Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Biết đọc nhờ truyện Kiều

Phạm Mạn
Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2013 8:38 PM

 

Truyện KIỀUvới tuổi thơ tôi – Bài thứ 2:

Thuở nhỏ, trước C.M. Tháng 8, tôi hay đến nhà anh bạn cùng lớp chơi. Tôi thường tháy bố anh là một nông dân, những ngày nông nhàn, thường xuyên ngồi xổm trên  nền nhà bện mành mành. (Ở quê tôi, bện mành mành không treo nan lên mà rải nan ra nền nhà và ngồi xổm ,hai tay thoăn thoắt bện) Trong khi hai bàn tay với những ngón tay diệu nghệ thoăn thoắt bện những sợi pho thì mắt ông không rời quyển KIỀU dở ra trước mặt (đến nay, gần 70 năm rồi tôi còn nhớ hình ảnh quyển KIỀU ấy. Đó là quyển sách in khổ nhỏ đã sờn mép, giấy in đã ố vàng theo thời gian. (Loại sách ít tiền, bình dân, khổ nhỏ do nhà xuất bản “…Thịnh” ở Hà nội xuất bản vào đầu thế kỷ 20 – Văn Hồng Thịnh chăng?).Ông say sưa lẩm nhẩm đọc. Lần nào đến nhà ông tôi cũng bắt gặp hình ảnh say sưa ấy. Ở tuổi “sơ học” của tôi lúc bấy giờ tôi chưa hiểu hết sự lôi cuốn, mê Kiều đối với tâm hồn nông dân Việt nam trong xã hội mang đầy đặc thù Đế quốc Phong kiến.
  Về sau tôi được biết, ông Dư chưa được học chữ lấy một ngày nào; nhưng ông đọc được sách in khá thạo! Theo nhiều người lớn trong làng cho biết quá trình ông biết đoc đươc lý giải như sau:
  Ông Dư rất mê TRUYỆN KIỀU nên ông nghe và thuộc Kiều rất nhanh. Những lúc rỗi rãi, hoặc ngồi bện mành mành, có điều kiện, ông dở sách KIỀU và ông áp từng “âm” của câu thơ Kiều mà ông đã thuộc lòng vào từng “chữ” và nhớ dần từng “từ” một. Nghĩa là tương tự một số người học chữ Hán ngày xưa , học chữ nào, biết chữ ấy. Như vậy nhờ lòng say mê TRUYỆN KIỀU mà một ông nông dân không qua quy trình: học từ chữ cái, rồi học vần bằng vần trác và ghép vần với năm dấu: “sắc - huyền -  nặng -  hỏi -  ngã”! Vì thế, ông đọc sách in Truyện KIỀU theo lối thuộc “từ” thuộc “chữ” như những người đọc thạo, nhanh chóng nhận mặt chữ, không qua đánh vần!
    TRUYỆN KIỀU không những ghi dấu kỳ diệu trong nền văn chương, văn hoá Việt nam; và đúng như nhà văn hoá nổi tiếng Phạm Quỳnh đã nói đại ý: TRUYỆN KIỀU còn, Tiếng ta còn; Tiếng ta còn, Nước ta còn!
     Câu chuyện hi hữu mà tôi kể ở trên nằm trong muôn nghìn hiện tượng (như bói KIỀU, tập KIỀU, đối đáp về KIỀU vân vân…) nói lên sự toả rộng, thấm sâu vào nhân dân lao động Việt nam, Đất nước V.N., TÂM HỒN NGƯỜI VIỆT qua nhiều thế hệ.
                                                             Ngày 1 / 1 / 1013
                                                                   PHẠM  MẠN