” cuối cùng … Mà đố ai biết được cái “lát cắt” cuối cùng  sẽ đến với ông  khi nào?.  
Nguyễn Chính Viễn