Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CHƯA THỎA MÃN NGƯỜI ĐỌC

Trần Minh Tạo
Thứ bẩy ngày 28 tháng 5 năm 2011 5:23 PM

     Nhân đọc loạt bài “BINH PHÁP HỒ CHÍ  MINH” của Hoàng Quảng Uyên   

        Tuần báo VN thuộc Hội Nhà văn VN, tại 3 số: 18+19,20,21,phát hành vào các ngày  30/4,14/5,21/5 , có đăng liên tục bài “Binh pháp Hồ Chí Minh (Những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tôn tử Binh pháp và Tam thập lục kế trong Chiến tranh cách mạng)” của tác giả Hoàng Quảng Uyên ( HQU).
        Có thể nói,đây là bài viết khá công phu.Không nghiên cứu cùng tinh tường ít nhiều về Binh pháp Tôn tử ,về  môn  “mưu học” nói chung , “Tam thập lục kế học” nói riêng lẫn nhiều lớp chi tiết về lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu- Chiến Quốc cùng lịch sử cách mạng Việt Nam ,nhất là vào giai đoạn gian nan buổi đầu do Bác Hồ và Đảng CSVN lãnh đạo, thì khó bề viết ra được bài này.Nhất là khi  ở đoạn cuối bài viết  tác giả có  giãi bày thêm rằng những gì vừa viết ra vẫn chưa hết những điều muốn viết lẫn  chưa hết năng lực mở rộng,đào sâu thêm vấn đề nơi chính mình :“Bàn về chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng Tôn Tử binh pháp và tam thập lục kế không chỉ có vậy.Còn rất nhiều câu chuyện hay tôi mong có dịp sẽ được tiếp tục trình bày (như các kế Rút củi đáy nồi,Vây Triệu cứu Ngụy,Điệu Hổ ly sơn,Tẩu vi Thượng…).Có thể viết hẳn một chuyên luận chuyên sâu cũng  không có gì là quá.Những thu hoạch mà tôi trình bày ở đây chỉ là những nhận xét bước đầu,hướng tới một nhận định : Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là nhà lý luận vừa là nhà thực hành ,đã dịch ,tóm tắt trước tác Tôn Tử binh pháp ,không chỉ để dùng vào mục đích  quân sự mà còn dùng trong rất nhiều lãnh vực khác như ngoại giao,kinh tế ,chính trị ,văn hóa …”.
         Tuy nhiên, cẩn thận đọc đi đọc lại bài này nhiều lần,ngay khi tình cờ gặp nó tại nhà một người bạn vào ngày 25/5 vừa qua,tôi xin có vài ý  kiến nhỏ  mang tính phản ảnh lại như sau: Trong tác phẩm “Tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh” của Thượng tướng Trần Văn Trà (NXB QĐND Việt Nam ấn hành tháng 11. 2004), tại trang 19 và 20 có nêu: “Để giáo dục đào tạo cán bộ cho khởi nghĩa thắng lợi,cho các đội tự vệ và du kích,Nguyễn Ái Quốc đã viết một loạt tài liệu quan trọng về quân sự như :“Cách đánh du kích”, “Kinh nghiệm du kích Tàu”,“Kinh nghiệm du kích Pháp”,“Kinh nghiệm du kích Nga””.“Cũng trong thời kỳ này,Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều tài liệu quân sự khác.Đặc biệt có quyển sách nhỏ nhan đề  Phép dùng binh của ông Tôn Tử”.Người viết “Đây chỉ là dịch theo ý nghĩa”.Thực sự trong cả 13 chương của“Tôn Tử binh pháp”,Người dịch những điểm chủ yếu mà thêm vào bình luận của Người,chính những bình luận này nhấn mạnh những nguyên tắc rất đúng ,rất hay để cho cán bộ học tập và đó cũng là tư tưởng của Người.Người viết:“Nguyên tắc của Tôn Tử chẳng những dùng về quân sự đúng ,mà dùng về chính trị cũng hay”.Có nghĩa là -giống như HQU đã khẳng định  nơi đoạn đầu bài viết của mình:Trong chiến tranh cách mạng vừa qua ở nước ta,Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh đã từng “vận dụng Tôn Tử binh pháp …trong các lĩnh vực chính trị ,ngoại giao và nhất là quân sự ,giành những thắng lợi quan trọng,đúng với điều mà binh pháp Tôn Tử đã nói:“Không đánh mà khuất phục đối phương mới là người giỏi trong những người giỏi vậy”.
         Thế nhưng,dù tựa đề ghi “Binh pháp Hồ Chí Minh” với phần phụ chú kèm theo mang tính xác định nội dung sẽ có “Những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tôn tử Binh pháp và Tam thập lục kế trong Chiến tranh cách mạng”; hay ở  một chỗ khác có viết ,đó là “bàn” tới“…chủ đề Chủ tịch  Hồ Chí Minh vận dụng Tôn Tử binh pháp…” trong chiến tranh cách mạng vừa qua ở Việt Nam nhưng suốt bài viết nói trên,trải dài liên tục qua 3 số báo, không hề thấy HQU nhắc tới chủ đề này ?Thay vào đó,chỉ thấy “Xin kể đôi điều về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một số kế sách trong Tam thập lục kế ” mà thôi!
         Nói cách khác.Tại đoạn kết bài “Binh Pháp Hồ Chí Minh”,HQU có viết rằng: “Bàn về chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng Tôn Tử binh pháp và tam thập lục kế không chỉ có vậy…Những thu hoạch mà tôi trình bày ở đây chỉ là những nhận xét bước đầu,hướng tới một nhận định : Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là nhà lý luận vừa là nhà thực hành ,đã dịch ,tóm tắt trước tác Tôn Tử binh pháp,không chỉ để dùng trong mục đích quân sự mà còn trong rất nhiều lãnh vực khác như ngoại giao,kinh tế ,chính trị ,văn hóa …”.
         Tuy nhiên,như trên đã nói ,trong suốt sự “trình bày” những “thu hoạch”  của mình thể hiện nơi bài viết ,chỉ thấy HQU “trình bày” “đôi điều về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một số kế sách trong Tam thập lục kế ” mà thôi. (Chính xác cụ thể  là 5 kế).Chẳng thấy ,dù một lần,sự vận dụng binh pháp Tôn Tử của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào cuộc chiến tranh cách mạng vừa qua ở nước ta ra sao?
          Nghĩa là,trong bài “Binh Pháp Hồ Chí Minh” của HQU, trong thực tế đã có sự chưa đầy đủ về mặt nội dung khi so vào  đề tài , chủ đích mà tác giả đã nêu,đã xác định từ đầu,vừa thể hiện tập trung nơi phần tựa đề có kèm theo dòng phụ chú vừa thể hiện nhiều lần nơi phần “thân bài” mà chỗ rõ nhất nằm tại câu này : “Bàn về chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng Tôn Tử binh pháp …không chỉ có vậy.”
         Rõ ràng ,làm sao có thể “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung mới để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh,tạo dựng một xã hội công bằng,dân chủ,văn minh” thông qua “…vài mẩu chuyện về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng Tôn Tử Binh pháp và Tam thập lục kế …” cho được ,dù chỉ tiếp nhận “ như là một cách đặt vấn đề ”,khi “một vài mẩu chuyện” nằm trong bài viết  trên chỉ  tập chú toàn bộ về việc “Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một số kế sách trong Tam thập lục kế” mà  thôi!
         Chẳng những thế ,mà cũng tương tự thế ,rằng người đọc làm sao có thể theo dõi “…những nhận xét bước đầu” của HQU nhằm cùng  “…hướng tới một nhận định : Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là nhà lý luận vừa là nhà thực hành ,đã dịch ,tóm tắt trước tác Tôn Tử binh pháp,không chỉ để dùng trong mục đích quân sự mà còn trong rất nhiều lãnh vực khác như ngoại giao,kinh tế ,chính trị ,văn hóa …” (đúng với thực tế khách quan đã  từng xảy ra trong lịch sử) khi trong bài viết  chỉ thuần túy kể “về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một số kế sách trong Tam thập lục kế ” không thôi!
         Tóm lại,để hoàn chỉnh,để thỏa mãn người đọc  bài viết này,tác giả HQU nên kể thêm vài mẩu chuyện thể hiện nội dung Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã từng vận dụng “ …những kiến thức trong  Binh pháp Tôn Tử” vào việc lãnh-chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng ở nước ta vừa qua cùng lúc  với việc từng vận dụng “ những kiến thức trong …Tam thập lục kế” đã kể rồi.Có như vậy,mới phù hợp với tựa đề bài viết,có kèm theo đoạn phụ chú xác định rõ thêm phạm vi đề tài sẽ triển khai. Có như vậy,mới suôn sẻ,nhất quán với “phát biểu”: “Bàn về chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng Tôn Tử binh pháp và tam thập lục kế không chỉ có vậy.”, nằm ở đoạn kết bài .Vì rằng,câu “phát biểu”này làm sao  thỏa mãn được người đọc  về mặt lo-gic khi cả bài gọi là  mang tính “Bàn về chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng Tôn Tử binh pháp và tam thập lục kế” nhưng trong thực tế chỉ có phần “…vận dụng một số kế sách trong Tam thập lục kế ” không thôi .Phần “Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng Tôn Tử binh pháp” đâu?
          Dĩ nhiên,ý kiến từ phía người đọc này ,vốn hạn chế rất  nhiều về mặt kiến thức các loại ,khó bề thoát khỏi tính chủ quan ,phiến diện,thậm chí sai trật  trong nhìn nhận ,đánh giá cùng phản ảnh .Có gì chưa phải cùng sơ suất ,kính mong tác giả HQU cùng bạn đọc trao đổi lại ,chỉ dẫn thêm cùng vui lòng tha thứ.
                                                  Trần Minh Tạo
                                                   Sa Đéc-Đồng Tháp  ,ngày 27/5/2011.
                                                   Mail: tranminhtao2009@yahoo.com.vn
                                                   Tele:0906363007.