Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Những người lính nói về Anh…

Trương Nguyên Việt
Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013 2:39 PM


(Nhân kỷ niệm lần thứ 40 các liệt sỹ E 207 tại khu tưởng niệm ấp Đá Biên)

… Những năm 1970-1971,phải nói thật là chiến tranh đã vào hồi ác liệt lắm,tiếng gọi chiến trường khẩn thiêt lắm,ta đã phải vét nốt những trai tráng còn lại  để tung vào các mặt trận,trong đó có rất nhiều những sinh viên non tơ chúng tôi ở các trừơng Đại học sư phạm,Tổng hợp,Bách khoa,Xây dựng,Kiến trúc… .Chúng tôi được bổ sung cho những chiến trường ác liệt nhất.Như Thành cổ Quảng trị,như mặt trận Lào ,hay như chiến trường miền đông,miền tây Nam bộ…Nói thật là chiến công cũng nhiều,mà hy sinh cũng lắm.Nhất là ở Thành cổ Quảng trị hay dọc con sông Vàm cỏ này…
 39 năm trôi qua,bất giác một buổi sáng mùa thu,những người lính Trung doàn 207 nhắn tin mời tôi xuống ấp Đá biên..Có điều gì ở đây vậy?thì họ hoan hỉ cho hay:đã hoàn thành khu tưởng niệm liệt sỹ cho 283 chiến sỹ Trung đoàn hy sinh năm 1973 ở  nơi này.Trái tim  tôi nhói lên,cái điều như món nợ,như ước mơ của những người lính chúng tôi bao năm  đã hoàn thành…
  Ký ức đưa tôi về ấp Đá Biên (xã Thạnh Hóa, huyện Thạnh Phước, tỉnh Long An), cách đây 39 năm, Đó là ngày 3/10/1973, Trung đoàn 207 - Quân khu 8,bao gồm hàng trăm  lính trẻ sinh viên từ các trường Kiến trúc,Xây dựng,Bách khoa từ miền bắc mới được bổ sung vào mặt trận …  trú ém quân tạm thời khi hành quân từ Campuchia hướng về Kiến Tường (nay thuộc tỉnh Long An) để đêm sau tiếp tục hành quân. Giữa mênh mông vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười, một trận đánh ngoài dự kiến đã xảy ra, sau khi phát hiện bộ đội ta, địch huy động máy bay lên thẳng, xe lội nước M113, liên tục bắn phá vào khu vực ém quân của Trung đoàn. Các chiến sỹ  đã bám sát trận địa, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Nhưng vì địa hình phức tạp, bị tập kích bất ngờ, lực lượng chiến đấu không cân sức vào mùa nước nổi, nên gần 300 chiến sỹ đã anh dũng hy sinh và mãi mãi yên nghỉ tại mảnh đất này…”Tôi chiếu nay nhìn vọng vào cánh chim/Nhớ lắm đồng đội tôi năm 73 nằm xuống/pháo dập,bom cày chết oan chết uổng/Giữa rừng tràm nước ngập mênh  mông/thịt da các anh dẫu là sắt là đồng/39 năm rồi cũng tan thành bùn đất/Nhưng linh hồn,hơn 200 linh hồn là rất thật/Vẫn lạc giữa đồng bưng trong  nỗi nhớ quê nhà…”Nói thật  là họ đều mất xác…Và gần 40 năm nay,chúng tôi xót xa,như mắc nợ với họ,với những đồng đội ngày ấy của mình đã hy sinh,với một mong ước luôn thiêu đốt trong lòng người chiến sỹ mà không làm sao thực hiện được:”Một mái nhà cho đồng đội hôm nay/môt bia mộ cho người không còn nữa/đồng đội ơi những tháng năm rực lửa/còn cháy lòng nhau đến tận bây giờ…”
 Trong bối cảnh ấy,tôi,một cựu chiến binh, môt người lính, đã lần đầu gặp anh trong buổi sáng mùa thu ấy,trong môt  niềm xúc đông chứa chan và biết ơn của những người lính với các anh mà không sao có thể nói hết nên lời…Anh là Chủ tịch HĐQT  Việtinkbank-đơn vị chủ quản đã đầu tư 5 tỷ để xây nên khu tưởng niệm cho những đồng đội chúng tôi giữa mênh mông con nước Vàm cỏ,khu tưởng niệm mà chúng tôi coi  như môt ngôi đền thiêng để tưởng nhớ gần 300 cán bộ chiến sỹ Trung  đoàn 207  cùng rất nhiều những người lính khác của chúng ta suốt cuộc kháng chiến vừa qua đã nằm xuống ở đây…Anh,chẳng là ai khác mà chính là anh đã quyết liệt tạo đủ mọi nguồn kính phí để xây nên khu đền thiêng này,và hôm nay,anh  băng vào để cùng những người lính chúng tôi làm bữa tiệc giổ lần thứ 39 cho các đồng đội và khai trương khu tưởng niệm hoành tráng và thiêng liêng giữa đồng nước Tháp Mười..
 “Trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động của buổi lễ khánh thành Khu tưởng niệm liệt sỹ Trung đoàn 207 hôm nay,cho phép tôi được thay mặt 19 ngàn CBCNV,người lao động của Ngân hàng TMCP Công thương VN (Vietinbank), xin được kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của những người con quả cảm của trung đoàn 207,qk 8,đã không tiếc máu xương ,hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.Đến với ấp Đá Biên hôm nay,tham gia buổi lễ khánh thành khu tưởng niệm liệt sỹ được tổ chức rất trang trọng hôm nay,lại đúng vào ngày giỗ lần thứ 39 của các liệt sỹ trung đoàn,trong tôi đang dấy lên những cảm xúc rất mạnh mẽ…”
 Những dòng nươc mắt chảy dài trên má anh.Anh nghẹn ngào và khóc.Như những người lính chúng tôi nước mắt cũng đang trào ra trên má.Tôi biết những dòng nước mắt ấy của anh,có lẽ chẳng cần bình luận gì hơn,nó cũng là những dòng nước mắt của ngưởi lính, nó được trào ra từ trái tim một nhà quản lý,một doanh nhân mang trái tim  người chiến sỹ…
 *
 Tên của Anh,người doanh nhân này,trước hết gắn liền với Vietinbank,nơi mà anh gắn bó,cống hiến suốt từ thời trai trẻ đến nay,nơi 11 năm trước anh là Tổng giám đốc và từ năm 2007 đến nay,anh là Chủ tịch HĐQT.Có thể khái quát đôi nét về Vietinbank mà anh là người thuyền trưởng như sau:Đây, là NHTM Việt Nam có quy mô vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất, giá trị thương hiệu rất cao tại thị trường Việt Nam, tại các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế, với dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 468 nghìn tỷ.Cũng không thể không kể đến  sự kiện phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế và niêm yết giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Xin-ga-po năm 2012 đã góp phần định vị thương hiệu VietinBank trên thị trường tài chính toàn cầu. Hiện VietinBank là ngân hàng Việt Nam duy nhất hai năm liên tiếp 2012- 2013 nằm trong danh sách 2.000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn, Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới.Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi,năm 2012, tổng tài sản của VietinBank vượt 503 nghìn tỷ đồng (bình quân tăng trưởng 34%/năm), với hệ thống mạng lưới rộng lớn trong nước và ba chi nhánh nước ngoài tại Phrăng-phuốc, Béc-lin (Đức), Viên Chăn (Lào)... Hiện VietinBank đã thực hiện thành công chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần: tốc độ tăng vốn điều lệ nhanh, cơ cấu cổ đông đa dạng và lớn mạnh nhất Việt Nam với cổ đông chiến lược là ngân hàng hàng đầu thế giới - Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU) và tổ chức tài chính quốc tế uy tín IFC…
 …Vào cái năm lớp sv chúng tôi cầm súng ra trận,thì lứa học sinh của anh còn đang mài đũng quần ở trường phổ thông.Những ngày tháng ấy,như tâm sự của anh với một nhà thơ,một người lính bạn tôi là Hồng Thanh Quang,thì nhà anh  đông anh em lắm,đến  9 người con( anh là con út), nên mẹ anh suốt ngày phải bươn chải nuôi đàn con cho đủ ăn đủ mặc.. 6 giờ sáng ra đường, 9-10 giờ tối mới về. Ở nhà anh em tự bảo nhau, tự lo cho nhau. Tối mẹ về thì đứa thì xin tiền học, đứa thì xin tiền mua sách vở… Mẹ đưa cho con cái 1-2 hào mai đi mua cua, mua rau cỏ rồi lại buôn bán … Mà hồi đó  cơm nước có gì đâu, toàn bột mì luộc. Anh nhớ hồi bé đổ bột mì ra nhào, lấy chai nước rồi cán cán, thái bằng tay, bỏ ra sân cho vào cái mẹt phơi nắng, mỗi bữa lấy một ít.Không làm gì có gạo, bột mì hoàn toàn độn khoai, ra chợ mua một mớ cua sống giã, làm riêu cua chan mì thế là xong. Nhiều khi có bát cơm anh em chia nhau, anh  là út được thương nhất, chiều nhất.Rồi lớn lên, thi vào Trường Cơ điện lại thiếu nửa điểm,gia đình gợi ý là thôi thì vào Trường Tài chính, với điểm đó thì Trường Tài chính họ đồng ý nhận.Và như một định mệnh,ngành nghề này sẽ gắn bó với anh suốt cuộc đời… Năm 1977 tốt nghiệp,anh về  làm ở Bộ Tài chính, làm công tác cải tiến tài chính và từ năm 1975 anh tham gia thu đổi tiền, cải tạo tư sản ở miền Nam. Rồi để tăng cường lực lượng cho ngân hàng Trung ương,năm 1980,anh về Vụ Tín dụng thương nghiệp Ngân hàng Trung ương và làm tới 8 năm trời nên có thể nói rằng, chặng đường dài này  đã giúp anh tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong các cơ quan Trung ương, trong lĩnh vực nghiên cứu chế độ cơ chế chính sách, viết lách, đi thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo… Năm 1988. khi tách hai Vụ Công nghiệp và Vụ Thương nghiệp thì ra đời Ngân hàng Công thương,anh thuộc lớp người về đây đầu tiên, rồi cũng làm Trưởng, phó phòng… Sau đó thì đi làm Phó Giám đốc Ba Đình năm 1993, được mấy tháng thì lên Giám đốc Chi nhánh.Tháng 10/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hồi ấy là ông  Cao Sỹ Kiêm đã ký bổ nhiệm anh làm Phó Tổng giám đốc. Nhưng thực chất thì phải tới mùng 1/1/1997 mới công bố quyết định. Chính khi anh về được mấy tháng thì bùng nổ vụ EPCO và anh chính là người xử lý hậu quả. Từ năm 1997 đến 2002 là thời kỳ cắn răng  ổn định bộ máy, siết lại, xốc lại các công việc. Cũng phải chống đỡ để làm sao giảm thiểu tổn thất, đặc biệt về con người…
  Nhớ lại cách đây 5 năm,trong không khí thiêng liêng của ngày giỗ Tổ Hùng Vương,thương  hiệu Vietinbank ra đời thay thế thương hiệu Imcombank,dù với 20 năm hiện diện,Imcombank được xem như trụ  cột của ngành tài chính nước nhà,với tổng tài sản hơn 166.000 tỷ đồng,chiếm 15% tổn tài sản tòan ngành.Người quyết liệt nhất trong việc tạo nên bước ngoặt lịch sử này chính là anh,với những lý giải hết sức có trách  nhiêm,có tri thức và tầm chiến lược.Nó có tính tiên phong khi mở ra một thời kỳ mới cho lĩnh vực ngân hàng nhà nước trước xu thế toàn cấu hóa đang diễn ra ngày cành sâu rộng,xây dựng và khẳng định một thương hiệu ngân hàng VN mang tầm quốc tế…
 Năm 2012,thêm một dấu mốc phát triển ấn tượng của Vietinbank là việc chuyển nhượng 20% cổ phiếu cho Ngân  hàng Bank of Tokyo-mitsubishi UFJ.Ltd,ngân hàng lớn nhất Nhật Bản..Hợp đồng đầu tư chiến lược này mà người đàm phán,người ký chính là anh,chủ tịch HĐQT của Vietinbank,đã  mang về cho  Vietinbank 822 triệu USD.Đây là sự kiện được giới tài chính đánh giá là một thương vụ thế kỷ của ngành tài chính VN,là sự khẳng định “nội lực” của Vietinbank trong suôt chiều dài lịch sử,đặc biệt là 5 năm sau khi trở thành Ngân hàng đại chúng.Hiện vốn điều lệ của Vietinbank là 32,661 tỷ đồng,trở thành Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở VN,là doanh nghiệp duy nhất của VN lọt vào top global 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2012 do Fober của Mỹ bình chọn…   
  Về trọng trách của mình,anh thường tâm sự: Nói là kinh tế thị trường nhưng không có nghĩa là buông lỏng quản lý.Anh từng gặp những nhà tài chính hàng đầu thế giới, kể cả những vị chủ tịch nhà băng lớn,có người năm nay 90 tuổi, từng được học hành rất cơ bản, làm chủ nhà băng bao nhiêu năm mà người ta vẫn nói rằng, riêng lĩnh vực tài chính này không bao giờ cho phép buông lỏng quản lý, phải hết sức chặt chẽ, giám sát quản lý chặt chẽ và phải có những cơ chế giám sát đặc biệt.Hỏi đâu là bí quyết thành công của anh,anh cho hay: luôn luôn phải coi trọng tư duy đúng, định hướng đúng và hành động đúng.Và đặc biệt trước những tác động của xã  hội,điều tâm niệm của anh luôn là:Bản thân mình phải giữ, không để cái gì mua chuộc được mình,.kể cả quyền lực cũng không thay đổi được mình. Anh nói mẹ anh ngày xưa cũng thường dạy anh đến cơ quan là phải làm việc hết sức nghiêm chỉnh chứ không thể  lơ mơ, làm lơ mơ mà đụng tới pháp luật thì sẽ không ai đỡ cho mình cả. Đặc biệt là với tiền của Nhà nước, đó là tiền của giời, của giời thì không chạm vào được con ạ..…
*
 Mới đó mà đã một năm.Ngày 11 tháng 10 vừa qua,chúng tôi lại về  khu tưởng niệm liệt sỹ nơi ấp Đá Biên để kỷ niệm lần thứ 40 ngày giỗ các liệt sỹ Trung đoàn 207.Sau tuần nhang thắp cho những người  liệt sỹ,anh em lính tráng cựu chến binh chúng tôi lại quây quần bên nhau với ly rượu trên tay.Cảm kích,xúc động lắm.Chuyện về những người đã ngã xuống, những người đang sống,chuyện về Đại tướng Võ Nguyên  Giáp mới ra đi mà giữa Đồng Tháp Mười trên bàn thờ những người chiến sỹ của ông cũng đã kịp d9a585t lr6n Tấm hình trang trọng của Đâi tướng…Và chúng tôi đương nhiên lại nhắc về Viettinbank,về người chủ tịch ngân hàng mà những người lính chúng tôi luôn thấy nặng ân tình.Anh Dương đức Quảng thay mặt Vietinbank mới từ Hà nội bay vào cho chúng tôi hay,lẽ ra dịp lễ này,anh ấy cũng sẽ có mặt,nhưng rồi môt chuyến công tác xa thúc giục anh phải ra đi.Thật sự chúng tôi rất mong  được gặp lại anh,con người đã lãnh đạo một doanh nghiệp như Vietinbank  đóng góp trên 3.500 tỷ cho các hoạt động tài trợ, bao gồm:tài trợ về sinh hoạt,phát triển sản xuất,tài trợ về y tế,giáo dục, tài trợcho  hơn 500 em bé mồ côi cha mẹ,không nơi nương tự  cho cáci em đến năm 18 tuổi,giúp các em được cắp sách tới trường…Riêng với anh,đều đặn mỗi tháng anh đều tự nguyện trích 5 triệu đồng từ tiền lương của mình để đóng góp cho chương tình …Và đặc biệt,như anh Dương Dức Quảng  cho hay,để tri ân các Anh hùng liệt sỹ,các bà mẹ VN anh hùng,các gia đình có công với cách mạng,hiện Vietinbank đang nhận chăm sóc và phụng dưỡng suốt đời 88 Mẹ VN anh hùng,với mức phụng dưỡng 2 triệu đồng/tháng/người,thường xuyên thăm hỏi,úy lạo các đồng chí thương binh đang điều trị tại các trung tâm điều dưỡng thương binh,và đặc biệt,Vietinbank chính là đơn vị  đã tôn tạo và nâng cấp trên 50 nghĩa trang liệt sỹ trong cả nươc như nghĩa trang quốc gia Hàng Dương(Côn Đảo),Thành cổ(quảng trị)Tân biên(Tây Ninh)Điện bàn(Quảng Nam),Đức cơ(Gia lai)…
 Vâng,thực sự những cựu chiến binh,những người  lính chúng tôi xin được chào anh, được bày tỏ niềm khâm phục và lòng trân trọng với anh,một nhà quản lý tiên phong,một nhà doanh nghiệp tài năng,một doanh nhân mà những người chúng tôi thấy cùng nhịp đập-một doanh nhân mang trái tim người lính
Tên anh là Phạm Huy Hùng,đã gắn liền với thương hiệu Vietinbank hôm nay...

Trương Nguyên Việt