Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
Quách Lê Thanh ơi, CON CHÓ ẤY CÓ VỀ QUẨN BÊN CHÂN ANH ?
Phạm Thành
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010 8:30 PM
Cứ tưởng thời gian còn dư giả để câu chuyện 11 lần lên, 2 lần xuống với bao “chuyện đời” vui buồn trong một đời theo Đảng, Nhà nước của vị người Mường lên đến chức Tổng Thanh Tra Chính phủ sẽ được ém trong cuốn tự chuyện mà anh có ý định kể để tôi chép.
Anh mới 63 tuổi, cơ còn săn, sức thì, sáng còn ở Thanh Hoá, chiều đã có mặt ở Hà Nội mà chẳng mấy khi anh kêu mệt. Sức vóc thế, cần gì phải vội, với lại tôi cũng còn bận việc công, hơn nữa cũng muốn anh “bỏ Hà Nội” về quê sống, cũng cần có thời gian để “tẩy trần” cái mùi vị quan trường lên lên, xuông xuống, để anh hồi lại cái chất “bản mường” từ cha sinh mẹ đẻ ra anh.
Thế mà anh đã vội vàng ra đi. Cuốn tự truyện của anh, thế là hết.
Chưa thực sự bắt tay vào cuốn tự chuyện của anh, nhưng từ khi anh về lại Cẩm Thuỷ sinh sống, tôi “theo dõi” anh đều đều. Công việc của anh ở nẻo rừng heo hút là tiếp bạn bè xa gần trong cả nước, những người còn nhớ đến anh, chẳng quản đường rừng mà về rừng thăm anh; sau đó là nỗi đam mê trồng rừng; là chăn nuôi. Hôm tỉnh Thanh kỷ niệm 35 năm Hàm Rồng chiến thắng (3.4.2010), anh cũng có mặt. Anh còn hào hứng “ khoe” với tôi, rừng anh trồng đang lên xanh tốt, “đã có giá cả triệu USD rồi, chú”; còn ao cá trê, dăm nghìn con, nay cũng đã to bằng bắp tay cả rồi; còn lợn gà, ngan vịt quanh nhà lúc nào cũng dư dư cả trăm con.
Không nhưng thế, anh còn làm thơ. Thơ anh hay thật đáo để. Nhưng, đam mê hơn hết là anh mãi mê luyện lại cái chất giọng đọc Mo Mường đầy quyến rủ của anh. Nhà thơ Vương Anh, bạn anh, cùng quê, cũng là đồng bào như anh, tác giả tập Sử Thi Mường, tức Mo Mường, dày 10.000 trang, là một “diên viên” đọc Mo Mường có hạng, cũng phải cảm phục chất giọng đọc Mo Mường của anh. “Ông Thanh mới là vua Mo Mường. Ông Thanh cũng thích cái tên vua Mo Mường này lắm”.
Tai tôi bây giờ vẫn còn vẳng vẳng gịong nói ào ạt của anh. Thế mà hôm nay, 1/5/2010, chỉ sau chiến thắng 30.4 ít giờ, bỗng nhận được tin nhắn “Thôi rồi, Quách tiên sinh” của một người bạn. Biết là anh bị bệnh tim, nhưng tác nhân nào làm tin anh bất ngờ tan vỡ như vậy? Nhanh quá! Thần tốc quá! Thân thể anh “phốt pháp” như Phật Di Lạc, ấy mà ra đi cũng như tiên, thoắt cái là biến, để cái lòng trần của tối bây giờ tái tê.
Tôi cứ tưởng, với chức sắc hàm vị bộ trưởng như anh, chết ở đâu thì cũng được lễ tang trọng thể tại Hà Nội, và có thể được “nhập khẩu” hoành tráng tại Mai Dịch nữa chứ. Đinh ninh như vậy, nên tôi chờ nghe đài, xem báo, xem lễ tang của anh định vào ngày nào. Hàm cấp như anh, xác thế nào cũng được ướp lạnh, rồi chọn ngày lành tháng tốt mới đem đi. Chưa thấy ông nào, có địa vị như anh, chết hôm nay, ngày mai đã đem chôn. Tôi đinh ninh như vậy hết một ngày mà chẳng nhận được tin tức gì về lễ tang anh ở Hà Nội, đành gọi điện cho bạn bè, mới té ngửa ra, lễ tang của anh tổ chức ngay tại quê nhà của anh. Và bất ngờ hơn, lễ viếng được tiến hành vào ngày mùng ngày 2, sau anh chết chưa được một ngày. Trong cuộc “điện chuyện” ấy, có bạn bảo, họ đang vào Cẩm Thuỷ viếng anh và đã đi gần đến nơi; có bạn bảo, họ đã viếng anh xong, đang trên đường ra rồi; có bạn còn chia sẻ: “Tưởng ông không thân ông ta, nên “tha” không gọi ông đi cùng”. Có người bạn còn nói, “tưởng ông ở cánh bên kia”, tức là cánh báo chí đánh Hà Trọng Hoà trong những năm 1980. Ối trời ơi, đi viếng người đi vào cõi vĩnh hằng chứ có phải đi vào ổ điếm đâu mà bảo “tha”. Hoá ra, trong những người vào viếng anh, có người chưa hẳn là họ vào để chia sẻ buồn đau với gia quyến của anh.
Thế rồi tôi miên man nhớ về anh. Đời theo Nhà nước cuả anh, tổng cộng anh có 11 lần lên, 2 lần xuống. Tôi chưa được nghe anh kể nhiều về những ngọt bùi trong cái nghiệp chướng quan lộ này. Nhưng tôi có nhiều lần “nghe” lòng biết ơn của anh đối với nhà báo Lương Phán, công tác tại Đài TNVN, khi anh đang làm Bí thư huyện uỷ Cẩm thuỷ, đã có bài viết về anh với tựa đề, “ Người Bí thư của thời kỳ mới”. Bài báo đã như một nhịp cầu đưa anh xuống tỉnh làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hoá khi anh mới 38 tuổi. Rồi tỉnh ủy Thanh Hoá bị Trung ương Đảng kết luận là mất đoàn kết, anh là “thường trực” không thể không liên đới. Chán. Có lãnh đạo cấp trên gợi ý anh không “thường trực” nữa, chỉ làm phó bí thư phụ trách khối kinh tế của tỉnh, hoặc ra trung ương, nhưng anh “không”. Anh một mực xin về lại Cẩm thuỷ đảm nhiệm chức vụ cũ. Anh bảo, “ xuống mà về lại quê hương thì còn gì bằng, ta lại về với tre, luồng, mương, pheo, với ngô với sẳn, xóa đói, giảm nghèo cho bà con bản mường”. Với anh, về quê là vui là về với sự chân thật, ngọt ngào, về với bản ngã của chính anh. Chẳng như chốn quan lộ, vàng thau, thật giả chẳng biết đâu mà lường.
Anh có lõm bõm kể cho tôi nghe đôi chuyện khi anh làm Tổng Thanh tra Chính phủ. Lúc anh thực hiện cải tổ hệ thống thanh tra, giảm biên chế, cải thiện được đời sống cho anh em, ai cũng khen anh là người giỏi, nói và làm đầy tinh thần trách nhiệm; rồi khi anh được giao chủ trì soạn thảo Luật Phòng chống tham nhũng, được thay mặt Chính phủ Việt Nam ký cam kết với quốc tế về chống tham nhũng tham nhũng ở Việt Nam, ai cũng khen anh năng động, thức thời, đúng là “Bí thư của thời kỳ mới”. Nhưng, khi cái chất Mường nổi lên, đem tiền của đàn em đút lót nộp lên cấp trên, thì chẳng có ai đồng tình, chê anh dại, tự vạch áo cho người xem lưng. Nhân cơ hội đó, có người tố anh, chê anh là chưa học qua lớp 7 phổ thông. Với cái chất Mường đày ứ, chê mà không đúng, đã làm anh phát cuồng, phát phẫn, bệnh tim bắt đầu sung lên, buộc phải bỏ nhiệm sở vào nằm viện, chờ cho “ mưa hoà, gió tạnh”.
Anh cũng kể, vụ tỉnh uỷ mất đoàn kết, anh bị liên đới, trung ương đồng ý để anh trở về Cẩm Thuỷ, một thuộc cấp của anh, giữ chức chánh văn buồng, thường ngày, anh này xun xuê nịnh nọt anh như “ chó nịnh chủ”, nhưng hay tin anh về lại Cẩm Thuỷ, ngay hôm sau đã đem mấy chục kg gạo chế độ tháng của anh đến cho anh. Khi anh lấy gạo thổi cơm, thì chao ôi, mấy chục kg gạo đó, toàn là gạo mốc.
Anh vốn là người ào ạt xốc nổi không thể chịu được sự hành sử đầy chất lưu manh của gã cán bộ kia, anh đã đề nghị thường vụ họp để “ giải quyết việc cuối cùng” trước khi anh về Cẩm Thuỷ. Tại cuộc họp này, anh kiên quyết và thường vụ cũng đồng ý với anh phải thôi chức “ông bạn” chánh văn buông kia.
Nhưng đây là lần xử lý cấp dưới duy nhất trong đời quan lộ của anh. Chẳng phải anh bồ tát gì mà cái chính là cơ chế không cho anh cái quyền, người xấu thì được loại bỏ mà người tốt phải được cất nhắc. Hơn nữa, cũng có chuyện biết chỉ để biết, để hiểu người, hiểu thời mà thôi. Cũng là cái chuyện ăn, khi anh còn đang chức, cứ đến bữa ăn là có người săn, người đón, mời ngồi mâm này, mời ăn món kia, nhưng khi biết tin anh về lại Cẩm Thủy, mặc dù vẫn đang là thường vụ, nhưng lại bị xếp vào ăn ở bếp của những cán bộ bình thường, kể cả khi có tiếp khách mà khách yêu cầu được ăn với cả ban thường vụ.
Nhưng đau nhất trong đời anh là lần xuống cuối cùng. Đó là chuyện ở Đại hội Đảng lần thứ X. Khi biết tin mình không trúng cứ, anh lặng lẽ rời hội trường mà không có bất kỳ một ai đến chia sẻ với anh một cái bắt tay hay một câu nói để động viên. Khi anh về đến nhà, nhà lại không có ai ở nhà. Buồn thêm buồn. May mà có con chó ra đón. Thấy anh vào nhà, không thấy con chó nhảy chốm lên mừng anh như mọi lần mà nó chỉ lặng lẽ đi theo anh. Khi anh ngồi vào ghế sa lông, con chó cứ quẩn quanh bên anh, rồi đưa cái đầu dụi dụi vào khẻo chân anh. Anh chột dạ, nhìn xuống nó, thấy hai mắt nó đỏ hơn mọi ngày, cái tai cũng hơi cụp xuống. Nó có cái gì buồn buồn ở bên trong, hay nó chia buồn với mình? Để kiểm tra nó, anh trèo lên dường, giả vờ nằm ngủ. Nó cũng trèo lên chiếc sa lông đối diện nằm ngủ. Nhưng, thật kỳ lạ, khi anh mở mắt ra nhìn nó, nó cũng lập tức mở mắt ra, nhìn anh. Hoá ra, nó cũng không ngủ. Nhìn sâu vào mắt nó, thấy đôi mắt ấy như có lời chia sẻ, ngậm ngùi.
Tôi và một đàn em của anh nghe anh kể chuyện này ngay buối tối hôm ấy tại nhà riêng phố Ngọc Hà, Hà Nội. Anh còn ao ước: “Nếu mình là nhà văn, mình sẽ viết câu chuyện về chó - người này”.
Anh Thanh ơi! Chẳng gì phải là nhà văn, câu chuyện của anh cũng đã là một câu chuyện ngắn, nó có nhân vật, có tình tiết, có tâm trạng, và chẳng đã mang một thông điệp rõ ràng rồi ư?
Nhớ đến anh, nhớ đến vài câu chuyện cay đắng của đời anh, tự nhiên lại nhớ đến con chó trong câu chuyện anh kể. Vậy, trước khi đưa anh xuống huyệt mộ, con chó ở ngoài Hà Nội có về quẩn bên chân anh không?
Anh vui vẻ đi vào cõi vĩnh hằng nhé. Xin được gởi đến anh câu nói của một người quen biết anh: “Ông Thanh về hưu, về quê sống và chết là được hưởng sự trọn vẹn rồi. Giá như các quan lớn nhà ta về hưu, rồi về quê sống cho đến chết như ông Thanh thì Thủ Đô sạch sẽ lắm”.
Chẳng biết ông bạn này nói như thế mang hàm nghĩa gì. Tôi cứ trung thành chép ra đây. Anh đã trở về cõi tiên, chắc không còn chấp lời ăng tiếng nói của người ở cõi phàm tục.
Ghi chú ảnh: Quách Lê Thanh và Nhà báo Phạm Thành, ảnh chụp năm 1988,
Ngày 4.5.2010
P.T
Các tin khác
TIẾNG LÒNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ ĐA ĐOAN HUỆ TRIỆU
THƠ BÙI CÔNG TỰ
NHỚ HÒA VANG
ĐÃ CÓ MỘT THỜI
VỀ THĂM LÀNG TỀ
MỘT BÉ GÁI GỐC VIỆT ĐOẠT GIẢI NHẤT CUỘC THI “CÂY BÚT TRẺ HỒNG KÔNG NĂM 2010” VỚI BÀI VIẾT VỀ MÓN “PHỞ” QUÊ HƯƠNG.
BÊN EM DẠO PHỐ
SỀNH BÔNG PHÈNG
CÂU ĐỐI KÍNH VIÉNG THI SĨ HOÀNG CẦM
KÍNH VIẾNG THI SỸ HOÀNG CẦM
CHÙM THƠ NGÔ THỊ Ý NHI
HOÀNG CẦM – THI SĨ KINH BẮC THUỘC DÒNG MẬU HỆ
HOÀNG CẦM – DONG THUYỀN TÌNH TRÊN DÒNG MÊ LY
MƯA XỨ ĐÔNG
NHÀ THƠ PHẠM KHANG: CHẤT NÔNG DÂN TRONG COMPLÊ CÀ VẠT
KÍNH VIẾNG NHÀ VĂN HOÀNG CÔNG KHANH
ĐỖ TRỌNG KHƠI BÌNH BÀI THƠ LÁ DIÊU BÔNG
NHỚ LẠI ĐÊM Ả ĐÀO MỪNG SINH NHẬT THI SĨ HOÀNG CẦM
NGÀY CUỐI CÙNG CỦA LÃO NHÀ VĂN HOÀNG CÔNG KHANH
SAO ĐÃ VỘI
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)