Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Đừng nói suông về tầm nhìn

Nhà văn Nguyễn Hiếu
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013 1:45 PM

             Viết từ nỗi đau miền trung sau nhưng rập vùi của hai cơn bão


         Có lẽ trong lòng mỗi con dân đất Việt mấy ngày nay đều không khỏi ngậm ngùi trước những nỗi mất mát to lớn của những người đồng bào các tỉnh miền Trung ruột thịt. Trong liền trên dưới 20 ngày liên tiếp hai cơn bão  lớn đã tràn vào dập vùi, tàn phá khiến cuộc sống bà con nơi đây vốn đã nghèo nàn lại càng thêm điêu đứng trước những mất mát về người và của không thể bù đắp được.  
         Theo kiểm tra sơ bộ. Cơn bão số 10 chỉ lướt qua nơi đây chưa đầy hai ngày mà đã làm 9 người thiệt mạng, 3 người mất tích.372 căn nhà bị lũ cuốn trôi .194.137 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng.795 trường học, cơ quan, công trình công cộng bị hư hỏng, ngập .4258 ha lúa bị ngập, úng.12751ha ngô, khoai, sắn bị nứơc ngập, Hơn 20300 con gia cầm bị cuốn trôi.2164 ha ao hồ nuôi cá tôm vị phá vỡ.120 tàu, thuyền bị đắmchìm …Tổng thiệt hại của hai tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế lên đến gần 5000 tỉ. Thêm vào đó một cột ăng ten thu phát bị đổ, 710 cột điện hạ thế,74 cột điện trung thế, 35 cột điện cao thế bọ đổ.48000 mét dây điện bị đứt. Gần 24 km đường bị phá vỡ cùng gần 343 nghìn mét khối đất đá trên các tuyến giao thông bị sụp lở…
           Việc khắc phục những mất mát đau thương của cơn bão số 10 chưa dứt thì chỉ hơn 10 ngày sau, vào ngày 14, 15 tháng 10 cơn bão số 11 mang tên bão Na Ri với sức gió khủng khiếp lại tràn vào thêm một lần gây ra những mất mát tang thương cho bà con miền trung nghèo khổ. Cũng mới qua những tính toán sơ bộ cơn bão tàn khốc này khiến bốn tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi chết 18 người, 3 người mất tích . Hơn 22 nghìn căn nhà bị hư hỏng.Tổng thiệt hại của bốn tỉnh này lên 1502 tỉ đồng. Trong đó Đà  Nẵng một thành phố đang trên đà phát triển với cảnh quan và nhiều công trình khiến nhiều tỉnh mơ ứơc bị tàn phá nặng nề với thiệt hại tới hơn 868 tỉ đồng. Quảng Nam có số nhà bị hư hỏng kỉ lục lên đến con số 21200 , thiệt hại gần 500 tỉ đồng …
           Từ sự thiệt hại, tổn thất của các tỉnh miền trung trong hai cơn bão liên tiếp này, chúng ta mới nhận ra một điều. Trong thời gian gần đây mỗi khi có thiên tai xẩy ra thì sự thiệt hại, mất mát, tổn thất ngày càng nặng và theo tỉ lệ năm này trầm trọng hơn năm trước.Trận bão này tăng hơn trận bão trước. Đi liền với thiên tai là những vụ việc bất thường gây tác hại đối với cuộc sống lương dân ngày một cao hơn. Chỉ lấy riêng năm 2012 số vụ thiên tai, bất thường lên đến 3400 vụ tăng hơn 22% so với năm 2011. Trong đó số vụ thiên tai là 320 vụ, tai nạn trên sông, biển là 996 vụ, hoả hoạn cùng với vụ việc khác là 1543 vụ , làm chết và bị thương 1700 người và thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng. Đặc biết đối với các tỉnh miền trung thì có thể nói lâu nay đã trở thành túi đựng của những vụ thiên tai, bão lũ ghê gớm. Và bão lũ, ngập lụt đã trở thành nếp thường xuyên đúng kì xẩy ra hàng năm và cũng thường xuyên gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cho bà con các tỉnh này. Nhà nứơc cũng đã nhìn nhận ra qui luật thiên tai và đã ra những chính sách với mục đich hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho nhân dân những địa phương này.
          Tiểu biểu cho sự quan tâm này của nhà nứoc phải kể đến Thông tư Chính Phủ số 1722/2007/QĐ-TTg ra ngày 16/11/2007 Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống  và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kí. Ở phần III : Mục tiêu ở khoản 1 Mục tiêu chung có ghi rõ ”bảo đảm các qui hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH và khu dân cư của các vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng , chống bão lũ , thiên tai của từng vùng, gắn liền với qui hoạch phát triển KT-XH và các qui hoạch ngành với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng chống , giảm nhẹ thiệt hại và giảm nhẹ thienb tai, phát triển bền vững “.
       Trong phần V Kế hoạch hành động ở điều khoản e về Chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn nói rõ ”thiết lập , quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất qui hoach cho lâm nghiệp, nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42-43% năm 2010, 47% trong năm 2020”.
            Thông tư là như vậy nhưng tính từ năm 2007 là năm Thông tư 172  của Chính Phủ được ban hành và có hiệu lực thì tốc độ phá rừng trên  mọi miền của đất nứơc ta có thể nói là ngày càng khốc liệt và mạnh mẽ. Chưa bao giờ rừng của ta bị phá một cách tàn khốc, dữ dội và nhanh chóng như vài ba năm trở lại đây. Lâm tặc, cơ quan nhà nước và dân đã mở một chiến dịch phá rừng một cách toàn diện không kể rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng nứơc mặn, rừng phi lao, rừng chống gió bão ven biển…Điều này đã khiến đất nứoc ta từng được coi là quốc gia trù phù nhất nhì Đông Nam Á về rằng trở thành một quốc gia có tỉ lệ bình quân rừng thấp nhất thế giới với con số 0,14 ha rừng trên một đầu người so với tỉ lệ này trên toàn thế giới là 0,97 ha rừng. Từ thực tế này có thể nói điểm e trong phần V của TTCP số 172 /2007/QD-TTg bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Đây chính là nguyên nhân quan trọng làm cho sự thiệt hại ngày càng nặng nề mỗi khi bão lũ ập đến.
         Còn ở khoản 1 phần III về Mục tiêu nói về qui hoach thì có thể nói hầu như tất cả các tỉnh nhất là các tỉnh miền trung nơi là trung tâm của các trận bão, lụt hàng năm xẩy ra thì công tác qui hoạch chung dường như không được quan tâm, tróng đó qui hoạch KT-XH để phù hợp với việc phòng chống thiên tai lại gần như không được tính đến. Tầm nhìn đến năm 2020 cho một qui hoạch phòng chống bão lũ không được tỉnh nào quan tâm. Sự xây cất tuỳ tiện, bừa bãi cũng với sự tàn phá rừng, xâm lấn biển, sông hồ ao để phục vụ những dự án ăn xổi, trước mắt vẫn tràn lan. Lại thêm một lần phá vỡ mọi sự cân bằng về thiên nhiên góp phần cho sự tàn phá của thiên tai ngày càng  ghê gớm đẩy người dân đến mọi nguy cơ vì bão, lũ mỗi khi xẩy ra .
           Cũng trong mục III nói về xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH và khu dân cư  nơi thường xuyên bị thiên tai cần có quy chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn phòng chống bão lũ và phần VI dành cho ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống thiên tai…cũng không được các địa phương, cơ quan chức năng lưu ý, thực hiện.
              Nứơc ta hiện nay có 39000 giáo sư, tiến sĩ ..nhưng ba, bốn năm trở lại đây gần như không có một công trình nào có tầm vóc được đăng kí trên thế giới. Vậy thì những công trình nghiên cứu dành cho việc chống lụt bão  qui mô chỉ là con số không tròn trĩnh. Thật đáng xấu hổ với xấp xỉ 40 vạn giáo sư tiến sĩ như vậy mà chỉ có duy nhất thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình- Trung tâm tư vấn kiến trúc miền Trung tại Đà Nẵng – sau cơn bão Xang San (10/2006) cho ra đời một mẫu nhà phù hợp với tiêu chuẩn chống bão, lũ. Mỗi nhà làm theo mẫu nhà này chỉ đầu tư 25 triệu đồng. Đáng buồn thay lại không được các địa phương quan tâm đầu tư mà lại được các Tổ chức nhân đạo quốc tế trong nhóm đối tác DIFECHO( Chương trình phòng ngừa thiên tai của UB Châu Âu) khuyến khích áp dụng ở một số địa phương tại Đà nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định. Bên cạnh đó Trung tâm nghiên cứu hợp tác quốc tế Ca na đa ( CECI) mở lớp huấn luyện kĩ thuật xây mẫu nhà an toàn chống bão cho thợ và kí sư các địa phương. Từ 5/2005 đến 3/2008 CECI cùng DIFECHO đã thực hiện 2 dự án “giảm thiểu rủi ro thiên tai” đã tiến hành xây nhà phòng chống bão cho Thừa Thiên huế( 24 nhà), cùng một số nhà ở 5 phường thuộc thành phố Bình Định, ở Hoà Qui quận Ngũ Hành Sơn-Đà nẵng với số vốn đầu tư là 2,465 triệu USD …Trước những thông tin như vậy không hiểu chính quyền các địa phương thường xuyên xẩy ra bão, lũ miền trung nghĩ gì  trong việc thực hiện những quyết định, thông tư của nhà nứơc về tầm nhìn chiến lược phòng chống bão lụt …Hay lại chỉ độc một giải pháp mỗi khi bão lụt đến lại mang mì gói thả xuống những người dân đang chới với trên các nóc nhà, rồi xin nhà nứoc tài trợ ( sau cơn bão 11.Đà nẵng xin tài trợ 500 tỉ đồng, Quảng Nam xin tài trợ 345 tỉ đồng, Quãng Ngãi xin tài trợ 500 tận gạo) cùng lời kêu gọi của các nhà hảo tâm…Còn hàng vài vạn giáo sư, tiến sĩ nứơc ta nghĩ gì về sự vô cảm thờ ơ của các vị trứơc đồng bào ở vùng lũ lụt miền trung khi sau vài chục năm trời không có nổi một công trình khoa học giúp dân phòng chống bão, lũ.
           Năm 1992 tôi có dịp sang công tác ở một số tỉnh của Nhật bản. Tôi chứng kiến những căn nhà của dân được làm theo thiết kế để có thể an toàn trong các cơn bão ở tỉnh Chi Ba- một tỉnh gần biển thường xuyên xẩy ra bão, lũ. Tôi cũng chứng kiến ở những núi dễ sụt lở ở tỉnh Ô Nô Mi Chi được chính phủ cho phủ những lớp lưới sắt chắc chắn lên các sườn núi ra sao….
        Còn ở ta, trong các phát biểu của nhiều vị và cả trong những hoạch định chiến lược thường hay nhắc đến “tầm nhìn đến năm nọ năm kia”. Tôi hi vọng những tầm nhìn đó trong đó có tầm nhìn chiến lược trong việc chống bão lụt phải biến thành những biện pháp cụ thể, thiết thực để người dân các tỉnh miền trung và các nơi hay xẩy ra bão, lũ vợi đi nhiều đau thương, mất mát mỗi khi thiên tai ập đến .
                                                                   Nhà Văn Nguyễn Hiếu