Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
SƠN HOẢ BÍ VÀ MẤY LỜI BÀN VỀ VĂN CHƯƠNG
Đỗ Trọng Khơi
Thứ năm ngày 17 tháng 6 năm 2010 5:48 AM
Người xưa rất coi trọng ba cách lập thân ở đời là lập đức, lập công, lập ngôn. Được xếp trong ba cách lập thân cao quí này quả là sự tôn vinh cho người làm văn chương lắm vậy.
Trong sách Dịch có 64 quẻ được dùng để giải quyết tất thảy các sự việc trong đời sống vũ trụ, con người, riêng về văn chương có một quẻ là quẻ Bí. Quẻ Bí (trang sức) bàn về văn của trời và văn của người. Văn trời là thứ văn trọng vẻ tự nhiên, hợp lẽ chân nhiên: “Quan hồ thiên văn, dĩ sát thì biến” (xem văn vẻ của trời, để xét sự biến hoá của mùa). Lối văn này lấy sự hồn nhiên bình dị tĩnh tại làm căn bản. Sách Luận ngữ, Khổng Tử cũng từng đặt ra câu hỏi nhằm hướng văn chương theo: Trời đất kia có nói gì đâu mà bốn mùa sinh trưởng.Vậy nói ngược lại, nhìn mùa màng sinh - trưởng – thành - hoại thì thấy được cái văn vẻ của trời chăng?
Văn người là thứ văn trọng sự suy nghiệm, trau dồi: “Quan hồ nhân văn, dĩ hoá thành thiên hạ” (xem văn vẻ của người để hoá nên thiên hạ). Văn chương mà có thể hoá thành thiên hạ được thì đấy là sự thành cực lớn của đạo người. Ấy hẳn là thứ văn, theo sách Vân đài loại ngữ :Thánh hiền định ý chí ở ngòi bút. Còn kẻ thi nhân khi công dụng của văn mình mà góp phần can dự vào việc giáo dưỡng, gây dựng cuộc sống, giúp sức tạo sự yên vui, thịnh trị cho thời cuộc. Văn chương tới cỡ ấy là đạt được kỳ bút. Phải trau dồi sao được bút lực ấy?
Quẻ Bí được cấu thành bởi hai quẻ đơn là Cấn và Ly, gọi là Sơn Hoả Bí. (Cấn vi Sơn, Ly vi Hoả). Bí mang tượng lưả sáng từ dưới núi hắt ánh chiếu toả lên. Lời Kinh có câu “Hoàng ly, nguyên cát”(vàng sáng lớn tốt).
Bí, nói về trang sức, màu sắc. Trang sức thì lấy tự nhiên, bình dị làm căn cốt, màu sắc thì hoá tới điểm không màu: Bạch bí (trang sức bằng màu trắng, không lỗi, ở trên mà đắc chí vậy). Lại theo sách Vân đài loại ngữ, phần nói về văn nghệ có câu: Chỗ tinh diệu của đạo lý phần nhiều ở chỗ bình dị. Như quẻ Bí, sự phát triển của sắc màu từ hào 2, thấy màu sắc “hoàng ly : vàng sáng” đến hào 6 đã gặp màu: “bạch bí: màu trắng – màu như không màu”. Hình sắc của tượng tới đây đã tuyệt vết. Lời bàn của tiên nho rằng: sắc trắng thì chịu được màu đẹp. Quả vậy, một tấm gương soi mà không được trắng trong thì sao in được rõ ràng cảnh sắc; một tấm voan không được trắng tinh thì sao hoạ được trung thực những đường nét sắc màu. Cũng vậy cái tâm cái trí của người sáng tạo văn chương, trước khi cầm bút mà không được trong sáng, đã bị xâm lấn, ràng buộc thì sao còn tự tại, tự tin được mà sáng tạo ra cái mới lạ, mà bảo tồn cá tính được. Xét vậy mới thấy sức thể hiện hình sắc của tượng Bí thật chính xác, tinh diệu.
Tượng ngoại quái của Bí là Cấn. Lời kinh của Cấn có câu: Cấn chỉ dã (Cấn là đậu). Đậu có nghĩa là ngưng lại, song đây không là ý nghĩa duy nhất. Trong Dịch không có sự tận tĩnh, mà trong tượng tĩnh nào cũng ẩn chưa sức vận động không ngừng - vận động tĩnh, hay động mà tĩnh. Ấy là nguyên lý căn bản làm lên Dịch. Vậy đáng đi thì đi cũng là một dạng thức của: “đậu”. Bởi thế tới hào 6 của thời Cấn có lời giải “Cấn đôn cát” (sự dày dạn của núi, tốt). Tượng nội quái của Bí là Ly. Lời kinh của Ly có câu: Ly lệ dã (Ly là bám). Như nhật nguyệt bám vào bầu trời vậy. Cũng vậy, mọi sự toả sáng đều cần “bám” vào một cái gì đó. Văn chương, các triết thuyết phải bám vào ngôn từ - ngôn ngữ mà lưu truyền, toả sáng. Quẻ Bí lấy sự dầy dặn của cấn và sự toả sáng rực rỡ của Ly làm thể và tính. Nhưng toả sáng rực rỡ mà không sa vào khoa trương, loè loẹt. “Bí hanh, tiểu lợi” văn chuơng mà cầu kỳ, loè loẹt thì chỉ đạt được cái lợi nhỏ. Ngay vào đầu quẻ, tượng- kinh đẫ khuyên vậy. Điều này là rất nhất quán. Mục đích tối hậu của Bí là phải phát triển trong sức tiết giảm (trang sức sắc màu) tới mức Bạch bí. Dụng tới màu trắng là dụng tới chỗ tuyệt vết hình sắc rồi. Nên hiểu thêm, tượng quẻ Ly còn có công dụng: Tác kết thằng vi võng cổ, dĩ điền dĩ ngư, cái thủ chi Ly.( Nghĩa là, thắt dây mà làm ra cái rớ, cái lưới để săn thú, đánh cá là lấy tượng của quẻ Ly); và sách Vân đài loại ngữ lại viết: Được cá được thú mà quên đi cái rớ, cái lưới, cũng như trong văn chương được ý mà dứt lời, quên lời thì càng hay. Khởi từ điểm “hoàng ly” đến chỗ “bạch bí” chẳng phải là dụng ý của quẻ Bí vậy sao.
Quẻ Bí không chỉ nói về cái văn ở hướng sáng tạo nghệ thuật mà còn đề cập tới cái văn trong chính trị. Lời Đại tượng có nói: “ chính trị nhỏ thì dùng trang sức được, còn việc quan trọng thì đừng nên tô điểm”. Lời hào từ của hào 2 có nói: “Quân tử dĩ minh thứ chính, vô cảm chiết ngục” (Quân tử coi đó mà tỏ mọi chính, không quả cảm về việc đoán ngục). Thời của Bí là thời thịnh văn, chuộng văn, ấy cũng là thời bình trị. Chuộng văn thì thường dễ sa đà, cầu kỳ trong việc dụng văn, làm mất vẻ chất phác tự nhiên của văn. Ngay trong sáng tác nghệ thuật, văn cũng cần đạt sự : Từ đạt nhi dĩ hỹ (lời cốt được bình dị) thì văn từ dụng trong chính trị, nhằm quảng bá chính sách xuống nhân dân lại càng cần sao cho dễ tỏ việc, dễ làm theo, cũng như để tránh sự lợi dụng chỗ chưa rõ ràng mà làm sai lệch. Sách Đạo đức kinh cũng có điểm bàn tới lẽ này, “Đại phác kỳ tán, xảo lợi dũ đa...” (tính chất phác đã tiêu tán hết thì cái khéo, cái lợi ích càng nhiều...) Thời của Bí là thời ánh sáng được toả chiếu rực rỡ. Người sống trong thời này thường dễ lạm dụng sự sáng của thời, của mình mà lập văn - pháp, hành sử chủ quan, hoặc kiêu căng, cho lên Dịch đến thời này đã phải định lẽ: Vô cảm chiết ngục. Sự dụng văn, định tâm, xử thế của Dịch thật tinh diệu, sâu xa vô cùng.
Đọc Dịch, bàn về Dịch là một việc làm khó khăn. Các bậc tiên nho xưa cũng từng than: “Phép lập ra giản lược và vi diệu, không thể lấy trí thức mà suy độ được”. Nay đem sự dày dặn của đức Cấn, sự sáng đẹp của đức Ly ra bàn về văn chương cũng chỉ dám xem như chút tiệm cận nhỏ.
Các tin khác
ĐÈO BÒNG - MỘT Ý NGHĨA TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC
HÀNH TRÌNH CHUYẾN THĂM NGA CỦA ĐOÀN NHÀ VĂN VIỆT NAM
XÂY DỰNG KINH TẾ KHÔNG THỂ “LÀM BẰNG MỌI GIÁ” NHƯ ĐÁNH GIẶC NGOẠI XÂM
BỔ CỨU THÊM MỘT LUẬN CỨ, LUẬN CHỨNG NHẰM PHÊ PHÁN SỰ VIN VÀO VÀ DIỄN DỊCH SAI LỆCH CÔNG HÀM 14-9-1958
TẢN ĐÀ – NHÀ THƠ ĐI ĐẦU CHỐNG THAM NHŨNG
MAKE LOVE VÀ TAKE OFF
DẠO CHƠI VƯỜN TRIẾT HỌC NGHĨ ĐÔI ĐIỀU VỀ VĂN CHƯƠNG
"QUYẾT TÂM CHÍNH TRỊ" LÀ GÌ HỠI AI ?
CUỒN CUỘN TRÀNG GIANG
LẠC QUAN TẾU!
MỘT CẬN CẢNH DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC
TÀU HOA SEN, SỰ LÃNG PHÍ KHỦNG KHIẾP
XIN ĐỪNG ĐÙA VỚI PHONG THỦY VÀ TÂM LINH
HÌNH ẢNH ĐAU LÒNG NHẤT ( BIS)
VẪN LÀ NGƯỜI TỬ TẾ
XEM WORLD CUP Ở RỪNG TÁNH LINH
DÂN CHỦ VÀ HIỀN TÀI
TÍNH CUA TRONG LỖ
BÊN LỀ ĐẠI HỘI BẮC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN
“SỰ TÍCH” BÀI THƠ “RƯỢU CỦA NGUYỄN CAO KỲ”
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)