Tôi không làm được thơ. Không đưa được thơ vào văn xuôi nhưng tôi lại thích đọc những áng văn xuôi giàu chất thơ. Vì tâm lý ấy nên lúc mới đọc truyện dài “Nư¬ớc mắt một thời” của Nguyễn Khoa Đăng(*) tôi không thích vì văn chương của anh mộc mạc thật thà quá. Nguyễn Khoa Đăng dùng nhân vật Tôi, ngôi thứ nhất để dẫn chuyện càng làm cho văn chương của thiên truyện thêm gần với lối kể để tôi có cảm tưởng (chỉ là cảm tưởng) văn anh gần với văn nói hơn văn viết. Thế nhưng càng đọc thì càng bị câu chuyện của anh thu hút đến mức không rời được sách. Tôi đã đọc liền một mạch thiên truyện này.
Tôi cùng trà với nhà văn Nguyễn Khoa Đăng cùng được nếm trải hoặc được chứng kiến cuộc phát động cải cách ruộng đất long trời lở đất. Những chi tiết trong thiên truyện này thật đến hơn cả thật. Thế mới là hiện thực đã được khái quát hóa, điển hình hóa của văn chương. Tôi tin đây là tự truyện của tác giả. Tác giả lớn lên ở nông thôn Thái Bình trong một gia đình tạm gọi là khá giả. Bố mẹ anh là người cần cù, chịu khó, sống tằn tiện chắt bóp nên tích cóp được của ăn của để. Vì tậu được ngót chục mẫu ruộng nên vào mùa phải thuê người làm hoặc cho cấy rẽ (phát canh thu tô). Vì thế trong cuộc cải cách ruộng đất gia đình anh bị quy lên thành phần địa chủ. Bị bao vây kinh tế, bị kê khai rồi bị tịch thu tài sản từ chổi cùn dế rách. Bố anh trốn khỏi làng, bị bắt giải về, bị kết án tử hình. Mẹ anh bị bắt giam, bị đấu tố. Còn nhân vật tôi, có lẽ là chính anh thì bị mất ngư¬ời yêu, tức là Én, cô thôn nữ xinh đẹp đến mức trong mắt anh không còn ở trên đời một cô gái nào xinh đẹp bằng.
Viết về cải cách ruộng đất là viết về vùng cấm. Nguyễn Khoa Đăng đã không hề né tránh hiện thực. Viết cả những nỗi bi ai nhất, khốc liệt nhất. Con ngư¬ời bị lùa vào vòng xoáy để bộc lộ hết bản chất tốt đẹp và những bản năng thấp hèn đầy thú tính… ấy vậy mà gấp sách lại vẫn thấy ấm lên tình ngư¬ời, đặc biệt là tình yêu cao cả mà Én đã bỏ cả cuộc đời hy sinh cho anh, tức là cho nhân vật Tôi.
Viết “Nư¬ớc mắt một thời” Nguyễn Khoa Đăng đã khéo léo chọn hai tình huống, hai sự kiện để cho câu chuyện và các nhân vật xung quanh đó mà hiện về, hiện lên rõ nhất bộ mặt nông thôn thời cải cách ruộng đất (CCRĐ) cũng như¬ thời cải cách mở cửa đang đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa…
Từ con nhà địa chủ đ¬ược sửa sai hạ thành phần anh phấn đấu học hành rồi trở thành nhà văn, nhà báo, anh phải l¬ưu lạc vào thành phố Hồ Chí Minh. Tổng Biên tập mời anh ra Bắc đến một ngôi chùa để viết về một nhà sư¬ vốn là cựu thanh niên xung phong. Ngẫu nhiên anh gặp đư¬ợc Én, ng¬ười yêu, ngỡ nàng đã chết, đã bỏ theo Đội Khoảnh, đội trư¬ởng đội CCRĐ… mặc dù Én đeo kính như¬ng anh nhận ngay ra khi chợt nhìn thấy nàng. Anh chộn rộn luống cuống biết bao cảm xúc tràn về… nhờ có chuông điện thoại anh đã có cớ để thoát khỏi tình cảnh khó xử. Anh cáo lui bỏ đi với nỗi lòng thắc thỏm, áy náy không yên. Thời gian sau có ngư¬ời đến chuyển lời của Én cần gặp anh ngay vì nàng sắp rời cõi trần do căn bệnh ung th¬ thời kỳ cuối. Anh trở lại chùa vừa lúc Én trút hơi thở cuối cùng. Ng¬ời ta trao anh hai kỷ vật Én dành cho anh, đó là cuốn hồi ký và những cuộn băng ghi âm. Anh đem kỷ vật về quê. Anh là cháu đích tôn của chi họ. Cha chú yêu cầu anh ở lại chủ trì việc xây dựng lăng tháp thờ gia tiên của chi họ. Tòa tháp đ¬ược xây ngay trên nền đất của gia đình do em gái anh vẫn ở vậy trông coi. Bên cạnh nhà anh là nhà lão Kền, một tay bần cố nông lưu manh từng dựa vào Đội Khoảnh đội trưởng ĐCCRĐ để vu oan giá họa, ăn không nói có đổ điêu gia đình anh. Kền đư¬ợc chia ngôi nhà của gia đình anh. Trớ trêu thay Kền lại là anh giai Én, ngư¬ời yêu của anh. Bố Kền và Én là ông Khán Vĩnh, một ngư¬ời có ăn có học như¬ng gia cảnh sa sút từng đ¬ược gia đình anh c¬ưu mang thoát chết đói. Ông Khán Vĩnh cả đời mang ơn gia đình anh. Ông với Én, đã nhiều lần vạch mặt Kền ăn ở bất nhân, lợi dụng thời thế đặt điều vu oan bố anh từng chỉ điểm máy bay Pháp ném bom vào làng trong khi bố anh lại đ¬ược tổ chức cài cắm vào tề hoạt động cho ta. Mẹ con anh đói không còn cái ăn, kín đáo đi hỏi vay gạo, tiền, vàng để lo qua ngày thì tất cả đều bị Kền cùng Đội Khoảnh khám xét cư¬ớp trắng. Cái xe đạp của bố anh tháo rời treo trên nóc nhà cũng bị họ cư¬ớp đi. Kền bảo em gái hãy tố điêu càng nhiều càng đư¬ợc đội ư¬u tiên chia “quả thực” nhiều hơn. Khác với Kền, Én và cha cô vẫn giữ đư¬ợc đạo đức ở đời. Họ ngầm tiếp tế cơm gạo cứu mẹ con anh thoát chết. Ông Khán Vĩnh bị Kền tố cáo việc tiếp tế cho địa chủ. Ông bị đội đem ra kiểm điểm tr¬ước nông dân. Ông giả vờ mắc bệnh nói lắp nói không lên lời nên tai qua nạn khỏi.
Kền là kẻ l¬uu manh trong cải cách mà nay thấy gia đình con cháu nhà địa chủ phát đạt xây lăng, tháp thờ cha ông, anh ta cũng tức tối tìm cách phá, bị chính quyền đe nẹt.
Trong khi xây tháp, anh mới có dịp nghe lại cuộn băng ghi âm và đọc hồi ký của Én. Những điều còn mù mờ khó hiểu về Én đã dần dần đư¬ợc hé mở.
Vì Én xinh đẹp nên có nhiều anh thích lấy cô. Biết cô yêu con địa chủ nên họ lợi dụng thời thế chia cách hai ngư¬ời. Trong đám con trai ấy có Phổng. Én đã phải lừa Phổng chấp nhận cư¬ới anh ta nếu anh ta tha tội cho ngư¬ời mình yêu. Đêm trăng Én thư¬ờng ra hồ cất vó tôm. Anh vì quá nhớ Én đã kín đáo ra gần, náu trong bụi cây quan sát sợ có ngư¬ời thấy thì tai họa cả hai. Giữa lúc ấy Đội Khoảnh ra tán tỉnh Én không đư¬ợc, hắn đè Én xuống định cư¬ỡng bức. Anh từ bụi cây lao ra nắm tay giáng những cú đấm như¬ vồ nện vào đầu hắn. Bị đánh bất ngờ, hắn vùng dậy chạy mất tăm, may là lúc đó hắn và không ai biết anh. Hắn là kẻ phá hoại gia đình anh. Chị dâu anh vốn là ngư¬ời hiền thục, mặc dù chồng bị giặc Pháp bắn chết chị vẫn ở vậy thờ chồng, nuôi con và chăm sóc gia đình anh. Thế mà Đội Khoảnh dọa nạt lôi kéo chị ra khỏi nhà anh. Anh đau nhất tận mắt chứng kiến hắn làm tình với ngư¬ời chị dâu yêu quý của mình. Đội Khoảnh là kẻ lư¬u manh vô học nh¬ưng lợi dụng thời cơ để đục nư¬ớc béo cò. Ngày ấy Đội là trời. Hắn vỗ ngực mình lớn hơn trời. Luật cải cách nói A thì hắn làm B. Hắn và Kền là tiêu biểu cho mặt xấu của tính cách nông dân sản xuất nhỏ. Các thiết chế tổ chức xã hội Việt Nam cổ truyền đã thực sự phát huy cao mặt tốt, mặt tích cực và hạn chế tối đa tính xấu, ích kỷ vụ lợi... của ng¬ười tiểu nông, nhờ vậy mà về mặt văn hóa của ông cha ta đã biến những làng Việt thành các pháo đài không kẻ thù ngoại bang nào chiếm đư¬ợc mặc dù nư¬ớc có thể mất. Đối lại với họ là hàng loạt những con ngư¬ời tốt, dù rất sợ tội liên quan với địa chủ, ngoài miệng phải hô đả đảo, phải đấu tố như¬ng họ cố ý đấu để gỡ tội cho bố anh. Đó là trường hợp ông Khán Vĩnh. Hay dì Sót, em gái mẹ anh mỗi khi đi chợ hoặc đi đâu ra khỏi nhà thư¬ờng mang theo gạo tiền để bí mật tiếp tế cho chị gái và các cháu khỏi chết đói. Có lần giữa đồng không mông quạnh chỉ có hai chị em, ngư¬ời em đi tr¬ớc, ngư¬ời chị đi sau, ngư¬ời chị cố theo đuổi nh¬ưng không thể kịp. Chị chạy đuổi thì em chạy trốn sợ có ngư¬ời thấy. Ngư¬ời em cúi để xuống giữa đư¬ờng gói xôi, ngư¬ời chị nhặt lên biết đ¬ược tấm lòng của ngư¬ời em, chỉ còn biết rớt nư¬ớc mắt nhìn theo em. Còn nhiều ngư¬ời lắm dù thời thế, thế thời phải thế nh¬ưng lòng họ vẫn ăn ở thủy chung. Ông nội anh là ngư¬ời có công khai phá vùng ven biển lập ra làng mới nhờ vậy mà mang ơn đến cho nhiều ngư¬ời. Cụ đ¬ược dân làng làm đền miếu lập thành thần làng được thờ khi còn sống. Giờ gia đình con cháu cụ hoạn nạn đ¬ược họ bí mật cưu mang che chở. Ông Bùi Rính là ngư¬ời tốt bụng vui tính còn đặt vè giễu cợt những ng¬ười vu oan giá hoạ cho nhà anh, hay chuyện anh Trúc sợ có người biết không dám lên tiếng nhận lời chữa cày hộ con địa chủ mà phải lấy cớ thét con bò Hết luống này tao cho mày nghỉ để tao còn đi chữa cày.... Chính họ là hiện thân của di sản văn hóa dân tộc; sự mộc mạc chân thành ăn ở hiền lành phúc đức... những ng¬ười có chút ít chữ nghĩa nh¬ư ông Khán Vĩnh thì luôn nghĩ đến đạo thánh hiền mà đối xử với nhau cho phải đạo... chính nhờ biết khai thác nhiều nhân vật, nhiều chi tiết ở mảng tốt này đã làm ấm lên tình ngư¬ời để đọc N¬ớc mắt một thời không thấy nặng nề, không bị ám ảnh bởi những dụng ý tố cáo ngầm, bôi đen ngầm. Viết Vùng cấm như¬ng với cái nhìn lành mạnh thì lại rút ra đ¬ược bài học lịch sử giúp cho sau này không mắc phải. Nếu cấm không cho nói đến thì từ sợ sự thật sẽ dẫn đến đánh tráo khái niệm tốt xấu lẫn lộn đạo đức xã hội sẽ suy vi là điều không tránh khỏi.
Phần cuối tiểu thuyết lão Kền đã quỳ lạy van xin tha tội đã đư¬ợc con cháu địa chủ chấp nhận. Rồi ngư¬ời chị dâu vì có mang với Đội Khoảnh, xấu hổ bỏ làng đi nay có con cháu, đem con cháu về xin gia đình nhận họ hàng cho chúng khỏi tủi thân cũng đư¬ợc anh và gia đình rộng lòng tha thứ và nhận chúng là con cháu trong nhà.
Tâm lý ngư¬ời đọc truyện luôn hư¬ớng về phía câu chuyện đang xảy ra và sắp xảy ra. Ngư¬ời ta không thích xem những điều đã xảy ra. Vì thế viết phục hiện dù có tài đến mấy cũng khó bề thuyết phục bạn đọc. Đây lại viết về thời CCRĐ qua mấy chục năm rồi. Tác giả đã khéo léo đan cài giữa các sự kiện đư¬ơng đại với câu chuyện về CCRĐ và từng chư¬ơng một cuốn hồi ký với các băng ghi âm đư¬ợc mở dần ra làm cho chuyện Én yêu anh cứ hé lộ ra làm sáng lên tình yêu say đắm, lòng can đảm và sự thủy chung của Én dành cho anh. Bạn đọc vì cảm động trư¬ớc tình yêu ấy mà gấp sách Nư¬ớc mắt một thời vẫn thấy lòng vui thanh thản và nhẹ nhõm.
N.H.N
(*) Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản 2009