Trang chủ » Truyện

BỨC KÍ HỌA TÌNH YÊU

Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2011 6:08 AM
Truyện ngắn của Nguyễn Nhuận Hồng Phương
                                     
       Tặng Họa sĩ H. & Mối tình của anh
 
Trong chuyến ra biên giới và hải đảo của các văn- nghệ sĩ lần này, hoạ sĩ Tăng Hoàn là người háo hức nhất. Anh vui bởi hôm họp bàn kế hoạch, cả đoàn đều nhất trí nhận lời mời khi ra đến Cát Hải, Hải Phòng, sẽ đến nghỉ tại khách sạn của một người bạn cùng chiến đấu với anh trong chiến trường miền Nam vào thời kì Chống Mĩ Cứu Nước.
- Này- Trưởng đoàn thì thầm với tôi khi ngồi uống cà phê trong lúc đợi xe đến- Tay hoạ sĩ Tăng Hoàn có thiên tình sử li kì lắm đấy! Ông thử khai thác mà viết!
Tôi ầm ừ cho qua chuyện. Thực tình tôi không khoái thọc mạch vào chuyện riêng tư của các cá nhân. Không cẩn thận thể như trường hợp của một nhà văn nọ, viết truyện ngắn, vô tình tên các nhân vật trùng với người cùng làng. cùng xóm, mà thành một vụ kiện cáo om xòm cả tỉnh.
Nhưng lúc lên xe, tình cờ tôi lại ngồi cạnh Tăng Hoàn. Tiếng là cùng hội, nhưng vì khác bộ môn nên ngoài những câu x• giao, tôi chưa bao giờ nói chuyện với anh. Họa sĩ Tăng Hoàn thuộc mẫu người khó đoán tuổi. Mái tóc “lợp” lại chải rẽ ngôi, uốn sóng điệu đà; những nếp nhăn kẻ vệt lăn tăn trên vầng trán và đuôi khoé mắt biểu hiện sự từng trải; nước da hồng, khuôn mặt bầu, bờ môi ướt rượt, răng trắng lộng, nụ cười cởi mở, tươi tắn dễ gây ấn tượng cho người đối thoại.
Mọi người ổn định chỗ ngồi, chiếc xe Mét Xe Đec Ben 15 chỗ khởi hành. Xe chất lượng cao, êm ru, mát lạnh, ngồi trong xe chỉ nghe tiếng rì rì cắt gió của  máy điều hòa. Xe ra khỏi thành phố, qua cầu vượt, rẽ lên đường cao tốc chạy hướng về phía biển.  
 - Tăng Hoàn này- Tôi gợi chuyện- Anh đi bộ đội năm nào?
 - Không! Mình có đi bộ đội đâu! - Tăng Hoàn sây mặt lại nhuớn mắt nhìn tôi.
 - Thì chính anh mời chúng tôi đến thăm người bạn trước đây cùng một chiến hào đấy thôi- Tôi đáp.
 Tăng Hoàn cười:
 - Đúng là thời bấy giờ tôi có đi khám bộ đội thật, thậm chí còn trích cả máu viết đơn xung phong. Nhưng vì thấp, bé, nhẹ cân quá nên không được chấp nhận.
 - Vậy sao anh lại vào Nam được?- Trí tò mò của tôi bị kích thích.
 - Tôi đi theo lối dân sự- Tăng Hoàn đưa tay nắm tay tôi xiết nhẹ- Người bạn của tôi mà các anh sẽ gặp, cũng là cán bộ dân sự… - Đang nói bất chợt Tăng Hoàn dừng lại, đôi mắt anh trở nên tư lự, đăm đăm nhìn qua kính chắn gió, thị lực ném vào khoảng trời mênh mông, vàng ruộm màu nắng, xa xa, từng cộn mây vần vũ...
Tôi im lặng, mặc cho tâm tư hoạ sĩ niệm hoài với kí ức xa xưa. Bàn tay anh trong tay tôi nóng hổi. Tôi cảm nhận thân nhiệt anh dần gia tăng vì cảm xúc trào dâng. 
Tôi biết, tôi đ• gợi đúng cái điều mà tôi muốn biết.  
 
- Trong đoàn cán bộ tuyên huấn vào Nam năm ấy tôi là người trẻ nhất- Sau giây lát im lặng Tăng Hoàn bắt đầu kể-  Tôi vừa tốt nghiệp trường Trung cấp Nghệ thuật ra, hăng hái, hăm hở lắm. Nhất là khi nghe lỏm được số cán bộ đi kì này, là do ủy ban Thống Nhất Trung ương điều động vào để chuẩn bị cho công cuộc giải phóng miền Nam.
Vào đến R (Bí danh của Trung Ương Cục miền Nam), tôi được điều về Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ Bình Phước. Lúc ấy các ban, ngành của tỉnh đều làm việc dưới các tầng địa đạo, phía trên là rừng cây Lồ Ô, kề bên bờ sông Đa Quýp thuộc thị trấn Bù Đốp huyện Bù Gia Mập.
Nhớ hôm đầu tiên đến nhận công tác, ông Trưởng ban Tuyên huấn tỉnh dụi mắt nhìn tôi như nhìn người trên trời rơi xuống. Chả là sau mấy tháng hành quân, tôi vốn thân hình đ• nhỏ, nay vừa sạm đen lại gày guộc, cân cả quần áo cũng nặng chưa nổi 40 kg. Ông lắc đầu quày quạy chê bai, nhưng khi xem hồ sơ của tôi xong thì ông lại vỗ tay: “Được đấy! Bé, nhưng bé hạt tiêu!- Rồi ông động viên rất hài hước- “Bé nhưng gié to” cứ chịu khó ăn cơm miền Đông, uống nước sông Đa Quýp là sẽ “mần” được gái Bù Đốp”-  Tôi không ngờ câu nói “mần được gái Bù Đốp” ấy lại vận vào tôi.
- Vậy anh đ• lấy vợ ở Bù Đốp à?- Tôi bật ra câu hỏi đột ngột.
Tăng Hoàn nhe răng cười:
- Lấy thì không lấy, nhưng “mần” thì có “mần”.
- Vậy “mần” xong có để lại hậu quả không họa sĩ?- Anh chàng nhà thơ ngồi hàng ghế trên quay cổ xuống góp chuyện.
- Để lại thì bây giờ làm gì có chuyện để mà nói- Đầu hoạ sĩ Tăng Hoàn gật gù- Nhiều lúc tẩn mẩn nghĩ lại tôi vẫn thắc mắc: lúc ấy làm gì có “OK” hay thuốc chống thai như bây giờ mà không “dính” mới là điều lạ.
- Chắc là vì chiến tranh nên “mần” vội đấy thôi!- Tay nghệ sĩ nhiếp ảnh ngồi cùng ghế với nhà thơ góp lời- Nhưng thôi, anh kể tiếp đi, vào trong đấy anh làm gì?
Hoạ sĩ Tăng Hoàn kể tiếp:
- Nhiệm vụ chính của tôi là kẻ khẩu hiệu, trang trí hội nghị, vẽ tranh cổ động, xuống các cơ sở tuyên truyền chính sách của Mặt trận dân tộc Giải phóng và phụ trách tờ báo tường của tỉnh uỷ. Công việc không nặng nhưng bận, nhất là khi trời phú cho mình tài kí hoạ chân dung. Một đồn mười, mười đồn trăm… Thế là cán bộ, chiến sĩ ở khắp mặt trận miền Đông Nam Bộ có dịp là tạt vào xin tôi kí hoạ…
- Chuyện công tác nói gì mà nói lắm thế?- Lại là tiếng the the như xé vải của ông nhà thơ xen vào- Đây không phải hội nghị bình xét thành tích đâu nhé! Đề nghị “tập trung vào chuyên môn”. Xin kể ngay vào chuyện làm thế nào mà họa sĩ nhúng được “ cây cọ” của mình vào “lọ mực” của gái Bù Đốp ấy!
Nghe nhà thơ nói, mọi người trong xe cười ồ lên. Họa sĩ Tăng Hoàn mặt ửng hồng, đưa tay g•i đầu: 
- Thì chuyện nào cũng phải có mở đầu xong đến thân bài rồi mới đến kết luận chứ!
- Thôi- Tôi lên tiếng- Mặc kệ hắn, anh kể tiếp đi!
- Nhớ lần nhận lệnh sang Miên (Campuchia) gùi gạo– Họa sĩ Tăng Hoàn nói- Không hiểu sao đúng lúc ấy người tôi gây gấy sốt. Lúc đầu tưởng cảm cúm qua loa, ai ngờ càng về sau càng thấy choáng váng. Lấy gạo xong trời ập tối. Trên vai gùi gạo thì nặng, cơn sốt lại tăng dần, lúc qua được biên giới tôi bị tụt về phía sau. Cơn sốt rét ùa tới khiến miệng tôi líu lại, hai hàm răng lập cập như gảy đàn,  bên ngoài thì v• bồ hôi, còn hơi lạnh từ trong bụng toát ra khiến toàn thân tôi run lên từng chặp. Kiệt lực, tôi lăn ra nằm co quắp cạnh bìa rừng Lồ ô.
Đêm vùng biên ải thật ghê sợ, đen thăm thẳm, gió thổi à à như tiếng cô hồn vừa thức giấc; dường như ở đó vô vàn con mắt của tử thần rình chộp. Thi thoảng từ xa xa, tiếng bom đạn ì oàng vọng lại. ý nghĩ về cái chết bất ngờ hiện về trong đầu, tôi cưỡng người ngồi dậy nhưng không được. Thể xác nặng chịch, đầu óc quay cuồng, chìm lịm vào nơi vô định...
Cho đến khi tôi lơ mơ nghe tiếng lào thào: “Đồng chí họa sĩ ơi, gắng lên, tỉnh lại đi, đừng chết nhé!” Tôi cụng quậy, thấy ngực mình bị ép, tức, khó thở, ngột ngạt như người bị bóng đè. Tôi ưỡn người lên, tiếng cọ sát loạt loạt của vải áo đưa tôi về thực tại. Tôi mở mắt nhìn, trong màn sáng bàng bạc của ánh trăng đầu tháng, tinh mắt hoạ sĩ nhận ra khuôn hình một người con gái. Giữa khoảng động của hai chiều vạt áo, khoang cổ trần từng nét ngấn mịn màng hé lộ vầng ngực trắng ngần vun cao, hai bầu vú nần nẫn, mềm mại, day dả, ve vuốt, khêu gợi truyền sang tôi hơi ấm nồng nàn và tỏa ra một mùi hương thật lạ, khêu gợi, kích hứng và vô cùng quyến rũ… Vô thức, bản năng tự nhiên trỗi dậy, tôi quàng tay ôm lấy đôi bờ vai tròn lẳn ghì riết…
Bất chợt người con gái rùng mình vùng dậy, rời khỏi người tôi, reo lên mừng rỡ: “May quá! Thuốc công hiệu rồi. Vậy mà tôi cứ lo đồng chí bị đột tử vì sốt rét  ác tính”. Nghe nhắc đến thuốc, tôi thấy miệng mình đắng ngắt vị kí ninh. Nhưng vị đắng cũng không xóa nổi cảm giác hẫng hụt của cơ thể, khiến lòng tôi đầy nuối tiếc…
- Sao lúc n•y ông bốc phét là “mần” được rồi?- Vẫn là tiếng nhà thơ nọ góp lời.
Dường như không để ý tới câu pha trò vô duyên của nhà thơ, Tăng Hoàn nói tiếp: Đến lúc ấy tôi cũng nhận ra đó là Bích Vân, cô y sĩ trẻ ở Ban An ninh tỉnh. Tuy không quen nhưng tôi đ• gặp vào những dịp hội nghị tổng kết của tỉnh. Bích Vân kém tôi 5 tuổi, da trắng, khuôn mặt tròn, tóc đen nhánh, suôn dài, và ấn tượng nhất là đôi mắt sâu thẳm ẩn trong hàng mi cong và cặp lông mày rậm mượt. Quả thật, nói bây giờ các anh cho tôi là kẻ mắc bệnh tự kỉ, chứ thực ra, nếu không có cơn sốt rét ấy, có thích mấy tôi cũng không bao giờ dám đến gặp Bích Vân. Giữa chúng tôi là hai ngoại hình khấp khểnh; tôi thì nhỏ con, èo ợt, ngoài khả năng hội họa ra chẳng có gì hết. Còn Bích Vân, đang thì con gái, rừng rực sức sống, nặng hơn tôi 20 kg và cao hơn hẳn một cái đầu…
- Vậy mà Bích Vân lại thích anh?- Tôi buột miệng, hỏi.
- “ Gái phải hơi giai như thài lài gặp cứt chó ”- Ông nhà thơ nọ buông ra một câu thành ngữ.
- Cũng không hẳn thế! – Họa sĩ phân trần- Thực ra, m•i sau này chúng tôi mới đến với nhau. Còn khi gặp tôi nằm còng qoeo ở bìa rừng, Bích Vân ôm tôi sưởi ấm và hạ thân nhiệt với kinh nghiệm của một y sĩ đ• quen ở chiến trường, chứ không có tình ý gì cả…
- “Khổ lắm! Biết rồi! Nói m•i!”- Nhà thơ ngắt lời Tăng Hoàn bằng câu nói
thường nhật của “Cố Hồng” trong tác phẩm “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Có nhiều tiếng cười gié lên, tôi ngoảnh lại, thấy một số anh em văn, nghệ sĩ cũng đang chăm chú lắng nghe. Tay nghệ sĩ nhiếp ảnh quay lại cự nự nhà thơ:
- Thôi, ông có “tạnh ngay cái loa rè” lại không. Trật tự để cho anh ấy kể.
- Đồng ý!- Họa sĩ Tăng Hoàn đồng tình-  Đang kể nói chen ngang vào khó nhớ lắm- Rồi anh tiếp tục- Có thể nói, lúc ấy hai đứa mình yêu nhau là do chiến tranh- Chiến tranh như “bà mối” xe duyên, nối chúng tôi lại trong gian khó, nguy hiểm, giữa sự sống và cái chết. Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần tôi bị đưa đi cấp cứu ở Bệnh xá Liên cơ của tỉnh Bình Phước. Đó là giữa năm 1972, tôi vừa bị sốt rét lại vừa bị bệnh trĩ. Máu chảy nhiều, da xanh như tàu lá, gày rộc, mắt quầng trũng, thoi thóp nằm trên giường như cái xác chờ tử thần đến đòi đi.
Nghe tin, Bích Vân giả vờ bị đau bụng, lấy lý do nhập viện để chăm sóc cho tôi. Đêm đêm, cô thao thức, vẻ mặt âu lo. Mỗi khi tôi lên cơn rét, cô lấy mền chăn đắp rồi ôm lấy tôi che chở, sưởi ấm tôi bằng cơ thể của mình; bệnh trĩ của tôi ra máu, Bích Vân không nề hà hôi hám, bẩn thỉu, ngày ngày săn sóc, lau rửa, chăm bẵm tôi như người mẹ thương con…
Ngoài trách nhiệm đồng chí cùng chiến đấu trên một trận tuyến, Bích Vân là sự tổng hợp của mọi đức tính: Những lần tôi bị ốm, Bích Vân nâng giấc, dỗ dành, ru nựng, bón cho tôi từng hớp canh, thìa cháo; nghiêm khắc kiểm tra, nhắc nhở tôi uống thuốc đúng giờ, nghỉ ngơi đúng giấc; còn những lúc tôi đỡ, cô làm người mẫu cho tôi vẽ, Bích Vân vui cười, nhí nhảnh, tinh nghịch, thi thoảng ra bộ nhõng nhẽo như một cô bé hay hờn hay dỗi. Tất cả những bức tranh, tôi đều đề tặng Bích Vân. Nhưng hình như bức vẽ mà Bích Vân thích nhất vẫn là bức kí họa tôi ghi lại khoảnh khắc lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau bên ven rừng Lồ ô. Cô nói: “Em sẽ giữ bức kí họa này suốt đời. Không chỉ là kỉ niệm về cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta, mà để nay mai khi có con, em sẽ kể cho chúng nó về tình yêu của chúng mình”.
- Hai người yêu nhau vậy mà sao lại thôi?- Anh chàng nghệ si nhiếp ảnh  bỗng nhiên lên tiếng hỏi.
- Thì thế mới gọi là duyên số!- Tăng Hoàn đáp- Sau giải phóng miền Nam, cấp trên cho tôi về thành phố Hồ Chí Minh học Đại học Mĩ thuật. Trước khi đi, tôi về gia đình Bích Vân ở Bù Đốp ăn tết, đó là mùa xuân năm 1976, và đó cũng là lần đầu tiên tôi đến nhà Bích Vân với tư cách con rể tương lai.
Đêm trước ngày xa nhau, chúng tôi nói với nhau nhiều lắm. Nhưng tựu chung vẫn là chuyện tình yêu và mơ ước đến tương lai. Bích Vân lấy ra chiếc áo gối trắng tinh, có hình đôi chim bồ câu ngậm cành hoa hồng và hai chữ “Hạnh Phúc” do chính tay tôi vẽ cho Bích Vân thêu, nói: “Em giao cho anh giữ vật kỉ niệm này, anh phải gìn giữ nó như gìn giữ tình yêu của chúng ta. Hẹn đến khi nào anh công thành danh toại, chúng ta cưới nhau sẽ cùng gối chung chiếc gối này.” Tôi cảm động, ôm Bích Vân vào lòng, hôn tới tấp lên khuôn mặt dịu hiền của người con gái tôi yêu…
Nhưng cuộc sống thường xảy ra những điều không ngờ. Khi bước ngoặt của sự nghiệp rẽ sang ngả khác, thì tình yêu cũng trở thành số phận. Cuối năm 1977, tôi đang thực tập ở Sông Đốc, Cà Mau thì nhận quyết định chuyển ra Trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội học tiếp. Cầm giấy báo, tôi mừng như phát điên, khóc òa lên vì vui sướng. Từ ngày rời miền Bắc, xa quê hương, xa bố mẹ và những người thân vào chiến trường, đến lúc đó cũng đ• gần 10 năm rồi. Xe đón, vội đi, không về Bù Đốp được, tôi viết một bức thư, nhờ một sinh viên cùng thực tập gửi cho Bích Vân. Ai ngờ chuyến ra Bắc lần ấy, cũng là lần tôi chia tay vĩnh viễn với mối tình đầu đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình...
Chờ cho sự xúc động của anh lắng xuống, tôi hỏi:
- Anh nói anh yêu chị Bích Vân, nhưng sau khi học xong đại học sao anh không vào Nam tìm chị ấy?
- Không phải tôi không tìm!- Giọng Tăng Hoàn sẽ sàng nhưng rành mạch- Và tôi cũng không là kẻ bội tình. Bởi trái tim tôi luôn khắc ghi hình ảnh Bích Vân; bởi tôi tin vào lời nguyện ước, tin vào lòng tin của tình yêu. Vì thế, dù đi đâu, ở đâu, vài hôm hay cả tháng, cả năm, tôi vẫn mang theo chiếc áo gối, như để nhắc nhở mình luôn nhớ đến người vợ chưa cưới đang chờ đợi. Vậy mà khi tốt nghiệp xong tôi vào Nam để thực hiện lời hẹn thề, thì được một người bạn cho biết Bích Vân đ• lấy chồng. Nghe tin ấy, tôi đau khổ tột cùng, bao nhiêu đêm tôi đi lang thang và khóc không biết bao nhiêu là nước mắt. Cuối cùng, mọi sự đau khổ và hờn giận tôi dồn vào hành động cuối cùng: Trước khi ra tàu về Bắc, tôi đóng hộp chiếc vỏ áo gối thành một món quà gửi cho Bích Vân thay lời “chúc mừng hạnh phúc”- Lặng đi chốc lát, anh nói tiếp- Thật ra, khi yêu nhau say đắm, người ta thường cho tình yêu ấy là vĩnh cửu, sự thủy chung như nhất luôn là điều khát khao vươn tới. Nhưng sự chia li do bất cứ hoàn cảnh nào lại là điều trớ trêu. Ai cũng có lí của mình và thường lấy đó để biện minh cho sự đ• rồi. Trường hợp của tôi và Bích Vân cũng vậy…
Những câu nói cuối của Tăng Hoàn nghèn nghẹt, khóe mắt long lanh đôi giọt lệ. Những người ngồi trong xe cũng lặng đắng vì phần kết của một mối tình.
- Họa sĩ “chơi” được đấy! Một sự trả thù ngọt ngào!- Nhà thơ gật đầu tán thưởng.
- Ông chỉ nói vớ vẩn! – Nghệ sĩ nhiếp ảnh vặc lại- Tôi chắc chị Bích Vân có lí do của mình.
- Có, nhưng lúc biết thì đ• muộn rồi- Họa sĩ Tăng Hoàn gật đầu-  Vào đầu năm 2008, lúc đó tôi về hưu rồi, nhưng theo yêu cầu của Trường Trung cấp Nghệ thuật tỉnh tôi đến giảng dạy ở Khoa Mĩ Thuật. Lúc ngồi ở văn phòng thì điện thoại di động reo. Tôi mở máy thấy số lạ hoắc, tiếng một phụ nữ dè dặt: “ Thưa bác, cho phép cháu hỏi: Bác có phải là họa sĩ Tăng Hoàn không ạ?” Tôi đáp: “ Vâng, đúng rồi, có việc gì đấy?”. “ Ôi, may quá!- Người phụ nữ reo lên- Thưa bác, cháu là con của mẹ Vân đây ạ. Cháu tìm bác mấy năm nay rồi.” Tôi nhíu mày khó hiểu: “Vân nào nhỉ? Xin lỗi, chắc là cô nhầm số…”. “ấy… ấy, bác đừng bỏ máy- Người phụ nữ nói vội- Cháu là con của mẹ Bích Vân quê ở Bù Đốp trong miền Nam mà bác! Bác quên rồi ư?”. Nghe, tôi chết sững như kẻ bị trúng đạn, miệng lắp bắp: “ Có… có… có thật cháu là con của Bích Vân không? Sao lại nói tiếng Bắc?”. Người phụ nữ đáp: “Bố cháu là người miền Bắc mà bác!” Rồi cháu hẹn ngày nghỉ cuối tuần sẽ đến gặp tôi.
Khi gặp, tôi mới biết bức thư tôi gửi trước khi ra Bắc không đến tay Bích Vân. Ngỡ bị bội tình, phụ bạc, Bích Vân thề: chỉ lấy chồng miền Bắc, với mục đích có điều kiện tìm tôi. Và cuối cùng cô yêu một sĩ quan quân đội, người huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng. Sau khi kết hôn, Bích Vân theo chồng về quê lập nghiệp.
Trước khi chia tay, cháu trao lại cho tôi bức kí họa và nói: “Mẹ cháu dặn: Nếu gặp, con cứ đưa bức kí họa này ra, bác Hoàn sẽ hiểu”. Tôi cầm bức kí họa trên tay lòng bồi hồi khó tả. Đ• hơn bốn mươi năm rồi, mà nét kí họa hai người ôm nhau dưới ánh trăng treo bên cánh rừng Lô ô trong một đêm vùng biên vẫn tươi nguyên màu vẽ.
PY 8/2011
 NNHP