Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Sau một bức thư, hiểu thêm về ông Trần Văn Thuỷ

Hoàng Ngọc Trúc
Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2011 7:33 PM
 
 Tôi biết Ông Trần Văn Thuỷ vào những năm 80 của Thế kỷ trước qua hai bộ phim tài liệu “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện tử tế” do Ông làm đạo diễn. Gần đây lại được biết thêm về Ông qua cuộc tranh luận xôn xao trên báo mạng giữa Ông Trần Huy Thuận, Ông Nguyễn Hữu Đính với Ông Trần Nghi Hoàng xung quanh bức thư Ông Đính gửi cho Ông Thuỷ được in lại trong chương III cuốn “Nếu Đi Hết Biển” – Tác phẩm ra đời nhân chuyến du ngoạn tại nước Mỹ năm 2003 của Ông. Và, đặc biệt được hiểu thêm về Ông qua bức thư Ông gửi các anh: Nguyễn Huệ Chi, Anh Nguyễn Trọng Tạo, Anh Trần Nhương đăng tải trên các báo mạng trong tháng 1/2001 vừa qua.
 Đ• trên dưới 1/3 Thế kỷ tôi biết về một Ông Trần Văn Thuỷ tài năng, bản lĩnh và dũng cảm. Gần đây qua bức thư Ông gửi cho ba Ông chủ báo trên tôi hiểu thêm về Ông một con người đại lượng, lịch l•m, đường hoàng và hết sức tử tế.
 Bức thư chủ yếu trình bày về “nội tình” chuyến đi Mỹ năm 2003 của Ông. Một bức thư dài mà tịnh không có một câu nào, dòng nào oán trách hoặc trả miếng Ông Trần Nghi Hoàng về việc Ông Hoàng cho lá thư dài 16 trang viết tay kia của Ông Đính gửi ông Thuỷ là do ông Thuỷ bịa ra. Ông đứng ở vị trí cao hơn để nhìn kẻ đang bài xích, bôi nhọ mình. Ông cho rằng: Mọi sự việc đ• rõ như ban ngày. Lá thư còn đấy, Ông Đính (nhân chứng sống) còn đấy “Oánh nhau” với một người đầu óc không bình thường như ông Hoàng làm gì cho tốn giấy mực, vô bổ, mất thời gian?
 Thư gửi cho các ông chủ báo, Ông viết: “Thật khổ! Một dân tộc thiệt thòi đủ đường, khó khăn đủ đường, chung sức, chung lòng hết tình hết nghĩa với nhau còn chẳng ăn ai huống hồ chỉ ham “Oánh nhau” thì làm  sao mà khá lên được”.
 Chỉ mấy dòng thư “trích” ngắn ngủi này tôi hiểu thêm Ông là một nhà văn hoá tầm cỡ. Với ông Hoàng, ông không chỉ không thèm chấp mà phảng phất một ý gì đó thương hại nữa.
 Cũng rất may cho Ông Hoàng, vụ “vu oan” của Ông rơi vào Ông Trần Văn Thuỷ – Một người điềm tĩnh rộng lượng chứ nếu vào tay người nóng nảy nào khác như bà Hồ Xuân Hương ngày xưa chẳng hạn thì chắc chắn Ông Hoàng sẽ bị l•nh đủ.
 Thi sĩ họ Hồ mới chỉ nhìn thấy bọn học trò tập tọng làm thơ con cóc, xúc phạm đến cái trong sáng cao thượng của thi ca đích thực mà bà đ• nổi khùng mạt sát chửi bới chúng, gọi chúng là “lũ ngẩn ngơ”, “phường lòi tói” rồi kia mà.
 ở đây, Ông Hoàng chĩa thẳng mũi tên độc vào Ông, xúc phạm bôi xấu ông ghê gớm như vậy mà ông vẫn làm ngơ không thèm chấp. Ông Trần Văn Thuỷ đích thực là một người tử tế, tài đức vẹn toàn.
 Nhân bài viết nhỏ này tôi muốn xin được trao đổi thêm với Ông đôi điều:
Thứ nhất là: Phim tài liệu “Chuyện tử tế” của ông ra đời và được công chiếu cách đây trên dưới 30 năm mà đến nay vẫn còn nóng bỏng tính thời sự. Tuy nhiên có phải vì tính giáo dục của bộ phim chưa cao  hay do những nguyên nhân nào khác mà tôi thấy cái tử tế trong x• hội không những không tốt lên mà lại có xu hướng xấu đi? (Vấn đề này, chỉ cần theo dõi các vụ án đăng tải trên báo chí hàng ngày, đặc biệt là báo pháp luật và báo công an là thấy được tất cả). Các vụ án gia tăng đồng nghĩa với sự xuống cấp của tử tế.
Thứ hai là: Theo nguyện vọng của Ông Lê Thanh Dũng và nhiều bạn đọc, Ông nên cho tái bản và phát hành rộng r•i cuốn sách “Nếu đi hết biển” của Ông. Nếu được tái bản và phát hành, tôi tin rằng sách bán rất chạy nhất là sau cuộc tranh luận sôi nổi về nó vừa qua.