Hồi thứ mười ba
Chấn chỉnh kỉ cương , người đến người về
Tai họa trên trời dăm ba... đơn kiện
Ngày 9-9-1992 Hữu Thỉnh báo cáo đề án qui chế làm việc và xếp sắp lại tổ chức . Tinh thần chung là trực tiếp ban biên tập làm trưởng ban . Nổi lên ở
phương án này là : Đồng chí Phạm Tiến Duật chưa xếp , tạm để làm cố vấn cho ban biên tập ! Cố vấn cho ban biên tập , một chức danh chưa từng có trong trong làng báo Việt Nam . Cố vấn làm gì , không ai trả lời nổi . Duật bảo : Chả làm gì cả mà lương vẫn lĩnh , ấy là cố vấn .
Lúc này thì Hoài An , Ngô Ngọc Bội đã về nghỉ hưu .
Thiên hạ cứ đồn ầm lên sẽ phải bổ sung thêm lực lượng thép cho báo , đấy là đồn thổi , sự thật là ngày 9-9-1992 cuộc họp ban biên tập đã có quyết nghị xin thêm 2 người đó là NGUYỄN QUANG THIỀU và NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG , ngày 17 – 9 -1992 Hữu Thỉnh kí công văn đề nghị : Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam có công văn xin cán bộ như sau :
1) Nhà văn Nguyễn Quang Thiều hiện đang công tác tại Bộ Nội vụ về bổ sung cho bộ phận văn học nước ngoài .
2) nhà văn Thao Trường ( Nguyễn Khắc Trường ) đang công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội về bổ sung cho bộ phận văn xuôi .
hoàn toàn không có sức ép nào từ các cơ quan quản lý . Dẹp tan dư luận cấp trên đưa an ninh quốc phòng về báo .
Trước hết nói về nhà văn Nguyễn Khắc Trường .
Trong chiến tranh ông kí tên là Thao Trường , xuất hiện nhiều nhưng chưa nổi lắm , chỉ từ khi xuất hiện tiểu thuyết MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA được giải thưởng Hội Nhà văn thì tên tuổi của ông thực sự tỏa sáng . Ông vốn hiền lành ít nói , ít khi tham gia những cuộc tranh luận , khi cần thì ông nói đích đáng . Cũng chả bao giờ đòi hỏi quyền lợi gì cho mình , có sao hưởng vậy , xuề xòa dễ mến . Người ta bảo ông cũng tốt duyên lắm nhưng đó là việc ngoài báo không nên nói .
Nguyễn Quang Thiều, cùng về báo Văn Nghệ với Nguyễn Khắc Trường nhưng kém Khắc Trường chừng mười tuổi , anh là tác giả của trên ba chục đầu sách , mà phần lớn đều được đánh giá cao . Anh cũng sở hữu hàng chục giải thưởng từ quốc tế đến trong nước . Trong kỉ yếu Hội Nhà văn anh ghi : Tốt nghiệp đại học ở Cu Ba , về nước công tác ở nghành công an một thời gian . Hiện công tác tại báo Vietnamnet , bộ thông tin và truyền thông .
Như vậy là anh không đả động gì đến thời gian về báo Văn nghệ , không hiểu ông quên hay cố tình quên . Dù thời gian ông về Văn nghệ khá lâu , hơn 15 năm và cũng để lại khá nhiều dấu ấn . Đặc biệt ông là người đầu tiên làm tờ Văn nghệ trẻ , hoành tráng và đầy ấn tượng , những người kế nhiệm ông khó có thể làm được như ông ,ông có tài làm báo . Mọi người đều muốn ông đóng góp cho tờ Văn nghệ . Một lần lấy phiếu tín nhiệm phó tổng cùng Bế Kiến Quốc ông được tín nhiệm với số phiếu cao . Vậy mà người ta không đề bạt ông . Đại hội nhà văn lần thứ VIII tại diễn đàn hội nghị có nhà văn đề nghị các đại biểu bỏ phiếu cho ông để ông về làm tổng biên tập Văn nghệ. Lần này thì ông trúng chấp hành nhưng người ta cũng không cho ông làm tổng biên tập , thế mới biết tài là một việc , còn người ta có giao hay không là chuyện khác .
Từ đó trở đi là thời kỳ yên tĩnh của Văn Nghệ , trừ một vài sự cố về bài vở nhưng thôi không nói đến .
Năm 2000 kết thúc thế kỉ thứ XX , cũng là mãn nhiệm ban chấp hành khóa V chuẩn bị cho đại hội lần thứ VI của Hội Nhà văn Việt Nam , thì đùng một cái một nhà văn , một nhà thơ nguyên là cán bộ báo Văn Nghệ đâm đơn kiện Hữu Thỉnh .
Trước khi nói về hai nhân vật này ta thử điểm qua chút tình hình .
Đại hội lần thứ V thành công sau nhiều lần bỏ phiếu chọn ra được ban chấp hành 5 người Ngay sau khi công bố kết quả đã xuất hiện luôn lời sấm :
Ban chấp hành hội khóa năm .
Ba chàng họ Nguyễn đêm nằm lò ma .
Ba chàng họ Nguyễn ấy là : Nguyễn Hữu Thỉnh , Nguyễn Trí Huân , Nguyễn Khoa Điềm . Còn lò ma chính là Lò Ngân Sủn và Ma Văn Kháng . Tài thật chữ lò ma vừa tếu táo vui , vừa nói lái mà lo .
Người ta cũng dựng luôn chân dung của Ma Văn Kháng :
Bởi chưng tuổi tớ đã già ‘
Nên tớ đến hội để mà vui thôi .
Ma này đích thực ma trơi .
Lại nói về những câu ca , nơi này luôn có những câu ca bất ngờ . Ví dụ về Y Phương sau khi trúng chấp hành thì có :
Cao Bằng chốn ấy mù sương .
Vẫn đau đáu một con đường thủ đô .
Cơ cấu là mấu cơ đồ .
Theo sao chiếu mệnh bây giờ Y Phương .
Hoặc về Cao Tiến Lê :
TNc cắt đoạn này.
Hoặc về Lê Chí :
Miệt vườn chẳng thích Chí chơi .
Nghêu ngao Chí phắn về nơi Hà Thành .
Hoan hô cái bát cháo hành .
Làm nên anh Chí xứng danh miệt vườn .
Hoặc như Thanh Quế :
Chấp hành Quế có thích đâu .
Nhưng mà bọn chúng nó bầu thì vô
Biết rằng đầu sở mình ngô .
Tích chèo Thanh Quế diễn trò cho vui .
Hoặc như Anh Đức :
TNc cắt bỏ đoạn này
Và còn nhiều nữa.
Trở lại với các cao thủ : :
Trần Ninh Hồ - tên tục là Hỷ đọc hết là Trần Hữu Hỷ vùng quê Sen Hồ , Bắc Giang … nguyên làm nghề dạy học , lão còn hát giọng nam trong các đoàn chèo Bắc Ninh . Vào chiến khu tham gia kháng chiến . Từ văn nghệ giải phóng sát nhập về báo Văn nghệ . làm rất nhiều việc , từ trưởng ban phóng viên , đến trưởng ban thơ , thậm chí cả chủ tịch công đoàn . Lão này rất bẻm mép và bẻm cả chữ . Hãy đọc những dòng lão viết ở kỉ yếu nhà văn : Thơ là điện tâm đồ được vẽ bằng chữ . Có nhạc nổi nhạc chìm . Thơ quan trọng đến mức trong lịch sử sáng tạo văn học , nghệ thuật , nó đồng nghĩa với cái đẹp , với tất cả sự hoàn mỹ của một trung tâm tỏa sáng .
Kinh chưa , nghe nó cứ rối rắm và mù mịt làm sao ấy
Có nhà lý luận nhận xét thơ lão là : Người lạ đi trên con đường quen , người quen đi trên con đường lạ .
.
Bùi Bình Thi – gần tám mươi tuổi vẫn còn tráng kiện . để râu và thích mặc quần áo bò , nói năng vô tư thoải mái . Ông viết trong kỉ yếu nhà văn như thế này : Có lẽ cũng có thể ví tác phẩm văn chương nghệ thuật như rượu . và chưa có một thứ gì dễ làm say đắm con người như rượu , đưa lên miệng một vài ly thôi là biết ngay mình như thế nào . Thế mà rượu lại có được chỉ bởi có ba thứ : Gạo , men ,và độ lửa . Ông nói vậy chứng tỏ ông không sành về rượu lắm , và còn tùy tiện nữa . Thử hỏi ông liệu không có nước lã đố ông cất được thành rượu , các cụ ta gọi là con nước mà nhờ có con nước mỗi nơi mỗi khác để tạo thành chất rượu không nơi nào lẫn được , người ta còn gọi rượu là đặc trưng văn hóa vùng miền . Chuyện kể rằng ngọn núi Mao Đài bên Trung Hoa chắt ra một nguồn nước chảy qua tầng tầng lớp lớp vách được con người bảo vệ nghiêm ngặt dùng để cất thành rượu Mao Đài có đến hai ngàn năm rồi , Xét cho đến cùng sự thành công của loài người về rượu đó là đưa lửa vào trong nước , để hai thứ vốn khắc nhau vẫn có thể hòa hợp được với nhau , hay nói cách khác đó là biểu tượng sinh động nhất về sự hài hòa âm dương . Thế đó cứ mải nghĩ về những điều to tát mà bỏ quên cái thứ đơn giản nhất , giá trị nhất . Mới hay phàm cái gì chưa biết mà cứ nói như đinh đóng cột thì : nguy lắm thay , nguy lắm thay .
Ông theo đạo tin lành , ông cũng là đảng viên đảng cộng sản , ông tôn thờ cả hai , vì vậy suốt cuộc đời ông lăn lộn ở chiến trường , mà lại là đất nước triệu voi . Gần chục cuốn tiểu thuyết ông viết về sự gắn bó hai dân tộc Lào – Việt . Ông được nhiều giải thưởng về đề tài này .
Thế mà gần đây ông đổ đốn viết cuốn DẠI TÌNH và để các nhà quản lý thu hồi , dầu vậy cuốn này vẫn có mặt ở mọi nơi . Thôi cấm đoán là việc của người quản lý , viết là quyền nhà văn , còn đọc là của nhân dân việc này không bàn nữa .
Người ta bất ngờ vì thấy ông đi kiện
Rõ là :
Hình như chán chốn văn đàn .
Chen chân vào chốn cửa quan tấu trình .
Muốn biết các văn sỹ kiện cáo thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ