Theo phó Giáo sư – Tiến sỹ Phạm Công Hà, Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam về 4 phương án trình Quốc Hội Khóa XII. Dự án đường sắt cao tốc đã không được tính toán khoa học, kinh tế từng phương án để Quốc hội lựa chọn. Trong đó chỉ tập trung vào phương án 4 là Đường sắt cao tốc Bắc – Nam (ĐSCT) với chiều dài 1570 km và xây dựng trong 20 năm. Cứ cho là đất nước ta giầu có ngang ngửa với các nước phát triển trên thế giới, thừa khả năng xây dựng ĐSCT; nhưng thời gian xây dựng ĐSCT không khả thi với số liệu tính toán đơn giản: Thời gian xây dựng 20 năm để xây dựng 1570 km ĐSCT. Như vậy, phải huy động 10 nhà thầu xây dựng ĐSCT chuyên nghiệp như tổ hợp các nhà thầu chuyên nghiệp xây dựng Dự án cầu Thanh Trì – Hà Nội. Trong khi đó vật tư, thiết bị và công nghệ thi công ĐSCT hiện tại nước ta phải nhập khẩu đến 90%. Thi công cầu đường ô tô đơn giản hơn thi công công trình ĐSCT. Rồi hậu quả lực lượng thất nghiệp đáng lo ngại sau khi hoàn thành Dự án ĐSCT là có thật. Nếu không thỏa mãn thực tế trên thì tầm nhìn sẽ có sai số hàng chục năm là cái chắc! Và, thế là có họ hàng với các các Dự án treo – Một Dự án treo khổng lồ mà cá nhân không am hiểu về xây dựng ĐSCT tán đồng hôm nay sẽ có tội với lịch sử, với các cháu nhỏ hôm nay, các cháu nhỏ sắp sinh ra sẽ oán trách quá khứ bởi số ngoại tệ nợ khổng lồ… Và, con cháu chúng ta mới ngộ ra: “Đời cha ăn mặn… Đời con khát nước” đúng như một chân lý!
Cũng theo phó Giáo sư – Tiến sỹ Phạm Công Hà, với đường sắt Lao Cai – Hải Phòng dài 381 km; đã được lập Dự án cải tạo nâng cấp với đường đôi có khổ mỗi đường 1450mm, tốc độ chạy tầu 200km/h thì số tiền đầu tư cho một km là 12,6 triệu đô la (12,6triệu USD/1km). Hiện tại, mạng lưới đường sắt cả nước ta vào khoảng 2600km thì số tiền đầu tư vào khoảng 33 tỷ đô la. Cải tạo nâng cấp trên cơ sở hạ tầng có sẵn thì thời gian, hiệu quả kinh tế khả thi hơn Dự án thiếu tính toán khoa học dựa trên các thuật toán phù hợp về kinh tế nông thôn, kinh tế thành thị, người tham gia giao thông của các thành phần kinh tế, môi trường, biến đổi khí hậu, dân di cư tự do, giải phóng mặt bằng, đền bù, phá vỡ quy hoạch hoạch định chính sách cũ, rừng đầu nguồn và tài nguyên ngày càng gia tăng khai thác và cạn kiệt với cấp độ báo động đỏ, tăng trưởng kinh tế không ổn định vì phụ thuộc vào kinh tế thế giới,…v.v và v,v… Một bài toán có quá nhiều ẩn số phức tạp mà cách giải bằng thủ công. Thì tốc độ 300km/h tầu đường sắt Bắc - Nam của nước ta vào giữa thế kỷ XXI vẫn là điều mơ ước.
Hà Nội, 13/6/2010
Nguyễn Đăng Minh