Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Đò đưa gửi thày Trâng Đình Sử

Nguyễn Nguyên Bảy
Thứ bẩy ngày 17 tháng 8 năm 2013 9:44 PM

Thưa thầy giáo Trần Đình Sử,
Với tôi, danh xưng “thầy giáo” cao quý vô cùng, tôi biết ơn và kính trọng. Tôi không có thói làm sang mình bằng phô khoe học hàm học vị của các thầy cô giáo tôi. Ví vậy, khu vực bài thư này, tôi chi xin quán lời với thầy giáo Trần Đình Sử.
Bạch thầy, trước hết tôi xin phép dẫn lại mười câu mở đầu bài viết của thầy:“ Tôi là một nhà khoa học nhân văn, trong thời buổi đổi mới, có rất nhiều vấn đề lí luận văn học cần được nhận thức lại, vì thế mà tôi đã cố gắng nêu nhiều vấn đề. Tôi tự thấy mình có khả năng và điều kiện đối thoại với các bạn bè, đồng nghiệp trên các vấn đề ấy, ngõ hầu đưa nền tư duy lí thuyết của chúng ta tiến thêm cho kịp các nước tiên tiến. Nhưng hóa ra ước mong của tôi chỉ là ảo vọng hão huyền. Bởi khi tôi đọc bài Mấy lời với ông Trần Đình Sử đăng ngày 15/8/2013 trên trang tranhnhuong.com của nhà thơ Trần Trương thì tôi hoàn toàn thất vọng. Hóa ra ở Việt Nam hiện nay vẫn hoàn toàn không có đối thoại. Thì xin hãy đọc kĩ bài của nhà thơ Trần Trương..” (TĐS)
Tôi từ nhỏ đã có thói quen đọc văn thơ bằng ngôn ngữ dịch học. Đọc trôi mươi câu bài viết (dẫn ở trên) của thầy, tôi độn được quẻ dịch Thiên/ Trạch Lý. Mừng quá. Đọc một mạch bài của thầy, thêm lần nữa cho thông, rồi viết ngay bài thư này, xin được ngồi chung đò với thày cùng đưa chuyện văn chương..
Quẻ lý là quẻ cả trong “cửu đức tu thân” của dịch học. “Lý” có nghĩa là “đi rón rén”, “rón rén mà không tiến”, vì vậy nó có hình tượng của chim phượng hoàng kêu ở núi Kỳ. “ Phượng kêu Kỳ sơn” là chuyện phượng hoàng, loài chim đại diện cho sự thủy chung, hưng cát, rất ít khi nhìn thấy ( có đâu mà thấy!). Dịch cổ cho rằng, gieo được quẻ này chính là điềm “Quốc gia cát tường”, là quẻ tốt, thiện đức, tử tế. “Tôi là một nhà khoa học nhân văn, trong thời buổi đổi mới, có rất nhiều vấn đề lí luận văn học cần được nhận thức lại, vì thế mà tôi đã cố gắng nêu nhiều vấn đề Tôi tự thấy mình có khả năng và điều kiện đối thoại với các bạn bè, đồng nghiệp trên các vấn đề ấy, ngõ hầu đưa nền tư duy lí thuyết của chúng ta tiến thêm cho kịp các nước tiên tiến”. (TĐS). Nguyện vọng của thầy tương thích với đức của quẻ Lý, nên bảo là ứng quẻ.
Loạt các bài viết gần đây của thầy khu vực lý luận văn chương, tôi được cung cấp đọc bởi em trai tôi, Nhà văn Nguyễn Anh Tuấn, và được nhắc nhở đọc bởi hai người anh của tôi là nhà thơ Hoàng Xuân Họa và nhà thơ Nguyễn Khôi. Tôi đọc các bài của thầy và đọc các đò đưa của các anh em tôi. Thấy tất cả quý vị tâm đắc nhau, khích lệ nhau, tôi quá vui, quá mừng, vì hình như quý vị đang đồng tâm hiệp sức đánh thức văn chương Việt đừng biếng lười ngủ nướng, hãy vùng dậy trước ban mai nắng đã gắt nóng rồi..
Lý là “ đi rón rén”, chân như dẫm lên băng mỏng, đi trên vách đá, vực sâu, nên trong lòng sợ sệt, cẩn trọng. Mỗi bước đi đều phải vô cùng cẩn thận, nếu không sẽ rớt xuống vực. “Đi rón rén” này còn bảo là “dẫm lên đuôi hổ”. “Hổ” ở đây ám chỉ là vua, quan, là quyền uy, là trừng phạt. Mọi ngôn, hành nếu bị vu cho là “xúc phạm” thì thất khó tránh họa hại.
Tôi cam chắc là thầy đã ngộ một cách sâu suốt, cao vọng cái đức của quẻ Lý. Bởi thầy là người có quá nhiều trải nghiệm trong việc tu thân để thành danh như hiện có, và làm ích lợi cho đời trong việc đào tạo các học trò thành các tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, giám đốc nhiều cục, vụ, viện..Thầy đã nuôi chí bền tu thân cho mình và cho người, tức là thầy đã đạt được cái Đức của quẻ Lý, rất đáng ngường mộ và kính trọng. Hà cớ gì những trải nghiệm ấy, đức tin bền vững ấy có thể dễ lung lay, khi thầy viết: “Nhưng hóa ra ước mong của tôi chỉ là ảo vọng hão huyền. Bởi khi tôi đọc bài Mấy lời với ông Trần Đình Sử đăng ngày 15/8/2013 trên trang tranhnhuong.com của nhà thơ Trần Trương thì tôi hoàn toàn thất vọng. Hóa ra ở Việt Nam hiện nay vẫn hoàn toàn không có đối thoại..”
Lý chỉ bảo là “ đi rón rén”, bảo là “ dẫm lên đuôi hổ”, bảo là từ từ cởi mở, cởi mở thận trọng. Lý không bảo nhắm mắt lại, bịt tai lại, tự trói tay, chặt chân..Vì vậy mong thầy đừng thất vọng, đừng cho rằng việc làm của thầy là ảo vọng, hão huyền. Chúng tôi chờ đọc, chờ nghe và xin được đối thoại với thầy trên tinh thần “ Nghề văn không sang trọng. Nhưng văn chương lại cần sự sang trọng”. ( NAT)
Bạch thầy,
Đoạn mươi dòng thầy viết (dẫn ở trên) tôi xin không đọc dòng thứ 11, với đề nghị của thày: “..Hãy đọc kỹ bài của nhà thơ Trần Trương”. Vì sao tôi đã không vâng? Bởi đọc bài của thầy đã thấy hết bài của nhà thơ Trần Trương. Thầy khuyên: Đối thoại là đối thoại học thuật, văn chương, chớ đem đời riêng tư ra chế giễu. Thưa thầy, thày đã chỉ ra đúng bản chất của văn chương là cần sự sang trọng. Khuyên được đời như thế, thì thày cần gì phải mượn chữ của Nguyễn Thị Minh Thái bảo người “cắn chữ chưa vỡ” ? Thày bận tâm đến chuyện người “ cắn chữ chưa vỡ” làm gì, bởi họ sẽ đáp có chữ đâu mà cắn, thì sao? Thế là cùng mất đi sự sang trọng văn chương..
Quẻ Lý kết rằng: Hỷ xả để vị tha.
.
Sài Gòn 16.8.2013
Nguyennguyenbay.blogspot.com