Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Những kỷ niệm khó phai

Trần Trương
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012 3:29 PM

 

Thế kỷ trước (thế kỷ 20) ở  Hà Nội ngôi nhà tôi ở số 9 phố Khâm Thiên như đã trở thành nơi tụ tập của nhiều nhà văn nhà thơ già và trẻ đã có tên tuổi. nào là bác Trinh Đường, bác trần lê Văn, bác Yên Thao, bác Ngô Quân Miện, bác Quang Dũng, rồi các nhà thơ trẻ là Bằng Việt, Phạm Tiến Duật Lưu quang Vũ, Nghiêm Đa văn,Vũ Quần Phương,  ,Các Nhà Văn Trường Lưu, Đỗ Chu, Lại Giang Lâm Quang Ngọc…Nhà   hẹp chừng vài chục mét vuông nên làm thêm gác xép, chật chội mà vẫn đông vui. Lúc thì có mặt anh này, lúc thì có mặt anh khác.Thời đánh Mỹ, thóc cao gạo kém , vậy mà ai cũng lạc quan. Bữa cơm đạm bạc, rau muống nấu suông, canh dưa nấu tóp mỡ,châu chấu rang, bánh mỳ kẹp…chuối , cháo đậu đen với cà muối mặn, thế mà ăn vẫn ngon miệng, chẳng ai ca cẩm gì.Nhiều đêm hè , vài anh mặc quần đùi, cởi trần nằm xếp măng trên sàn gác xép  Lắng nghe  chương trình tiếng thơ   của đài “Tiếng nói” bằng chiếc “radio” ga-len  mà ông bác tôi tự tạo,  càng về khuya càng sôi nổi, hết chuyện này đến chuyện khác, mãi gần sáng mới chịu lăn ra ngủ.Có hôm Phạm Tiến Duật vừa đi đâu về , cưỡi chiếc xe đạp màu cứt ngựa, mũ sắt treo lủng lẳng trên tay lái, rồi cứ thế phóng “phốc” lên vỉa hè  ,ghé một chân vào bậu cửa , đoạn quăng vội mấy cái bánh mỳ vào nhà rồi lại phóng đi, mãi tới chiều mới về. Hỏi sao trưa mày vội thế, Duật bảo ; có thằng mời đi chén ở xí nghiệp , nên “quẳng” lại bánh cho bọn cậu ,mang đi cũng phí.Thấy tôi và gia đình “chịu trận” và nuông chiều mấy ông nhà văn, nhà thơ thường hay đến ăn “boóng” mà chẳng có tích sự gì, nên có lần Đỗ Chu phải đi công tác xa, mới đưa cái sổ gạo cho tôi để mỗi tháng cũng có hơn chục cân gạo mà “nuôi” mấy cái ông “vô tích sự” ấy.Nói vậy thôi , chứ suốt một thời gian dài ,từ lúc tôi chưa lấy vợ đến lúc có con rồi, từ lúc đang đánh giặc đến lúc thắng lợi rồi chúng tôi vẫn gắn bó với nhau như không bao giờ có “cuộc chia ly”.Có những ngày căn gác xép nhà tôi vắng lặng bởi chiến tranh ác liệt quá,nhiều anh em ra trận , đi Nam, bom Mỹ bỏ tan hoang phố Khâm Thiên đêm No-en, cả nhà đi sơ tán, thế mà không ngờ giữa bạt ngàn bom Mỹ, ngôi nhà tôi vẫn nguyên vẹn, chúng tôi có ngày chiến thắng lại gặp nhau vui hơn tết.Trong rất nhiều bạn văn thơ của tôi , sau này mỗi ngày một giỏi giang và thành đạt, đó là Đỗ Chu, Phạm tiến Duật,Vũ Quần Phương,Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Trần Ninh Hồ, Trúc Thông, Phan thị Thanh Nhàn, chỉ có tôi là chậm “tiến bộ” bởi nhiều lý do.  Nhưng tôi đã được các lớp đàn anh Như Ngô Quân Miện Trinh Đường, Trần lê văn, Vĩnh Mai, Phậm Hổ, Xuân Diệu… dìu dắt, bạn bè giúp đỡ rất nhiều, thậm chí còn chỉ ra từng câu chữ kém cỏỉ trong mỗi bài thơ, vì thế mình cũng không thể “ngu lâu” mãi được.Thế rồi sang đầu thế kỷ 21 tôi mới được trở thành Hội viên Hội Nhà văn VN.Đến giờ nhiều bậc đàn anh và một vài bạn văn đã ra đi, tôi và nhiều bạn tôi còn lại đây cũng đã không còn trẻ nữa.Chúng tôi vẫn lưu giữ trong nhau những kỷ niệm đẹp của “một thời chiến tranh, một thời hòa bình”mà đâu đó chẳng kể gì danh vọng, kể gì tuổi tác,kể gì những phần thưởng,mà có lẽ “những ngày xưa thân ái” vẫn cao sang hơn tất thảy,nhìn nhau cứ đẹp mãi đến vô cùng. Trước tình cảm và ký ức ấy tôi viết bài thơ:Kỷ Niệm gác xép Khâm Thiên”: