Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ĐÔI LỜI VỚI TRẦN ĐĂNG KHOA

Nguyễn Hoàng Diệu Anh
Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016 3:31 PM



Nhân bài cai thơ của Trần Đăng Khoa xin có vài lời góp chuyện

Ai cũng biết từ xửa xưa dân Việt thích làm thơ thích nghe thơ .Tại sao ư? Có lí do cả đấy người Việt không có thói quen bầy tỏ trực tiếp tình cảm. Yêu đương nhớ nhung tỏ tình họ phải mượn lời ca tiếng hát. Nên thơ là phương tiện hữu hiệu. Thơ còn là nơi người ta giãi bày , vin vào trong những nỗi khổ niềm đau của cuộc đời riêng cũng như trước những sóng gió của đất nước.


Người ta vẫn phân ra hai loại chính : Vè -Thơ sau này gọi là thơ cổ động và thơ nghệ thuật . Nghĩa là có sự phân thấp cao. Nhưng mọi người quên một điều : Thơ là sản phẩm của nhiều tầng lớp và phục vụ nhiều tầng lớp. Mỗi loại có những cách thẩm thấu, sở thích riêng .Giống như hội hoạ , âm nhạc, thời trang, ẩm thực.Cái này tôi cho là ngon là đẹp là hay, anh lại phủ nhận . Thật là muôn màu và thế mới là bản chất cuộc sống. Cổ thụ phong lan dương xỉ mỗi cái có giá trị riêng để tạo nên rừng .Người Hà Nội hôm nay không chỉ chơi hồng , layon mà còn thích cúc chi còn mê hoa Tam giác mạch .Vậy cũng nên nghĩ và hiểu về thơ như thế. Các cụ u 80 thích thơ Đường bọn trẻ không biết đó là thơ gì . Chả có ai kém cả. Thơ tự do không vần người già không coi là thơ. Một số trí thức đòi thơ phải có chiều sâu , có tứ đa nghĩa . Xem ra quan điểm đấy cũng lạc hậu rồi. Tôi thuộc lớp người già nhưng mỗi ngày thấy cần thay đổi. Tôi tán thưởng thơ giàu cảm xúc diễn tả " cái đang là ", chả cần lên mặt dạy bảo ai. Nhưng cảm xúc phải riêng, phải chân thành, có phát hiện , phải chạm vào cảm xúc người khác
Về bài cai thơ tôi có ý kiến thế này : Thơ là thứ mà có nghiện cũng chả hại gì cho xã hội. Nó lành nên cần gì phải cai Mọi người cứ làm , vè cũng được miễn là người làm thấy vui. Không in không có fan thì đọc cho vợ con cháu chắt nghe. Làm cho mình cho bạn bè , có ai với lên tầm Thi sĩ đâu. Hà cớ gì mà bảo cai mà phê phán ?
Trần Đăng Khoa nổi tiếng lúc 10 tuổi sau đấy có thơ nữa đâu ? Trẻ con bây giờ cũng không thích Thơ Khoa. Ngày xưa lớn bé mê thơ Khoa như phát rồ. Bây giờ đọc lại thấy thơ Khoa không trẻ con , không tự nhiên, cứ như diễn . Cái gì cũng có thời vậy nên đến đâu biết đó, chớ xăm soi người khác chớ lục lọi quá khứ , chớ so sánh này nọ. Cái bản vị biến tướng ấy không văn minh không hiện đại .Đừng chế giễu mấy người già hút thuốc lào, uống chè bát, ăn kẹo bột, bởi họ cũng lại sẽ chê rượu vang socola và nho Mĩ chả có vị gì .Thế đấy : tôn trọng sự khác biệt .chấp nhận sự đa dạng .tùy thuận sự tự nhiên. Mấy câu ngắn gọn này mong các nhà thơ nhà phê bình nghiên cứu hiểu và ứng xử với thế nhân cho phải đạo

NGHIỆP THƠ

I.
Bươn chải kiếm tìm rắc rối sự đời
Khai quật nỗi đau hành hình tâm trạng
Tìm run rẩy khi chạm vùng ánh sáng
Mắt nhập nhoà đảo nhỏ giũa trùng khơi

Nghịch lý làm men ủ chín đam mê
Gió tiễn biệt lời ca trên cánh sóng
Đêm mỏi mòn giam cầm hồn ảo vọng
Miền âm dương ngược lối đi về

II.
Từ trong tiềm thức bước ra
Chạm ngõ cảm xúc thế là thành đôi
Đẩy đưa câu chư đứng ngồi
Thêm này bớt nọ cho trôi chảy vần

Cầm kính lúp mà soi tâm
Chẻ tư chẻ tám tần ngấn nên ,không
Xác dật dờ nổi mặt sông
Hồn chạm đáy nương theo dòng ra khơi

Gió đưa thì tứ về trời
Thi nhân ở lại ngậm ngùi tiếc thương