Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Nhà văn Lê Lựu với “Sóng ở đáy sông” - Chuyện còn ít người biết.

Cao Năm
Thứ bẩy ngày 12 tháng 5 năm 2012 10:25 AM

Từ tiểu thuyết...

Mới đầu giờ làm việc, ông tổng biên tập đ• cho gọi tôi lên. Vừa bước vào phòng, nhìn nét mặt ông vẻ căng thẳng, tôi chợt nghĩ, lại có chuyện gì nữa đây. Quả nhiên, không để tôi kịp ngồi xuống ghế, ông nói ngay: “Anh sang nhà xuất bản xin mười cuốn “Sóng ở đáy sông” về đây. Nội hôm nay. Để mai đi Hà Nội tôi cầm lên cho các ông ấy”. Tôi định hỏi lại “các ông ấy” là những ai, ở đâu, thì đ• nghe ông cất giọng lo lắng: ”Ban tư tưởng- văn hóa Trung ương gọi điện, giục gửi sách lên ngay cho các ông ấy đọc”. Tôi định “c•i” lại: ”Sóng ở đáy sông” do nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành, chứ có phải báo đâu mà bắt gửi sách lên, lại những mười cuốn”. Thì đ• nghe ông nói: “Nhưng báo ta lại đang đăng dài kỳ“Sóng ở đáy sông”, nên trên Ban họ yêu cầu phải gửi sách lên cho họ đọc ngay”. Tổng biên tập nói đến đấy, bỗng nhìn tôi, đột ngột hỏi bằng một giọng gay gắt: “Anh có đọc cẩn thận “Sóng ở đáy sông” không đấy?”. Rồi không chờ tôi trả lời, có hay không, ông nói ngay với một giọng như tự an ủi: “Từ đầu sách đến chương đăng báo hôm nay, tôi cũng thấy không có vấn đề gì. Nhưng còn những chương sau, anh bảo đảm là tác giả không có sự lập lờ, gây hiểu lầm cho bạn đọc đấy chứ?”. Dĩ nhiên tôi trả lời là “không”!
Nhưng suốt từ ấy đến khi đạp xe sang gặp ông giám đốc nhà xuất bản Hải Phòng, tôi vẫn phân vân, không hiểu sao Ban tư tưởng-văn hóa Trung ương lại cần đọc “Sóng ở đáy sông” đến thế? Hay tiểu thuyết “Sóng ở đáy sông” của nhà văn Lê Lựu vừa xuất bản và báo Hải Phòng mới trích đăng được vài kỳ lại có vấn đề gì thật, mà mình không phát hiện ra? Chẳng lẽ lại như lần trước, giữa lúc tôi hăm hở đọc mải cho xong để kịp đưa đăng dài kỳ trên báo Hải Phòng cuốn tiểu thuyết “Chuyện làng Cuội”, cũng của nhà văn Lê Lựu, thì một hôm, bỗng tổng biên tập xuống tận phòng tôi nhắc: “Cuốn “Chuyện làng Cuội” của ông Lê Lựu mà anh nói với tôi hôm trước là đang chuẩn bị đưa đăng, hẵng dừng lại nhá. Thôi, ở đâu xuất bản kệ họ, nhưng đăng dài kỳ trên báo ta như các cuốn khác là dứt khoát không đăng. Kể cả có ai gửi đến bài phê bình, hay giới thiệu sách “Chuyện làng Cuội”, cũng không đăng. Trên đ• nhắc các báo rồi, ta phải nghiêm chỉnh chấp hành, không có là đầu không phải, lại phải tai đấy”. Đ• thế, ai dại gì còn cho đăng. Nhưng tôi vẫn thấy phân vân thế nào ấy. Vì tôi đ• đọc tiểu thuyết “Chuyện làng Cuội” ngay khi “ra lò”. Không những thế, từ lúc còn là “bào thai”, tại nhà riêng nhà văn Lê Lựu ở ngõ số 8 Lý Nam Đế, một ngày đầu xuân năm 1991, tôi và mấy anh ở báo Hải Phòng lên chúc tết nhà văn, đ• nghe ông kể bằng một giọng say sưa “rất Lê Lựu” về đứa con tinh thần của mình sắp ra đời. Hai năm sau, 1993 ra sách, ông lại đưa cho tôi để đăng dài kỳ tiểu thuyết “Chuyện làng Cuội” trên báo Hải Phòng. Chả là những năm ấy, báo Hải Phòng hàng ngày thường xuyên đăng dài kỳ những cuốn tiểu thuyết mới “ra lò”. Tôi đọc và nhận ra, hầu như những chuyện ông kể với chúng tôi ở nhà ông năm trước đều được hiện lên trên gần 500 trang tiểu thuyết “Chuyện làng Cuội” (nhà xuất bản Hội nhà văn-1993). Cũng với năm cuộc tình trải dài mấy chục năm, qua mấy trực hệ, từ đời ông đến đời con, rồi cháu, suốt mấy thời kỳ, từ trước cách mạng Tháng Tám 1945, rồi chín năm kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất, đến những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường. Đọc “Chuyện làng Cuội” thấy rõ sự giàu có vốn sống và năng lực khái quát cao của nhà văn Lê Lựu, nhất là những cảnh hội làng thời trước cách mạng Tháng Tám, trận lụt dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm ất Dậu 1945, rồi những ngày vui buồn lẫn lộn, đen trắng khó phân của cải cách ruộng đất đợt 5, để lại hệ lụy âm ỉ trong làng quê đến mấy thế hệ… Với một cốt chuyện hấp dẫn, lại được viết công phu và có nhiều đổi mới, “Chuyện làng Cuội” như bức tranh sinh động, đa màu về con người và vùng quê sông Hồng trong sự chuyển mình của làng quê, đất nước, xứng đáng được liệt vào hàng tiểu thuyết hay ra đời trong thời kỳ đầu đổi mới. Nhưng vào thời điểm ấy, năm 1993, nó đ• không được đón nhận công bằng như bao cuốn tiêu thuyết khác, thậm chí một dòng giới thiệu trên báo chí cũng không được, đúng như lời ông tổng biên tập của tôi truyền đạt nội dung thông báo báo chí hàng tuần của Ban tư tưởng-văn hóa Trung ương cho các báo.
Tôi vừa đạp xe sang nhà xuất bản hải Phòng xin mấy cuốn“Sóng ở đáy sông” theo nhiệm vụ ông tổng biên tập giao, vừa miên man nghĩ tới cuốn sách trước đấy của nhà văn Lê Lựu. Chẳng lẽ “Sóng ở đáy sông” lại có chung số phận với “Chuyện làng Cuội”(?!). Nếu thế thì với đâu không biết, chứ với cơ quan báo Hải Phòng thì tôi là người “chịu trận” đầu tiên, vì đ• chọn đăng dài kỳ cuốn sách “có vấn đề”. Tôi mang ý nghĩ đó phân trần với ông giám đốc nhà xuất bản Hải Phòng. Nhưng ông lại trấn an tôi bằng một câu: “Cậu cứ yên tâm. Đây là sách chúng mình đặt hàng Lê Lựu, chứ có phải ông ấy tự đưa cho nhà xuất bản Hải Phòng đâu”. Nghe từ “đặt hàng” sách những năm ấy cũng thấy là lạ, nhưng nghe ra đúng là thế. Thì ra, Lê Lựu vốn có quan hệ mật thiết với Hải Phòng, không chỉ là nơi ông trưởng thành nghề văn, mà vào thời điểm những năm 90 thế kỷ 20, ông còn quen thân với không ít cán bộ l•nh đạo thành phố, từ Thành ủy, ủy ban đến trưởng, phó các ban, ngành. Đây cũng là lợi thế mà không phải người cầm bút nào cũng có, nhất là mấy năm sau, khi nhà văn Lê Lựu cùng đạo diễn Lê Đức Tiến trở lại Hải Phòng làm phim “Sóng ở đáy sông”. Một lần Lê Lựu xuống Hải Phòng, tình cờ gặp cả chánh phó giám đốc nhà xuất bản, sau dăm ba câu chuyện, hai bên nhanh chóng đi đến thỏa thuận: Lê Lựu viết cho nhà xuất bản Hải Phòng một cuốn tiểu thuyết, mà từ nhân vật đến cốt chuyện đều xảy ra tại Hải Phòng; còn nhà xuất bản thì trả trước Lê Lựu năm triệu đồng, ngoài tiền nhuận bút. Năm triệu đồng ngày ấy to lắm, dễ có giá bằng hơn cây vàng. Trước đó, qua người bạn cùng quê của nhà văn đang giữ cương vị l•nh đạo ở thành phố, giám đốc công an Hải Phòng cũng ngỏ ý muốn Lê Lựu viết một cái gì đó về công an Hải Phòng trong công cuộc bảo đảm trật tự an ninh, phòng chống tệ nạn x• hội. Lê Lựu đ• nhận lời, bởi bấy lâu ông vẫn có mối quan hệ thân tình với nhiều cán bộ, chiến sĩ ngành công an đất Cảng. Đây cũng là lợi thế của nhà văn, nhất là thời gian ông đi thâm nhập thực tế ở đồn công an ga Thượng Lý, chợ Sắt, chợ Ga, Tam Bạc… đều được cán bộ, chiến sĩ an ninh tạo điều kiện cho nhà văn thâm nhập sâu vào đời sống thực tế, đến mức, nhiều bà bán hàng trong chợ Sắt hễ thấy Lê Lựu từ xa đ• vồn v• chào hỏi, như người quen lâu ngày. Gần một tiếng đồng hồ tôi ngồi nghe ông giám đốc nhà xuất bản nói rõ lý do ông có trong tay “Sóng ở đáy sông”, rồi bằng sự từng trải của cán bộ lâu năm trong ngành sách, ông nói một cách tự tin: “Tôi bảo đảm là “Sóng ở đáy sông” có nội dung giáo dục tốt và rất nhân văn, không có chỗ nào lập lờ, để đến nỗi bạn đọc có thể hiểu thế nào cũng được”. Rồi ông gọi cô nhân viên lưu trữ mang lên cho tôi sáu cuốn sách, kèm lời giải thích, hiện nay kho của em không còn nổi mười cuốn, nên đưa cho anh sáu cuốn cũng là “sự không đừng được” rồi đấy! Lúc chia tay, ông giám đốc nhà xuất bản có lẽ cũng thấy lo lo nên không quên dặn tôi, mang sách lên trên đó nhớ dò la xem làm sao mấy ông lại để ý “Sóng ở đáy sông” ghê thế, hay có vấn đề gì thật thì nhớ bảo nhá!
Điều ông giám đốc nhà xuất bản băn khoăn cũng là điều ông tổng biên tập báo tôi lo lắng, vì dù sao báo cũng đ• “tiếp tay” cho nhà xuất bản đưa sách đến với hàng vạn bạn đọc, chứ không phải hàng nghìn như sách in ra nữa. Có lẽ thế, nên khi tôi cầm sáu cuốn “Sóng ở đáy sông” về đưa cho, thì ông nói ngay, tôi điện hỏi rồi, trên ấy đặt vấn đề: tại sao sách Lê Lựu không in ở Hà Nội, lại mang xuống Hải Phòng in? Liệu có vấn đề gì không? hay lại lập lờ, bóng gió như “Chuyện làng Cuội”? Trả lời câu hỏi ấy, không cách gì hơn là yêu cầu báo Hải Phòng, nơi đang đăng dài kỳ “Sóng ở đáy sông”, gửi gấp lên mươi cuốn để chia nhau đọc nhanh xem thế nào.
Tôi nghe thấy nhẹ cả người, nhưng lại thấy có cái gì hậm hực trong lòng. Đúng như ai nói: làm người nổi tiếng nhiều khi cũng khổ. Sách người khác in ra không sao, còn sách của người nổi tiếng thì, đúng là …khổ cả mọi người!

Đến phim
 

Sách ra ít lâu, thì chính Lê Lựu là người chuyển thể tiểu thuyết sang kịch bản phim cùng tên “Sóng ở đáy sông” (kịch bản Lê Lựu, đạo diễn Lê Đức Tiến), và được thực hiện từ đầu đến cuối tại Hải Phòng, nơi nhà văn đ• lấy hầu như toàn bộ, từ nhân vật đến cốt chuyện và không gian, cho cuốn tiểu thuyết. Tôi không biết có đoàn làm phim nào nhận được sự quan tâm của cấp bộ Đảng, chính quyền từ thành phố đến quận, huyện như đoàn làm phim “Sóng ở đáy sông” không? nhưng quả thật, Hải Phòng đ• dành cho đoàn làm phim “Sóng ở đáy sông” sự quan tâm đặc biệt. Trước khi đoàn xuống Hải Phòng, Thành ủy, UBND thành phố ra chỉ thị cho các cấp bộ Đảng, chính quyền dành sự ưu tiên, giúp đỡ tận tình cho đoàn làm phim. Thành ủy dành hẳn trụ sở ủy ban kiểm tra Đảng ở địa điểm tiện lợi nhất trên phố Minh Khai cho đoàn làm phim đóng “đại bản doanh” và làm hiện trường quay. Còn nhà văn Lê Lựu thì được giám đốc công an thành phố dành hẳn chiếc xe u-oát để đi liên hệ công việc và phân công một cán bộ phụ trách tuyên truyền báo chí của phòng chính trị đảm nhiệm công việc trợ lý cho nhà văn suốt thời gian làm phim. Mấy tháng làm phim “Sóng ở đáy sông” tại Hải Phòng, Lê Lựu không chỉ đơn thuần là tác giả kịch bản, mà ông, cùng với đạo diễn Lê Đức Tiến, thực sự là người tổ chức sản xuất phim, từ tìm người diễn, liên hệ điểm quay, đến mượn đạo cụ, trang phục…Với tác phong dân gi•, cởi mở, dễ hòa mình vào mọi người, ông đi đến đâu cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình. Chả thế, văn phòng Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng có mỗi bộ salon tiếp khách, nhưng khi ông sang đặt vấn đề mượn về kê ở nhà ông Đại (nhân vật trí thức lưu dung, bố của nhân vật Núi) thì nhà văn Chu Văn Mười, khi ấy làm chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật thành phố, vẫn sốt sắng cho mượn đến khi quay xong.
Nhưng, ngược với những gì khi “Sóng ở đáy sông” còn đang quay đ• được bao người, từ l•nh đạo đến dân thường Hải Phòng náo nức mong chờ, thì khi đài phát thanh-truyền hình thành phố Cảng mới phát sóng được một, hai tập đầu của bộ phim, thì lập tức báo Hải Phòng đ• mở đầu khá ồn ào đợt phê bình phim “Sóng ở đáy sông”, với kỳ đầu đăng liền hai “ý kiến bạn đọc” ở vị trí nổi bật ngay trang nhất. Đây có lẽ là lần đầu tiên báo chí ở nước ta lên tiếng phê bình một bộ phim trong nước ngay từ khi nó vừa ra mắt người xem màn ảnh nhỏ. Rồi cả tuần liền, hầu như ngày nào báo Hải Phòng cũng có một, hai “ý kiến bạn đọc” săm soi bộ phim, từ “vấn đề lớn” như cảnh Núi (nhân vật chính trong phim, do Xuân Bắc đóng) bê trộm bao hàng trên sân ga Thượng Lý khi công an đang đứng cách đó không xa, hay cảnh Núi sơ tán về quê ngoại học, mới tý tuổi đ• tán gái, vân vân và vân vân, đều bị báo phê là “bôi xấu công an”, “bôi xấu chế độ”… Ngay việc ông Đại (bố Núi, do Công Hậu đóng), khi được công an thông báo con ăn cắp, nhưng là lần đầu, nếu gia đình bảo đảm giáo dục tốt thì con ông vẫn có thể không bị giam giữ; nhưng vì muốn giữ cái “danh giá” của ông “trí thức”, ông Đại đ• “thà để nó đi tù, chứ không bao giờ nhận đứa con như nó”, để rồi, bằng trực tiếp hay gián tiếp, ông tự đẩy con vào con đường lao lý. Một lời cảnh tỉnh cho những người làm cha mẹ, không vì con, chỉ vì mình, vì cái danh h•o của mình. Sâu sắc và chí lý. Vậy nhưng nhà văn lại bị “ý kiến bạn đọc” báo Hải Phòng phê là “bôi bác”, “xuyên tạc”, “nói xấu cán bộ nhà nước”, “nói xấu chế độ” chứ sự thật làm gì có ông bố, lại là nhân viên nhà nước nào lại đối xử với con như thế (!?). Theo tôi biết, đây là lần đầu tiên, và duy nhất, đến nay, báo Hải Phòng dành nhiều giấy mực như thế về một tác phẩm của một nhà văn nổi tiếng. Khi báo Hải Phòng đang đăng “ý kiến bạn đọc”, tôi có thông tin cho nhà văn Lê Lựu khá đầy đủ ý kiến báo đăng; nhưng lạ, ông không phản đối gì, nửa lời giải thích về chi tiết ấy, chi tiết nọ vì sao thế, cũng không. Giống lần trước, sau “vụ” phải gửi mấy quyển “Sóng ở đáy sông” lên Ban tư tưởng-văn hóa Trung ương, gặp Lê Lựu, tôi nói lại việc đó, ông cũng chỉ cười. Nhưng công bằng mà nói, việc báo đăng một loạt “ý kiến” về “Sóng ở đáy sông” trong khi phim đang chiếu trên truyền hình thành phố, dường như chỉ càng làm người xem chăm chú với màn hình hơn mà thôi. Thói đời là vậy, cái gì cứ nửa kín nửa hở, tờ lờ mờ thì lại càng kích thích người ta tìm đọc, tìm xem.
Không biết với ai đó, giữa nhà văn với tác phẩm có duyên số gì hay không, nhưng tôi thấy như giữa Lê Lựu với “Sóng ở đáy sông” có duyên ngầm hay sao ấy. Khi báo Hải Phòng dừng đăng phê bình phim được vài hôm, thì có mấy người kéo đến báo tự xưng là anh em Núi, con ông Đại, nhân vật thật ngoài đời của phim “Sóng ở đáy sông” đang chiếu trên truyền hình thành phố đây. Thế là “hỏi nhuận bút”, rồi hỏi Lê Lựu là ai, ở đâu, có thể cho gặp ngay được không, v.v... Rất nhiều câu hỏi, lời nói mà chỉ nghe thôi cũng thấy khó tiếp chuyện, chứ đừng nói đối thoại thẳng thắn. Dĩ nhiên là người của báo Hải Phòng tiếp chuyện họ khi ấy phải tìm mọi cách “mời” mấy người kia về, vì chỉ có nhà văn mới trả lời được những điều họ đòi hỏi.
 Sau đó không biết có ai mách hay họ tự nghĩ ra, mấy người lại lên Hà Nội, đến phố Lý Nam Đế gặp nhà văn Lê Lựu. Không úp mở dài dòng, sau lời tự giới thiệu chúng tôi là anh em Núi mà ông đ• lấy chuyện gia đình tôi để viết thành sách thành phim đây, là họ nói thẳng là lên đòi ông chia nhuận bút cho anh em chúng tôi (tức bố con Núi và ông Đại trong phim). Lê Lựu là người khéo ứng xử, ít lâu sau gặp tôi ông bảo, họ đòi cái họ không có, thật vô lý quá, nhưng cũng phải khéo với họ, động viên họ là chính, chứ cứ hai bên đều căng có khi hỏng. Quả là trong vụ nhân vật đòi nhuận bút tác giả có một không hai trong làng văn của ta, nhà văn Lê Lựu đ• cư xử đúng mực và êm đẹp. Cả người đi đòi lẫn người bị đòi nhuận bút đều không ai lỡ nặng lời với ai, ngay cả “tố nhau” trên báo chí cũng không, đừng nói đến “ra tòa”. Đến giờ nhiều lúc tôi vẫn nghĩ, ngày ấy không rơi vào Lê Lựu, mà vào người khác, thì không biết sẽ xử sự thế nào với mấy anh em “nhà Núi” ấy.
Cầu mong các nhà văn ta không ai bị nhân vật đòi nhuận bút như nhà văn Lê Lựu; nhưng chẳng may bị đòi thì âu cũng nên ngó cách Lê Lựu cư xử với “mấy anh em nhà cậu Núi”, để đừng đến mức rùm beng trên báo chí, và càng không nên đưa nhau hầu tòa./.
(Bài đăng báo Nghệ thuật Mới số 4/2012)