Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Con người của thơ ca chống Mỹ

Trần Thị Thắng
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012 10:10 PM

          
Phạm Tiến Duật ốm, tôi đ• vào Sài Gòn ở, không đến thăm anh, nghe tin anh bị ung thư phổi, đành nhớ về anh bằng những kỷ niệm mà một thời ở chiến trường, thời làm ở báo Văn nghệ. Tin anh ra đi, chúng tôi tìm được trên website của Trần Nhương, thế là một tài thơ thật sự của đất nươc đ• ra đi ở tuổi 67, đang độ sung sức viết, viết ở tuổi này biết chọn lọc để viết. Những bài đăng trên báo của anh bao giờ cũng có ý riêng, câu chữ của anh nhiều nên dễ tung hoành, khi đọc người ta cảm thấy thoải mái (điều đó không phải ai cũng làm được). Những bài tiểu luận anh viết dưới dạng bàn chuyện “nghề văn” trong tập “Vừa làm vừa nghĩ”, (NXB Văn học, 2003) đăng thường kỳ trên báo Văn Nghệ Trẻ, tôi đ• cắt lưu lại vì anh viết không giống ai và viết về “nghề” rất đúng và dễ hiểu. Năm 1969, khi báo Văn nghệ trao giải nhất cho Phạm Tiến Duật với bài “Lửa đèn”, đêm đó tôi đi dự, không có Phạm Tiến Duật đến nhận giải, vì anh đang ở chiến trường. Nhưng không khí nhận giải lúc đó bỗng bồng lên khi  một đọc giả lên đọc lại bài “Lửa đèn”. Cái dư âm của bài thơ, cái hiện thực sâu lắng, làm khán giả bật dậy để cả hội trường sung sướng mà vỗ tay vì bài thơ hay, vì bài thơ đáng được giải cao. Sau đó là Phan Thị Thanh Nhàn, Bế Kiến Quốc lên nhận giải,  là những gương mặt mới và họ cũng  xứng đáng được nhận giải.
Phạm Tiến Duật nhiều năm gắn bó với Mặt trận đường TrườngSơn. M•i cuối năm 1974 anh mới vào chiến trường Nam Bộ. Sáng sớm hôm ấy, chúng tôi thấy bếp ăn( lúc đó đóng ở Tây Ninh) bỗng đông người, gần như cả cơ quan đ• quầy quần bên bếp. Tôi và Hà Phương vội xuống bếp thì tay bắt mặt mừng khi được gặp lại nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định, nhà thơ Tế Hanh, nhà thơ Phạm Tiến Duật. Các anh mới vào đến báo Văn nghệ Giải phóng sáng sớm nay. Phạm Tiến Duật cho chúng tôi được biết
- Sáng nay anh Nguyễn Đình Thi đ• đi xuống miền Tây Nam bộ!
Mọi người đều sửng sốt, tôi thấy nóng mặt nên nói
- Sao lại để anh Thi đi xuống mũi nguy hiểm vậy, tôi sẽ lên gặp cấp trên?
Anh Tế Hanh nói nhỏ hơn
- Trễ rồi Thắng ạ, anh Thi đ•  đi từ lúc ba giờ sáng nay!
- Còn các anh?
- Mai các anh đi Củ Chi
- Trời ! Củ Chi các anh đi cũng nguy hiểm lắm ! Bọn em ở đó lên đây mà! chúng em dẫu sao cũng là lính cũ đ• quen Củ Chi, còn các anh “lính mới” mà cũng bắt xuống đó?
Anh Phạm Tiến Duật nói giọng như đùa, như chơi
- Các anh đang thể hiện dũng khí của kẻ sĩ Bắc Hà, xuống Củ Chi cũng không sao đâu em gái!
Ngay sau đó tôi được biết trong cuộc gặp mặt với l•nh đạo R, một đồng chí l•nh đạo R nói:
- Đ• vô đây mà các anh lại ra Bắc ngay đâu là kẻ sĩ Bắc Hà! H•y xuống chiến trường cho biết Nam Bộ ra sao chứ?
Và thế là các anh nhận đi các mũi của chiến trường ác liệt của năm 1974. Ăn sáng xong, tôi và Hà Phương đi hái lá sương sâm rừng về vò uống. Vò lá chừng nửa tiếng, lọc sạch cùng nước lọc, mấy phút sau  đông lại như thạch, đem chưng đường lên bỏ vào ăn. Cả ba anh uống thử “thạch” rừng đều khen ngon. Ăn xong đ• có  người mang vải về, thế là chúng tôi cùng chị Hai Lý (vợ anh Lý Văn  Sâm) người cắt, người may cho mỗi anh một bộ bà ba, để các anh xuống đó mặc cho giống như mọi người dân thời đó ở vùng giải phóng. Trời về đêm ở trong rừng cũng lành lạnh, tôi cứ bị ho suốt, chị Hai Lý lấy khăn quàng vào cổ cho tôi và nói
- Em chẳng thùa khuyết thì chẳng lấy ai làm, ráng lên chút nghen, chị nghe gà gáy, chắc cũng sắp sáng!
Chúng tôi mải miết làm đúng 6 giờ sáng thì xong ba bộ bà ba cho các anh. Phạm Tiến Duật dẫn đầu đi vào
- Ba chị em thức cả đêm may áo cho anh cùng Tế Hanh, Đinh Đăng Định, thấy đèn khuya  sáng, anh đ• làm bài thơ tặng.
Anh lôi bài thơ ra đưa cho Hà Phương, tôi thấy Hà Phương hơi đỏ mặt, và chỉ trong ít phút, giao liên đ• lên đón các anh đi ngay. Ba anh đi rồi, tôi và Hà Phương không yên lòng. Bởi Củ Chi lúc này bom pháo dữ lắm. Bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực của ta gần như  im lặng để ém quân. Chúng ta đ• đưa xe tăng vào tận Bến Cát, chúng mới càn ra, bắt được một xe tăng của ta còn mang về Sài Gòn triển l•m. Phía ta không bác bỏ, không công nhận. Tình thế bên ta là im lặng cho đến lúc cùng đồng loạt nổi dậy, còn địch thì quấy phá liên tiếp bằng cách bắn pháo, cối vào khu căn cứ địa của ta ngày một gia tăng. Máy bay trinh sát bay dò suốt ngày đêm, có động tĩnh gì chúng lại báo về Đồng Dù để câu pháo lên. Ngày mới ký Hiệp định Pa-ri , chúng chỉ bắn về ban đêm, hoặc tầm gần sáng. Còn những ngày này chúng bắn chẳng có giờ giấc, chẳng có quy luật, nên việc đi lại, làm ăn của bà con và bộ đội ta rất khó khăn, nên việc các anh xuống Củ Chi là một thử thách lớn cho những người mới vào chiến trường. Đoàn đi như vậy, sự yểm trợ và bảo vệ của ta rất khó khăn (phía bộ đội và l•nh đạo địa phương lúc này không muốn nhận thêm những “người nổi tiêng” xuống chiến trường, vì một lý do đơn giản: Công tác bảo vệ phức tạp và khó khăn, để xẩy ra tình huống gì, ngày mai( báo chí Sài Gòn Nguỵ sẽ làm rùm beng). Một tuần sau, chúng tôi thấy ba anh họp toà  soạn tại báo Văn Nghệ Giải Phóng , qua báo cáo chuyến đi thì bất chợt  pháo bắn gần xe, mảnh pháo văng đứt và thủng ba lô của Phạm Tiến Duật, xuyên táo hết sách vở và quần áo, may mà cả ba cùng nhanh chân nhảy xuống hầm kịp thời, nên trở về an toàn. Mọi người chúc mừng sự may mắn của các anh bằng một chầu nước hạt é (loại hạt ngâm trong nước để uống cùng đường). Sau lần gặp ấy, các anh ra Bắc, chúng tôi đi xuống chiến trường miền Tây tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày 19-4-1975. Mỹ Tho giải phóng sau Sài Gòn mười hai giờ đồng hồ, sự ác lịêt trên chiến trường miền Tây, tôi càng cảm phục anh Nguyễn Đình Thi vừa  chân ướt, chân ráo đ• xuống sâu dưới chiến trường, nhất là chiến trường miền Tây chỉ có sông nước, mà địch thì đóng chốt trên cao liên tiếp càn ra và bắn pháo, cối xuống các tuyến giao thông sông nước của ta (ở đây giữa sống và chết chỉ còn may rủi, dọc kênh chúng bắn như mưa, ta chèo thuyền đi thì cứ phải đi, giặc chỉnh cự ly để bắn, ác liệt vậy mà ta vẫn đi là đi). Sự ác liệt của chiến trường chúng ta phải thừa nhận càng ở giai đoạn cuối càng ác liệt, ta tấn công tới tấp, địch chống lại dữ dội và muốn tử thủ. Ngày chúng tôi đến con kênh Nguyễn Văn Tiếp là ngày 23-4-1975, đồng chí tiểu đoàn trưởng ra quát mắng
- Nơi này không phải là chỗ chơi cho các chị, mời các chị về phía trên. Đêm qua giặc càn vào trạm xá, bắn chết  thương binh, trói nữ bác sĩ và bắn hàng rổ đạn vào chị ấy . Xuống đây, ai bảo vệ được các chị!
Nói xong anh lái thuyền bỏ đi, tôi còn thấy đôi vai anh rung rung, tôi biết rằng anh đ• khóc. Người tiểu đoàn phó mời và dẫn chúng tôi đi dọc bờ kênh, anh xin lỗi vì sự nóng nẩy của thủ trưởng, nhưng rồi anh nói như thanh minh lại với chúng tôi
- Chiến trường này nó ác liệt hơn văn chương mô tả nhiều, tiểu đoàn trưởng của chúng tôi đ• bị quân Nguỵ bắt, chúng không biết anh là bộ đội, nên chúng trói lại, mổ thịt người moi gan bắt anh ăn cùng chúng, anh cũng phải ăn, ăn có sức để chạy thoát, đó là ý nghĩ duy nhất lúc đó của anh, và anh chạy thoát thật. Gần đây bị giặc càn nhiều, ta tổn thất không phải là ít, nên anh lo cho các anh chị còn hơn lo cho mình!
Chiều chúng tôi trở về, những con cá sấu đói đang đi tìm mồi, chúng giả vờ chìm lại nổi như cây khô đang trôi theo dòng nước. Người tiểu đoàn trưởng lúc nẫy đẩy xuồng vào bến, anh cho xách lên mấy can nước ngọt để chúng tôi tắm, và bảo cần vụ mang thêm mấy cái ngô nướng :
- Tiểu đoàn trưởng mời các chị ăn ngô!
Tôi chưa bao giờ thấy ngô nướng lại ngon như vậy, tôi ăn tới đâu người như tỉnh ra tới đó, thì ra  từ sáng sớm đến giờ tôi chưa ăn một hạt cơm nào vào bụng vì dạ dày đau quá, sáng và trưa tôi không sao nuốt nổi vài thìa cơm, vậy mà lúc này tôi ăn ngô ngon lành và mất hết cái cảm giác đau dạ dày. Phạm Tiến Duật sau khi xuống Củ Chi có dặn lại tôi
- Anh em mình biết lúc nào là nhẩy xuống hầm, lúc nào là chạy giặc cho nhanh, hay ở trụ lại, tất cả là làm theo sự sắp đặt của anh em giao liên hoặc bộ đội tại chỗ, họ bảo gì ta làm đó là chiến thắng trong tầm tay!
Câu nói đó cứ theo tôi để tôi áp dụng trong mọi tình huống của chiến trường lúc này, nhiều lúc tôi tự nói
- Cái ông Duật này thông minh đáo để, ông ta biết đúc kết từng chặng đường để đi, ông này quái thật, ta cũng phải “ quái” theo
Và kinh nghiệm ấy tôi mang theo suốt chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau những ngày 30-4-1975 miềm Nam giải phóng, chúng tôi gặp Phạm Tiến Duật ở 190 Công Lý( nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) nơi làm việc của Báo Văn Nghệ Giải Phóng. Anh cứ theo đoàn nhà văn đi hết ngày này sang tháng khác, đi hết các tỉnh miền Nam, các anh đi tới tỉnh nào cũng được tỉnh đó đón và chăm sóc một cách chu đáo bởi họ rất yêu thơ văn của các anh. Nửa năm sau, tôi nghe bên Tổng cục Chính trị gọi Phạm Tiến Duật về, anh không về ngay, nên bị khai trừ ra khỏi đảng và ra quân từ đấy.  Khi về Báo Văn nghệ được nửa năm thì thấy Phạm Tiến Duật cùng về làm báo. Tôi đ• ở tổ thơ cùng anh Võ Văn Trực để thay Xuân Quỳnh (Xuân Quỳnh chuẩn bị về nhà xuất bản Tác Phẩm mới của Hội Nhà văn, nhưng chị nghỉ ở nhà  ba tháng để sáng tác, theo chế độ của báo, rồi mới về cơ quan mới). ít hôm sau,  thấy Phạm Tiến Duật được giới thiệu về tổ thơ, tôi mừng lắm. Ba anh em làm việc hầu như không có gì khúc mắc (anh Trực, anh Duật và tôi). Nhưng một hôm thấy anh Võ Văn Trực đề nghị không cùng trực thơ cùng anh Duật, tôi cảm thấy lờ mờ có gì đó không ổn, tôi hỏi anh Trực, anh chỉ trả lời lục cục lào cào
- ối trời! Anh không làm  việc được với Duật.
Từ ấy  tôi cứ làm việc ba tháng với anh Duật, xong lại làm việc ba tháng với anh Trực. Trong tổ thơ, chúng tôi không bao giờ họp tổ được, tôi họp với anh Trực, họp xong lại họp với anh Duật. Khi hỏi anh Duật
- Các anh là hai ngươì tốt sao không làm việc được với nhau?
- Anh không biết ( Phạm Tiến Duật nhún vai)
Lần đầu tiên tôi tự hiểu:  những người tài khó gần nhau chăng?
Những năm tháng qua đi, anh Duật vẫn làm ở Báo Văn nghệ, anh Trực vẫn làm ở đó, nhưng hai anh hình như gặp nhau không bao giờ chào nhau, còn với chúng tôi, anh nào cũng vui vẻ, hồ hởi cùng cải tiến tờ báo Văn nghệ làm sao cho hay hơn, tốt hơn. Nếu có cuộc trình bày nào về cải cách tờ báo, Phạm Tiến Duật phát biểu có phần một hai ba bốn rất hay, có cải tiến thật, có mở ra cho tờ báo thật. Những phát ngôn đó anh không phải chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhà, mà bột phát là phát biểu hay (là con người lợi khẩu, trình bầy ý tưởng có lôgích, sáng vấn đề). Nhưng suốt bao năm anh vẫn hưởng lương trưởng ban, nhưng có khi không ở một ban nào cụ thể kể cả ban thơ. Sau khi anh Đào Vũ về với danh nghĩa là Q. Tổng biên tập, Đaò Vũ đề nghị Phạm Tiến Duật làm trợ lý Tổng biên tập với một lý do đưa anh lên hàng trên trưởng ban một chút. Chính Đào Vũ đ• nhiều lần nói: “Đây không phải là đất cho Duật làm, Duật làm công tác đối ngoại của Hội Nhà văn hoặc phó tổng thư ký thì có lợi cho Hội biết bao nhiêu, nhưng rất tiếc tôi không phải là Tổng thư ký”. Sau khi anh Đào Vũ nghỉ l•nh đạo, Báo Văn nghệ có Tổng biên tập  mới là anh Nguyên Ngọc, điều đầu tiên anh Nguyên Ngọc họp gặp mặt là đề nghị Chu Hồng Phi, Phạm Tiến Duật và tôi nghỉ ở nhà hưởng nguyên lương. Điều này thấy Nguyên Ngọc là một con người đ• trực tính, nhưng anh bị một tốp nhỏ ở báo Văn nghệ bịt mắt, thao túng, lộng hành nên biến cuộc gặp mặt đầu tiên thành cuộc thanh trừng những người mình không  ưa là  cả ba anh em chúng tôi  và cả ba chưa bao giờ làm hại Nguyên Ngọc. Anh Hồng Phi và anh Duật buồn lắm, vì các anh đều muốn làm việc cho báo lại bị bắt nghỉ,  anh Duật chỉ nói riêng với tôi
- Đời nó cứ trớ trêu như vậy. Nghe tin cô quyết đi làm để xem trắng đen ra sao, còn anh nghỉ là nghỉ, bao giờ mời thì anh làm!
- Em không cam chịu vậy, em nghỉ thì phải công bố lý do vì sao nghỉ không thì phải để  làm việc
- Anh nghĩ rằng họ không nói lý do được đâu, vì họ nghĩ anh em mình là phe cánh anh Đào Vũ, phe cánh Đào Vũ là phe cánh Nguyễn Đình Thi, Hà Xuân Trường. Nhưng khốn nỗi họ không hiểu chúng ta chẳng phe cánh nào, chỉ có phe làm báo và viết văn thơ cho sướng!
Tôi bắt đầu lờ mờ hiểu sự phân rẽ của Hội Nhà văn là hai luồng gọi là bảo thủ và không bảo thủ( lúc này chưa có từ đổi mới). Tôi buồn  lắm, vì Hội Nhà văn ngày xưa chúng tôi đến làm việc, hoặc sang chơi nó vui vẻ sống rất chí tình vì nhau, cho nhau, bây giờ là đối đầu, đối đầu với cả lính như tôi. Trước khi anh Nguyên Ngọc về, Cục xuất bản cho chỉ tiêu giấy nhầm cho báo Văn nghệ 30 tấn giấy, tôi đ• thuyết phục anh Đào Vũ ký giấy vay tiền của Hội Nhà văn để lấy được giấy về cho báo, cho anh Nguyên Ngọc làm việc. Đó là sự ủng hộ hết lòng của tôi, của anh Đào Vũ khi thấy cấp trên không còn muốn anh ấy ở báo nữa. Vậy mà anh Nguyên Ngọc đối xử với tôi, với Hồng Phi, Phạm Tiến Duật thiếu dân chủ vậy. Tôi gặp trực tiếp anh Nguyên Ngọc, anh nói: Có người báo xe tải nhà in Báo Nhân dân đi bán dạo báo Văn Nghệ, sự phá phách ấy chỉ có trưởng phòng hành chính cũ làm được (chỉ tôi)
- Nếu thế thì anh không hiểu gì về quản lý báo chí, và người mách anh chẳng hiểu gì thì tôi không thể nói gì  hơn với các anh, vì có nói anh không hiểu quản lý gồm in ấn và phát hành ra sao? chẳng có một nhà in điên rồ nào đem xe tải đi bán báo rong, đó là phạm luật “chết người”. Anh phải tìm đủ chứng cớ thật là tôi đ• làm việc này thì tôi mới chịu nghỉ
Hôm sau anh Nguyên Ngọc mang điều đó nói trong họp toà soạn, tôi lại càng buồn cười vì anh không nhắc cụ thể tên tôi nên tôi cũng bỏ qua.  Ngày hôm sau tôi từ trưởng phòng giáng xuống làm nhân viên trông thư viện và dán sách báo bị hư hỏng. Anh Duật có gặp lại tôi
- Cũng cần có một người như em chống lại sự sa thải anh em đến cùng, nhưng thôi anh biết vậy mà không làm như vậy được, nhờ cô em hàng tháng lĩnh lương giúp anh rồi đưa qua đường
- Em chẳng trách gì anh Nguyên Ngọc, chỉ trách bộ sậu của anh quá ngốc lại ham chức quyền, chỉ mong anh Ngọc về để họ lên này lên nọ, chính anh Ngọc bị họ lợi dụng
- Thôi tôi khyên cô, đó là “ đời”, đời thì có kẻ bất tài ham quyền chức, còn ta sống, cứ ở tâm ta mà sống
Anh Duật đi rồi còn bao anh em khác bị “chém treo ngành” theo như Bế Kiến Quốc, Ngô Ngọc Bội. Sau này Ngô Ngọc Bội phải thu xếp cuộc gặp giữa Nguyên Ngọc, Ngô Ngọc Bội và Bế Kiến Quốc. Anh Ngọc thấy Quốc là người tài làm báo, lắm sáng kiến, sau này anh sử dụng và càng làm việc, anh càng quý Quốc. Khi hai anh em hiểu nhau thì thật thân thiết, Quốc đ• có bài thơ tặng Nguyên Ngọc bài thơ đó làm tên cho tập thơ “Cuối rễ đầu cành” (1994).  Phạm Tiến Duật vẫn thường nói với tôi:
- Báo mình tập trung nhiều người tài quá thành thử các tổng biên tập về đây thường l•ng phí “vàng”, chỉ trừ anh Nguyễn Văn Bổng là biết sử dụng nhân tài.
Ngày cuối cùng anh Bổng về thăm báo Văn nghệ, khi ấy anh đ• rất ốm yếu, anh Duật đang công tác tại tờ báo của Hội Liên hiệp (Tổng biên tập báo Diễn đàn văn nghệ) cũng trở về báo Văn nghệ để thăm và phát biểu đôi lời cùng anh Bổng
- Anh là một Tổng biên tập tài hoa nhất, là người biết sử dụng nhân  tài vật lực trong tay mình, dẫu bây giờ cũng giữ chức vụ l•nh đạo nhưng tôi chưa thể làm được như anh
Còn trong các tổng biên tập “thô bạo” loại người không cùng cánh ở báo đó là Nguyên Ngọc. Đó là nhân sự trong báo, còn nội dung báo thì càng tệ hơn, anh chĩa mũi dùi vào Nguyễn Đình Thi nhân có quyển tiểu thuyết của Dương Thu Hương ra đời “Bên kia bờ ảo vọng”. Quyển tiểu thuyết có ám chỉ hay không? nhưng những bài phê bình thì áp sát và ám chỉ cả hơn quyển sách. Nhân một  thư bạn đọc đăng trên báo, báo liên tiếp có nhiều bài đánh một độc giả lương thiện viết ý kiến mình trên trang bạn đọc mà thôi, vậy mà Đặng Bửu l•nh bao nhiêu “ đạn” của báo. Vậy có công bằng cho người đọc và người tham gia ý kiến không? Thời kỳ này sự phân rẽ ý tưởng không phải chỉ ở báo Văn Nghệ, mà từ trên báo Văn Nghệ( Ban Tư tưởng- Văn hoá), vậy anh Nguyên Ngọc có lúc nào nhận ra: anh cũng chỉ là công cụ thực hiện ý đồ của những người l•nh đạo ở trên, muốn “choang” lại người đồng cấp vừa rời ghế l•nh đạo ở Ban Tư tưởng -Văn hoá mà thôi. Tôi thấy các cá nhân được điều đi, điều về trong Vụ Văn hoá nằm trong Ban Tư tưởng -Văn hoá chứng tỏ sự bất đồng của các anh dội xuống báo Văn nghệ cụ thể là: phải thay ngay Đào Vũ( rỉ tai nhau: “Ông ta là người của Hà Xuân Trường, nay Trần Độ lên thì phải có người của Trần Độ là Nguyên Ngọc chứ?”. Chao ôi, báo chúng tôi bất ổn định từ những ý đồ l•nh đạo, và một loạt người nghi là “người” của Đào Vũ tức là người của Hà Xuân Trường. Những người làm việc như chúng tôi đều là nhà văn nhà thơ cả, có khi cả mấy năm chẳng biết Hà Xuân Trường đ• và đang  làm gì? Vậy mà có sự móc qua móc lại “gớm” quá cả sức tưởng tượng của chính nhân sự. Hàng tháng tôi lĩnh lương hộ Chu Hồng Phi, Phạm Tiến Duật, rồi qua đường đưa cho các anh. Một lần tôi đề nghị với anh Duật
- Hàng tháng anh cứ hiện diện đến lĩnh lương, “quan nhất thời, dân vạn đại” cơ mà!
Suy nghĩ một lát, anh Duật nói với tôi
- Anh nhất trí yêu cầu của cô, bởi anh Ngọc khuyết điểm, chứ chúng ta chẳng có khuyết điểm gì!
Rồi từ đấy Phạm Tiến Duật hàng tháng đến lấy lương bình thường. Còn anh Hồng Phi thì lại khác
- Anh khó chịu khi nhìn thấy cha Ngọc vì nó chẳng phải là “ thằng” tàn bạo, nhưng nó nghe mấy quân sư vây quanh “nó” và rồi cũng có lúc chết vì mấy quân sư ấy thôi!
Tôi hiểu ra rằng cả anh Duật và Chu Hồng Phi đại lượng với Nguyên Ngọc hơn Nguyên Ngọc đối xử với các anh . Đất Văn nghệ nhiều người tài quy tụ về: Phạm Tiến Duật, Xuân Qùynh, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Phạm Hổ, Hoài An, Ngô Ngọc Bội,  Từ Sơn, Lê Quang Trang, Thành Chương, Bế Kiến Quốc, Thiếu Mai, Nguyễn Phan Hách…. Nên sử dụng họ như thế nào để được việc cho báo, lại đoàn kết được nó tuỳ thuộc vào nhận thức của từng Tổng biên tập. Phạm Tiến Duật còn ở Báo Văn nghệ cho tới lúc Hữu Thỉnh về làm Tổng biên tập, anh mời toàn thể anh em nghỉ việc đi làm, sắp xếp lại cơ quan và Pham Tiến Duật làm trợ lý Tổng biên tập. Những ngày đầu về Báo Văn nghệ , anh Hữu Thỉnh rất cần sự hỗ trợ của anh em, sau đó anh đề nghị trong chi bộ làm thủ tục kết nạp đảng cho Phạm Tiến Duật. Tôi là một trong hai người giới thiệu anh Duật vào đảng. Khi về địa phương lấy xác nhận lý lịch, anh là người vụng về trong những tổ chức vụn vặt, nên khi lên đến x•, cũng là quá giờ nghỉ. Nhưng may người địa phương rất tự hào vì có Phạm Tiến Duật, nên giờ nào họ cũng sẵn sàng xác nhận lý lịch cho anh. Vả lại họ thấy anh vào đảng lần thứ hai vẫn xứng đáng để cống hiến nhiều cho Đảng, Chi uỷ họp gấp, Đảng uỷ hội ý để xác nhận ngay cho chúng tôi kịp về Hà Nội trong ngày. Cái buổi kết nạp đảng lại cho Phạm Tiến Duật ngay ở báo Văn nghệ rất cảm động. Anh đ• từng vào đảng, nhưng vì lý do “vui mừng với chiến thắng 30-4-1975 mà bỏ cơ quan đi quá đà, anh bị ra khỏi đảng” nay lại được đứng trong hàng ngũ của đảng. Với chất nghệ sĩ, Phạm Tiến Duật rất cảm động, anh nói mà như sắp trào nước mắt: “ Văn nghệ lấy tôi về báo, Văn nghệ kết nạp lại Đẳng cho tôi. Văn nghệ sinh ra Duật lần thứ hai”

Cuộc đời làm thơ của anh giống như
Cái trò để trẻ con chơi
Hai đầu hai ghế cập rồi lại kênh
…Gỗ hồng trời biếc một thanh
Nhấp nhô nhà cửa gập ghềnh núi non
…Một đầu cập, để lại kênh một đầu
                              (Cái cập kênh-1971-NXB Văn học-1983)
Anh làm thơ nhẹ như một trò chơi của trẻ nhỏ “Cái cập kênh”, nhưng lại hiệu quả vô chừng. Bài để Phạm Tiến Duật nổi tiếng “ Lửa đèn” giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969, sau đó là những bài mà trên đường Trường Sơn, trong những trận đánh, hầu như ai cũng nhẩm hát “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, “ Bài thơ tiểu đội xe không kính”. Hai bài thơ trên được nhạc thổi vào, nó có thêm sức mạnh để dội vào lòng người một cách tự nhiên, từ đó sức lan toả của bài thơ, của bài hát lớn vô cùng. Nhưng đọc lại những bài thơ hay, hoặc những bài thơ tải ý tưởng của tác giả,  thấy Phạm Tiến Duật làm thơ không gò bó, không gian thì bao la, công việc thì cụ thể “Gửi em, cô thanh niên xung phong”, bối cảnh là cuộc sống chiến tranh, hay thời bình “ xe bê tông vừa đi vừa trộn” . Thơ của anh như một trò chơi bập bênh, chúng ta đọc không thấy sự sắp đặt ý, lời trong đó, mà lời thơ, nội dung thơ như đang chơi trò bập bênh cùng ta, dễ chơi, dễ đọc, dễ vào.  Phạm Tiến Duật có được bút pháp thơ như vậy phải là “ siêu phàm”, biến tướng cái bề bộn của cuộc đời vào thơ sinh động mà như “chơi”. Anh đ• mở ra một trường phái thơ chống Mỹ: chân thật, bề bộn mà nhuần nhuyễn, sống động mà lại tự nhiên, bởi vậy thơ anh rất gần với số đông ngưòi đọc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đ• tạo nên một cây bút thơ Phạm Tiến Duật, Phạm Tiến Duật đ• cho cuộc kháng chiến chất thơ sáng tạo của anh mang một không khí hân hoan vào cuộc chiến, như một người chính trị viên biết luồn lách vào từng chiến sĩ.
Những tập thơ: Vầng trăng và quầng lửa (1970), đến năm 1983 tái bản, Thơ một chặng đường (1971), ở hai đầu núi (1981, NXB Tác Phẩm Mới), Vầng trăng và những quầng lửa ( 1983, NXB Văn Học) , Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca  1997, NXB Hội Nhà văn), Đường dài và những đốm lửa (2001, NXB Hội Nhà văn), sau này anh còn ra tập tiểu luận: Vừa làm vừa nghĩ. Viết về “ nghề văn “ thì cách viết của Phạm Tiến Duật dễ đọc, dễ vào với bạn đọc trẻ, đó là cách trao đổi nghề “dân gi•” mà có tác dụng nhất. Cách viết ấy vừa chuyển tải được tính nghiêm túc về nghề mà lại mang nét rất riêng của Phạm Tiến Duật. Một tài thơ đ• ra đi, anh ra đi khi bạn bè còn vội làm tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật, bao gồm những bài thơ anh đ• chưng cất cả thời trẻ đi Trường Sơn chống Mỹ, cả thời anh sống làm việc và viết thơ trong thời bao cấp, trong thời cơ chế thị trường bung ra. Nhưng  nhà thơ không biết bung ra, anh luôn sống trong cảnh không mấy khi dư giả đồng tiền. Năm 1987, Bộ Lâm nghiệp ưu tiên phân cho Phạm Tiến Duật, và tôi, mỗi người được mua một chiếc tủ bằng gỗ xoan. Tôi mang phiếu lên tận Sơn Tây lấy về, khi gọi anh lại nhận, anh sờ tay lên chiếc tủ quần áo hai buồng và nói
- Lần đầu tiên Phạm Tiến Duật có được cái tủ đựng quần áo, cảm ơn Bộ Nông nghiệp, cảm ơn em đ• giúp anh mang được chiếc tủ từ xa về!
Thời mở của, anh sống vẫn vậy, dẫu là nhà thơ nổi tiếng, nhưng tết anh đâu phải là người in thơ nhiều. Một số nhà thơ làm thơ tết từ giữa năm để đến tết là gửi đi các báo. Nhưng ở anh nếu có bài thơ tết nào thì gửi, anh cũng không phải dạng làm thơ kiếm tiền, mà anh viết báo để có tiền sống tạm quanh năm. Một lần anh đi uống rượu say về đến báo Văn nghệ, anh lên chiếc Mô-bi-lét lảo đảo, tôi kéo xe lại, gọi xe ôm, anh nói như líu lưỡi
- Anh còn đồng nào đâu mà xe ôm, cô bé này hay thật!
Tôi nhét vào túi anh 10 ngàn, anh ôm người xe ôm đi mà đầu thì ngật ngưỡng. Một lần gia đình anh Cao Sỹ Kiêm mời chúng tôi đến ăn cơm, anh nói là biết nhà, nhưng đi ng• tư nào anh cũng phải vòng quanh đôi ba lần mới đi trái hay phải. Tôi đề nghị anh cho biết khu nhà anh Khiêm ở, lúc đó tôi là người dẫn đường. Phạm tiến Duật chẳng nhớ phố, chẳng nhớ số nhà, anh cứ đi là tìm, mặc dù nhà đó anh thường đến. Những năm ở báo Văn nghệ và sau này làm tổng biên tập báo Diễn đàn văn nghệ, đi uống say ở đâu anh cũng phải về báo rồi mới về nhà. Tôi hỏi nơi uống rượu có thể về nhà anh rất gần, nhưng anh không phải là người thuộc đường đi dù ngày nào anh cũng ra khỏi nhà để đi trên đường Hà Nội, những mối liên tưởng các đường với nhau của Phạm Tiến Duật là không có, chỉ có thơ là Phạm Tiến Duật liên tưởng ngỡ không lô-gích mà rất lô-gích. Ngay cả hai bài cùng một ý tưởng, nhưng chúng ta đọc thấy sự liên tưởng khác nhau, nên ta cũng nhận nó là hai bài thơ hay khác nhau
Cái vết th u o ng xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo…
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.

Phạm Tiến Duật là một nhà thơ có công mở ra một phong cách mới cho thơ cách mạng chống Mỹ. Trước mặt anh là các nhà thơ chống Pháp đ• có những thành tựu riêng đáng kể đang lừng lững tiến lên như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Chính Hữu, Trần Hữu Thung….Nhưng Phạm Tiến Duật “rẽ lối chen hàng”, anh hình thành một phong cách thơ thời chống Mỹ sinh động hơn, với bưc tranh rộng cả không gian, thời gian, có con người thực tại trong chiến đấu được bê vào thơ nguyên khối
Anh đ• tìm em, rất lâu, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim thạch nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều

“ Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà...”

Và cũng từ sự khai mới cho thơ chống Mỹ, Phạm Tiến Duật mở ra một chương thơ phóng khoáng giản dị mà chân thật nó mang tính thẩm mỹ cho thơ chống Mỹ. Nếu nói không ngoa, chúng ta đ• tìm đựơc một ngọn cờ của thơ chống Mỹ, con người làm thơ yêu nước thời ấy luôn ở mũi nhọn của cuộc kháng chiến. Đó là niềm tự hào cho một thế hệ thơ chống Mỹ mà Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu. 49 ngày của Phạm Tiến Duật vừa đến, tôi ở xa, nhà thơ Bùi Kim Anh không đến được, chị gọi cho tôi
- Thương anh Duật quá, anh sống trong nghèo nàn, với sức viết ấy, những bài thơ ấy, anh phải xứng đáng được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh 
Tôi cũng cầu chúc như vậy cho anh, thơ anh có sức lan toả mạnh hơn là tên lửa thời chiến tranh, nó đ• đưa chân hàng ngàn người lính vào trận mà vẫn mỉm cười trước cái chết vì sự thống nhất non sông. Dân tộc ta đ• làm nên trang sử mới thì thơ ca của anh xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh

(Nhân ngày giỗ đầu của Phạm Tiến Duật  4-12-2008 )
   


Phạm Tiến Duật sinh ngày 14-1-1941 mất 4- 12- 2007( Nhà thơ)
Quê: thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Những tác phẩm đã in:

- Vầng trăng và quầng lửa ( thơ, 1970)
- Thơ một chặng đường ( thơ, 1971)
- Ơ hai đầu núi ( thơ, 1983)
- Vầng trăng và những quầng lửa ( thơ, 1983)
- Thơ một chặng đường ( tuyển tập, 1994)
- Nhóm lửa ( thơ, 1996)
- Tiếng bom và tiếng chuông chùa ( trường ca, 1997)
- Tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật ( thơ, 2007)
Năm 1969-1970, nhà thơ Phạm Tiến Duật được giải Nhất cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
            Giải thưởng Nhà nước đã dành cho ông năm 2001