Kỷ niệm 56năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954- 7-5-2010)
…Sau các chiến dịch Biên Giới (1950 ) , Hòa Bình (1951)và
chiến dịch Tây Bắc (1952 ) ,một số trục đường giao thông trên địa bàn chiến khu Việt Bắc và các vùng mới giải phóng đã được khai thông
Đường ôtô được nối từ Cao Bằng , Lạng Sơn qua “Thủ đô kháng chiến” Thái Nguyên sang Tuyên Quang ,Phú Thọ lên
Yên Bái
Từ Hòa Bình, đường vượt qua các phà Chợ Bờ , Suối
Rút (nay đã chìm vào lòng hồ thủy điện Hòa Bình) lên Bãi Sang ;
chạy vào Vạn Mai, Hồi Xuân (Thanh Hóa)
Đường 13 từ Âu Lâu (Yên Bái) được khôi phục, dẫn vào Ba Khe , Nghĩa Lộ .
Đường 41 (nay là Quốc lộ 6 ) từ Bãi Sang lên Mộc Châu lâu ngày không sử dụng , cây cỏ rậm rạp , sạt lở nhiều chỗ
thời kỳ này cũng dã được phục hồi
Bộ đội ta đã vượt sông Đà chiếm lại Lai Châu (cũ) .
Tuần Giáo buộc địch phải co cụm lại ở Nà Sản (Sơn La )
Để chuẩn bị đánh địch đang bị bao vây ở Nà Sản ,
chúng ta mở tiếp đường 13 tới Phù Yên ,về Tạ Khoa đồng thời
tìm tuyến từ Phù Yên qua Vạn Yên sang Mộc Châu
ở Việt Bắc, chúng ta bắt đầu mở đường 1B từ Đồng Đăng (Lạng Sơn ) về Thái Nguyên theo tiêu chuẩn Quốc lộ,rải mặt bằng cấp phối hỗn hợp ( con đường này đã vào thơ Tố Hữu )
Trong tình thế bị ta bao vây , địch rút khỏi Nà Sản,tập trung lực lượng nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20-11-1953 ,
xây dựng tập đoàn cứ điểm có hầm hào kiên cố ,hỏa lực mạnh
Tướng NaVa-Tư lệnh quân thực dân Pháp hạ lệnh cho không quân Pháp tập trung đánh phá giao thông vận tải của chúng ta, đặc biệt là “ các ôtô vận tải và các đường giao thông của Việt
Minh lên phía Bắc”
• Các lực lượng Giao thông vận tải xung trận Chúng ta đã tổ chức lực lượng đảm bảo giao thông vàbố trí các đơn vị thường trực tại các “trọng điểm” như Đèo Cà (Km31-Quốc lộ 3) ,Lũng Lô, Tạ Khoa trên Quốc lộ13; đèo Phạ Đin trên quốc lộ 6 .Mọi hoạt động giao thông vận tải thời kỳ này đều chyển về ban đêm
Chúng ta đã tập trung hơn 20.000 dân công, sử dụng khoảng 2 triệu ngaỳ công lao động suốt ngày đêm để làm mới đoạn đường13 từ Yên Bái lên Cò Nòi ; sửa chữa các đèo dốc hiểm trở như : đèo Cà ,đèo Khế , La hiên ,Lũng Lô, đèo Chẹn… Riêng 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã có tới 5.000 dân công làm đường và đảm bảo giao thông
Lực lượng của Bộ Giao thông công chínhthời kỳ này có Đội Chủ lực cầu đườngvới hơn 2.000 người phụ trách đảm bảo giao thông từ Yên Bái đến Tạ Khoa
Đèo Phạ Đin dài 28km, cao 1.600m được bố trí 9 Đại đội Thanh niên xung phong của Đội 34 và Đội 40 bám trụ , đảm bảo giao thông
Chính phủ cho phép Bộ GTCC thành lập Đoàn xe ôtô trực thuộc Nha Giao Thông do ông Nguyễn Hữu Toàn (tức Bình Tâm )làm trưởng đoàn có nhiêm vụ tiếp nhận từ Bằng Tường ( Trung Quốc )các loại xe ôtô do Liên Xô (cũ ) viện trợ, đưa về nước . Các loại xe ôtô 1 cầu và 2 cầu nhãn hiệu Môlôtôva đều chạy bằng xăng, được giao nhiêm vụcùng lực lượng vận tải quân sự chở hàng hóa từ biên giới ra mật trận
Hệ thống đường trục chính phuc vụ chiến dịch Điện Biên phủ
Dài tổng cộng 2.500km đươc. sử dụng vào viêc hành quân , vận chuyển cho 42.750 cán bộ,chiến sĩ , trong đó có lực lượng pháo binh
Cơ giới và 26 vạn dân công hoạt đông trước , trong và sau chiến dịch
Chùng ta đảư dụng một đội hình vận tải đa dạng gồm đủ các phương tiện cơ giới , thô sơ và cả sức vai gánh , lưng gùi…
Lực lượng vận tải cơ giới có 16 đội xe gồm 628 chiếc ôtô
( trong đó đoàn xe quốc doanh của Bộ GTCC có 28 chiếc ) ; 20.991chiếc xe đạp thồ ;7.000 xe cút kít ; 1.800 xe trâu ;300 xe ngựa và ngựa thồ
Điện Biên phủ là vùng lòng chảo trên cao ,duy nhất có sông
Nậm Rốm là con sông nhỏ chảy uốn lượn giữa cánh đồng Mường Thanh ngay cạnh tập đoàn cứ điểm của địch,ta không thể sử dụng vào vận tải . Chúng ta đã sử dụng các con sông ở vùng trung tuyến và hậu phương như : sông Đà ,sông Hồng , sông Thao để 2.673 chiếc thuyền,canô… chuyên chở bộ đội, dân công và lương thực, vũ khí
Nậm Na là một trong hai nhánh thượng nguồn sông Đà được sử dụng để các bè mảng và thuyền nhỏ của đồng bào các dân tộc của tỉnh Lai châu hồi ấychở lương thực ,thực phẩm từ biên giới Việt – Trung về Điện Biên Phủ.
• Những khối lượng vận tải đã thực hiện trong chiến dịch
Tất cả các hướng tuyến vận tải phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ
đều dã đạt hiệu quả cao
Lực lượng vận tải cơ giới chủ yếu sử dụng để cơ động pháo binh.
Bằng sức người gánh , gùi , thồ…là chủ yếu nhưng quân dân ta hồi ấy đã đưa hàng trăm khẩu trong pháo , hàng nghìn tấn vũ khí, khí tài vượt gần 1.000km đến trận địa kịp thời
Ngoài vũ khí ,khí tài là những khối lượng vận tải đồ sộ gồm : 25..056 tấn gạo ; 11.000 tấn thịt tươi và các loại thực phẩm khô ; gần 2.000 tấn thuốc men , dung cụ ytế ; gần 2.000 tấn xăng và các loại vật phẩm khác….
Chiến công , thành tích của các lực lượng Giao thông vận tải
hồi ấy đã góp phần quan trọng vào chiến công chung của toàn
chiến dịch : Giải phóng hoàn toàn khu vực Điện Biên phủ và miền
Tây Bắc ;tiêu diệt và làm bị thương và bắt sống 16.200 tên địch
gồm 21 tiểu đoàn ,trong đó có 1 thiếu tướng , 16 đại tá và trung tá
; 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá và1.396 hạ sĩ quan địch.
Ta bắn rơivà phá hủy 62 máy bay ; thu toàn bộvũ khí , kho tàng
trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm :28 khẩu đai bác 105
105mm ,10 súng phun lửa , 64 xe các loại (trong đó có 3 xe tăng
18 tấn ) , 542 máy vô tuyến điện , 51 máy các loại ( trong đó có
5 máy xúc đất ) ;5.915 khẩu súng các loại ; 20.000 lít xăng dầu ;
2.000 chiếc dù , 20 tấn thuốc và dung cụ quân y… và rất nhiều
đạn dược , quân trang , quân dụng….của địch
Tinh thần Điện Biên Phủ 56 năm trước nay vẫn được phát
huy trong lĩnh vực Giao thông vận tải và mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước ta trên đà đổi mới , phát triển và hội nhập