Sau một buổi sáng đi viếng mộ Nguyễn Thái Học và tham quan thành phố Yên Bái, chúng tôi dự một bữa cơm quê do nhà thơ Hoàng Hạnh chiêu đãi. Cùng dự có các bạn Ban Dân vận, các nhà thơ nhà văn Ngọc Bái, Hoàng Thế Sinđượh, Nguyễn Hiền Lương…Ăn bây giờ chẳng quan trọng nhưng đáng trọng là cái sự mời và c mời. Hoàng Hạnh lúc nào cũng chu đáo. Lần lên Yên Bái dự lễ thành lập Chi hội nhà văn Sông Chảy tôi đã cùng Hoàng Hạnh và các bạn vui rượu bên nhà sàn thâu đêm.
Chuyện vui như pháo nổ nhưng da diết nhất vẫn là “Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?”. Đó là một bài hát dổn Trọng Loan phổ thơ của Hoàng Hạnh. Hôm nay chính Hoàng Hạnh cất lên lời ca ấy. Anh có vào Nghĩa Lộ với em không vừa là câu mời vừa là câu hỏi khiến chúng tôi háo hức muốn vào Mường Lò. Nghĩa Lộ, cái địa danh lừng lẫy từ ngày chống Pháp mà hồi nhỏ tôi đã nghe. Những Văn Chấn, Trạm Tấu, Ngòi Thia, Đèo Ách nghe rồi mà chưa được đến. Tôi là dân Phú Thọ mà gần 70 năm vẫn chưa đặt chân đến mảnh đất anh hùng và đầy truyền thuyết này. Với Nguyễn Tiến Lộc đã xa đất nước 30 năm lại càng không thể.
Tiếng hát của Hồng Hạnh trong veo như dòng Thia khiến lòng tôi rung lên theo từng giai điệu. Hồng Hạnh đã có nhiều bài thơ phổ nhạc và nhiều bài đã được người nghe mến mộ. Cũng lạ, một cán bộ đảng mà yêu văn chương như vậy là chuyện không nhiều. Gắn bó với các đồng bào dân tộc đã cho Hồng Hạnh nhiều vốn sống và văn hóa độc đáo của họ.. Hồng Hạnh mời chúng tôi vào Nghĩa Lộ dù chỉ một đêm ở đó. Chị nói trong đó đang có anh Hạnh phó ban đi công tác sẽ ở lại đón các anh. Rồi Hồng Hạnh sắp đặt chu đáo để chúng tôi vào Nghĩa Lộ thuận lợi nhất.
Hết hát rồi sang thơ. Hoàng Thế Sinh đọc tặng tôi bài thơ khiến tôi hơi bị sướng. Cái anh chàng văn xuôi với bao tiểu thuyết, truyện ngắn nổi tiếng như Bụi hồ, Sao Tổn Khuống, Lên Phăngxipan, Xứ mưa mà làm thơ tặng tôi khéo lại thơ đểu. Nhưng không, đó là bài thơ tặng Trannhuong.com vừa trào lộng vừa có tí ngợi ca:
Hễ thấy Trannhuong.com
Bao kẻ phải cúi lom khom vái chào
Nhà báo thế giới vui sao
Tiền ra như nước tiền vào thì không
Tuy nhiên chẳng mấy động lòng
Miễn sao thỏa chí tang bồng thì thôi…
Mọi người đều vỗ tay rầm rầm. Tôi đỡ lấy bài thơ Thế Sinh tặng và hôn vào bộ ria rất lề trái của gã.
Buổi chiều chúng tôi vào Nghĩa Lộ theo lời câu hát “anh có vào Ngha Lộ với em không”. Nhà thơ Ngọc Bái lại cùng chúng tôi dong duổi. Trên đường đi Ngọc Bái giới thiệu từng địa danh và kể bao nhiêu chuyện về dân tộc Thái. Đến Văn Chấn Ngọc Bái chỉ nơi mà họa sĩ Tô Ngọc Vân hy sinh vào ngày 17/6/1954 trên đường đi sáng tác về không khí chiến thắng của quân dân ta sau khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Mấy ngày sau nhà văn Nguyễn Đình Thi nghe tin Tô Ngọc Vân hy sinh đã dến và còn tìm thấy một ống bương đựng tranh của Tô Ngọc Vân. Trên con đường này bao nhiêu văn nghệ sĩ đàn anh đã từng hành quân cùng dân tộc. Tôi là lớp hậu sinh sau bao nhiêu năm mới được đến đây nhưng ngồi xe máy lạnh vù trên đường nhựa phẳng phiu…
Ngọc Bái kể lại truyền thuyết trong sách chữ Thái cổ Quam tô Mương (kể chuyện Mường), người Thái đen do Tạo Xuông và Tạo Ngần dẫn đầu đã tới vùng đất này khai phá tạo nên Mường Lò. Đất này là nơi lò luyện con người trụ vững cùng đồng ruộng. Con người rèn tạo nên công cụ cày bừa, dao, cuốc sắc bén khai sơn phá thạch, nên gọi là Mường Lò. Tạo Ngần tiếp tục đi khai phá vùng đất mới tận Thái Lan. Tạo Xuông ở lại, sinh bảy người con trai, gắn bó truyền đời với vùng đất Tây Bắc. Dưới cánh đồng lúa vàng trĩu bông, trên sườn núi hoa ban nở trắng, Tạo Xuông và Tạo Ngần mở hội để dân làng mổ trâu, giã cốm, làm cơm gạo mới, mừng khai khẩn vùng đất rộng lớn đủ cho con cháu nối dòng nối dõi, sinh sống gieo trồng muôn đời. Lễ mổ trâu tưng bừng theo nghi lễ thờ cúng vật tổ. Đầu trâu và những miếng thịt ngon nhất được dâng làm lễ cúng thần đất, thần nước, thần núi.
Hồn những con trâu được giết mổ hoá vào đá, như biểu tượng của Tạo Xuông, Tạo Ngần và con cháu. Đó còn là biểu hiện sự sung túc, trâu lớn trâu bé tiếp tục sinh sôi đàn đàn lũ lũ. Trong lễ hội bên Rừng hồn trâu, người Thái thổi khèn cuồng nhiệt theo các điệu xoè và hát đối đáp bằng các điệu khắp tình tứ, ca ngợi tình yêu, ca tụng công lao khai khẩn ruộng đồng. Hằng năm, dân bản làm lễ thắp hương cho hồn trâu phù trợ cho mùa màng tốt tươi, con người mạnh khoẻ. Câu niệm rằng: nương ni sấc panh cuộn han, nà pầng cận quai thấc; giá khảu cân cuộn trọng (lúc có giặc cần dựa vào người anh dũng; lúc làm ăn cần người sức khoẻ) để gìn giữ, chăm bón đất Mường Lò mãi mãi. Rừng hồn trâu tiếp liền với đường lên Nậm Tốc Tát, là con đường lên với Mường Trời. Theo truyền thuyết của người Thái đen, nơi này là ranh giới giữa Mường Người và Mường Trời. Cảnh sắc nơi này thật kỳ thú. Đường hun hút uốn lượn theo dòng suối, với ba chặng nghỉ (ba tầng trời), có thác nước, có giếng Trời, giếng Tiên, khi mây ùn ùn giăng kín đầy huyền ảo, khi hiển lộ màu trời xanh thẳm.
Rừng hồn trâu và Nậm Tốc Tát tạo thành một tuyến liên kết rất hấp dẫn với những ai muốn tìm về nơi nguồn cội, cùng khám phá, cùng lý giải những điều kỳ ẩn nơi thiên nhiên gắn với cuộc sống bao đời của người Thái đen Mường Lò. Rừng hồn trâu cần được bảo tồn làm di tích thắng cảnh gắn với nơi phát tích của vùng văn hoá Mường Lò.
Vượt qua Đèo Ách, Mường Lò ùa ra như gặp đồng bằng. Tôi không nghĩ trên độ cao hơn 1000 mét này lại có một cánh đồng rộng như thế. Đúng là nhất Thanh nhì Lò…Nghĩa Lộ hiên ra khác hoàn toàn với trí tưởng tượng của tôi. Tôi cứ nghĩ thị xã trên một sườn núi và ở đó có những dóng suối chảy ào ào. Không ngờ Nghĩa Lộ lại thông thênh, khoáng đạt nhường ấy…
Trên đỉnh đèo Ách
Chúng tôi đến thăm nhà Thái học Lò Văn Biến. Ông như cuốn tự điển sống về dân tộc Thái. Năm nay ông 84 tuuổi mà vẫn nhanh nhẹn, thông tuệ. Rất nhiều học trò Nhật Bản, Thái Lan, Hàn quốc đã lên gặp ông để nghe giảng về văn hóa Thái và chữ Thái cổ. Một ngôi nhà sàn cũ rất tuyềnh toàng, thông thênh gió thổi mà ở đó có một nhà Thái học cỡ nhất nước. Hiện nay ông đang mở nhiều lớp học chữ Thái cổ và viết sách theo đặt hàng của Bộ Giáo dục...Tôi thấy ông quen quen, ông bảo chắc chú nhìn trong phim, tôi đóng phim Trăng khuyết ấy mà...
Ngôi nhà này ông dành cho các sinh viên nước ngoài đến ở
Bên tượng đài Chiến thắng Nghĩa Lộ