Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Chống tham nhũng ở Singapore

Nguyễn Chính Viễn (St)
Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012 5:58 AM


I-Singapore có Cơ quan điều tra tham nhũng (CPIB) tách khỏi các cơ quan khác, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, có quyền độc lập điều tra và ngăn chặn tham nhũng. Chính điều này sẽ giúp cho cơ quan không bị chi phối trong hoạt động điều tra.Chức năng và nhiệm vụ của CPIB là tiếp nhận và điều tra các tố giác về tham nhũng trong các cơ quan nhà nước và tư nhân (lĩnh vực công và tư nhân); điều tra và làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong các tổ chức của Nhà nước; ngăn chặn và phòng ngừa tệ nạn tham nhũng bằng cách điều tra, xem xét quá trình và phương thức hoạt động trong các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế đến mức tối đa các điều kiện để tham nhũng nảy sinh. CPIB hiện có 75 nhân viên, trong đó có 49 nhân viên điều tra (CPI officers) và 26 nhân viên phục vụ. Trong số các nhân viên điều tra, có cả Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch CPIB, 5 trợ lý Chủ tịch và 41 nhân viên điều tra chuyên nghiệp được sắp xếp theo các cấp bậc khác nhau. Những người không làm nhiệm vụ điều tra gồm có 4 nhân viên tiếp nhận và xử lý thông tin, 22 nhân viên văn phòng. Bộ phận nghiệp vụ là bộ phận quan trọng nhất, tập trung số lượng lớn nhân viên có trình độ cao. Bộ phận này thực thi nhiệm vụ chủ yếu trong đấu tranh chống tham nhũng và tiến trình điều tra các hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội tham nhũng theo luật định. Bộ phận nghiệp vụ được chia thành 4 đơn vị, mỗi đơn vị đảm trách điều tra một số loại vụ việc, một số loại đối tượng nhất định. Trong đó có đơn vị gọi tắt là SIT - đây là đơn vị được giao điều tra những nhân vật quan trọng (có chức, có quyền và có địa vị xã hội) và các vụ việc có tính chất phức tạp. Bộ phận trinh sát nghiệp vụ có nhiệm vụ thu thập và xử lý các thông tin về tham nhũng, xác minh tính chính xác của những thông tin đã được cung cấp, nghiên cứu nhằm xác nhận và cung cấp các yêu cầu cần thiết đối với điều tra nghiệp vụ.Bộ phận hành chính - nghiệp vụ chịu trách nhiệm về vấn đề hành chính, nhân sự, tổ chức của cơ quan, lập kế hoạch chiến lược cho cơ quan điều tra chống tham nhũng. Ngoài ra, bộ phận này còn có chức năng lập báo cáo cho Chính phủ và cung cấp thông tin cần thiết khác cho các cơ quan trung ương có yêu cầu. Trong bộ phận này còn có một đơn vị với chức năng ngăn chặn và thẩm định, có nhiệm vụ xem xét, đánh giá cách thức hoạt động của các cơ quan chính phủ có khuynh hướng tham nhũng để đưa ra những nhận xét về những yếu kém, sơ hở trong quản lý điều hành làm nảy sinh tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục và phòng ngừa một cách có hiệu quả. Thành viên của CPIB thường là những nhân viên cảnh sát chuyên về lĩnh vực điều tra tham nhũng nên họ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động điều tra, nghiên cứu, khác với thành viên của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam - gồm những cán bộ cao cấp trong hệ thống chính trị. Nhiệm vụ chính của các thành viên Ban chỉ đạo không phải là chuyên về việc điều tra tham nhũng mà là công việc ở những cơ quan, ban ngành mà họ đang trực tiếp phụ trách. Từ đó dẫn đến một hệ quả là những thành viên này rất am hiểu lĩnh vực mà họ đang hoạt động, nhưng đối với công việc chống tham nhũng thì đó là một nhiệm vụ khá mới mẻ mà chưa chắc họ có thể hoàn thành tốt công việc.Bên cạnh đó, các thành viên CPIB hoạt động chuyên trách nên dành toàn bộ thời gian và công sức cho công việc. CPIB còn có Ban tiếp nhận thông tin hoạt động liên tục. Những người có thông tin về tham nhũng có thể gởi đơn hoặc gọi điện cho cơ quan CPIB hoặc nhân viên cơ quan này đang thi hành công vụ, hoặc cũng có thể gọi điện cho bộ phận trực ban 24/24 giờ theo một số máy cố định để cung cấp thông tin hoặc phản ánh các vấn đề liên quan đến tham nhũng. Cơ quan điều tra tham nhũng cũng sẵn sàng tiếp nhận các tố cáo về tham nhũng bằng văn bản hoặc các hình thức thông tin khác. Vì thế, CPIB luôn tiếp nhận những thông tin phản ánh một cách nhanh nhạy và đầy đủ, không bỏ sót bất kỳ một tố cáo nào. Điều này sẽ là tiền đề cho những hoạt động điều tra về sau. (theo BKTT mở Wikipedia)
II- Tại Singapo, nếu một công chức tham nhũng ở mức 1 triệu đôla Singapore thì mức hình phạt sẽ là 7 năm tù và phải bồi thường tất cả số tiền mà anh ta đã biển thủ. Nếu Thủ tướng bị tình nghi tham nhũng, cơ quan Điều tra tham nhũng Singapore (CPIB) sẽ xin đặc quyền của Tổng thống để tiến hành cuộc điều tra… Và rất nhiều hình thức khác để quan chức Singapo nói không với tham nhũng… Trước khi giành độc lập từ Anh quốc, Singapore đã có cơ quan chống tham nhũng từ năm 1952, nhưng hiệu quả hoạt động còn hạn chế bởi hệ thống pháp luật và ý thức của công chức đều rất yếu. Sau khi giành độc lập, Cơ quan điều tra chống tham nhũng của Singapore trở nên cực kỳ quan trọng. Nếu một công chức tham nhũng ở mức 1 triệu đôla Singapore thì mức hình phạt sẽ là 7 năm tù và phải bồi thường tất cả số tiền mà anh ta đã biển thủ. Nếu không trả lại đủ, thì thời gian tù sẽ tăng lên. Đối với khu vực tư nhân, các Cty đưa hối lộ trong quá trình giao dịch sẽ bị xử nặng hơn và Cơ quan điều tra chống tham nhũng sẽ có quyền chấm dứt ngay các dự án, các hợp đồng đang thực hiện và “bêu danh” lên sổ đen tham nhũng. Để làm được việc đó, người làm công tác chống tham nhũng của Singapore phải là công chức hành chính thanh liêm chứ không phải là các nhân vật chính trị. Cơ quan điều tra chống tham nhũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong lĩnh vực này và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Các cơ quan khác, như cảnh sát chẳng hạn khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng ở bất cứ đâu cũng phải chuyển cho Cơ quan điều tra chống tham nhũng thực hiện, cho dù đó là các vụ án thuộc các quan chức chính trị, pháp luật, cơ quan công quyền hay tư nhân và ở bất cứ cấp nào.Tham nhũng ở Singapore đã hoành hành rất mạnh từ những năm 50 của thế kỷ trước. Một trong những lý do của tình trạng này là lúc đó công chúng chưa được giáo dục tư tưởng về chống tham nhũng, trong khi đó luật pháp lại quá yếu. CPIB hầu như không có quyền lực vì không có phương tiện và công cụ pháp luật đủ mạnh để thực hiện quyền của mình. Bắt đầu từ những năm 50, Singapore đã xây dựng một loạt chương trình để tăng cường việc phòng chống tham nhũng: Hệ thống luật pháp, cơ quan điều tra tham nhũng được trao thẩm quyền lớn hơn; tăng cường các biện pháp giáo dục công dân; làm cho khả năng tiếp cận các công sở đối với người dân ngày càng dễ dàng hơn Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng tăng cường hệ thống luật pháp và chú trọng tăng cường mức độ trừng phạt tham nhũng với mức phạt thấp nhất là 7 năm tù giam. Những doanh nghiệp đưa hối lộ sẽ bị đưa vào sổ đen để không cho phép tham gia vào các cuộc đấu thầu khác của Chính phủ.Ở Singapore, mức lương cao cho quan chức cũng là một biện pháp chống tham nhũng. Mức lương của các công chức trong chính quyền Singapore được gắn chặt chẽ với hệ thống lương ở khu vực tư nhân để bảo đảm không có độ chênh lệch quá lớn giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Như thế thì chúng tôi mới thu hút được những người tài giỏi làm việc cho Nhà nước. Khi hệ thống lương của khu vực tư nhân trong một lĩnh vực nào đó tăng lên thì chúng tôi sẽ tăng lương của công chức nhà nước làm việc trong lĩnh vực đó.Rõ ràng, việc bảo đảm một mức lương tốt sẽ giảm rất nhiều cơ hội tham nhũng bởi nếu quan chức có lương cao thì họ sẽ không dại gì nhận một khoản tiền hối lộ nào đó để rồi mất đi tất cả. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh rằng, tăng lương hay lương cao cũng chỉ là một biện pháp mà thôi. Lương không thì vẫn chưa đủ bởi vì nếu chúng ta không điều chỉnh hệ thống pháp lý và vẫn còn những kẽ hở trong luật pháp thì chắc chắn những người muốn tham nhũng càng lợi dụng khe hở đó. Là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á, Singapore đã thực hiện giải pháp “4 không với tham nhũng” có hiệu quả thực sự. Những giải pháp “4 không với tham nhũng” bao gồm: Không dám tham nhũng: Theo quy định của Chính phủ Singapore, công chức, quan chức hàng tháng phải trích một tỷ lệ tiền lương để gửi vào quỹ tiết kiệm. Khởi đầu là 5%, sau đó tăng dần theo tỷ lệ tăng lương. Quan chức có chức vụ càng cao, thì tỷ lệ % trích gửi tiết kiệm càng cao. Số tiền đó do ngân hàng Nhà nước quản lý. Khi nghỉ hưu, số tiền tiết kiệm nói trên thuộc quyền sở hữu của công chức. Nếu công chức, quan chức phạm tội tham nhũng, dù chỉ bị xử lý hành chánh, buộc thôi việc, thì toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm sẽ bị Nhà nước trưng thu. Quan chức có chức vụ càng cao mà tham nhũng thì số tiền bị trưng thu càng lớn. Không thể tham nhũng: Hàng năm, viên chức, công chức, quan chức từ Trung ương tới cơ sở đều phải làm tờ khai báo các khoản tài sản của bản thân và của vợ (chồng) bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức, ô tô, nhà đất. Đối với tài sản tăng lên so với năm trước, đương sự phải giải trình rõ nguồn gốc. Số tài sản tăng lên không giải trình được nguồn gốc có thể bị coi là do tham nhũng mà có, nên sẽ bị Nhà nước trưng thu. Không cần phải tham nhũng: Chế độ tiền lương ở Singapore bảo đảm cho viên chức, công chức, quan chức Singapore đủ sống theo mức sống chung của xã hội nước này và còn có thể chu cấp cho gia đình con cái. Do vậy, để tồn tại ở mức trung bình khá trong xã hội họ không cần tham nhũng.Không được tham nhũng: Theo quy định của Chính phủ Singapore, công chức chỉ được nhận mức quà tặng với giá trị 100 đôla Singapore trở xuống. Nếu trên mức đó, người được tặng phải tìm cách từ chối hoặc muốn nhận thì phải xin phép lãnh đạo trực tiếp có ý kiến cho phép thì mới được nhận. Trường hợp nhận quà tặng quá mức quy định là 100 đôla mà không được phép của cấp trên thì công chức phải nộp vào tài khoản “Quỹ nộp phạt” do nhận quà tặng quá mức quy định. Số tiền phải nộp là giá trị phần quà tặng vượt mức quy định được tính quy ra tiền. Số tiền hối lộ và nhận hối lộ bị phát hiện thì người hối lộ và nhận hối lộ tất nhiên sẽ bị xử lý theo Luật Hình sự. Giải pháp “4 không với tham nhũng” là những kinh nghiệm chống tham nhũng hay của Singapore giúp Singapo có bộ máy Nhà nước trong sạch và trở thành một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới. Giải pháp này chắc chắn có tính khả thi đối với tất cả các nước đang tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng. (Phần II theo Ông Soh Kee Hean Giám đốc Cơ quan điều tra chống tham nhũng của Singapore)