Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Những linh hồn không chết

Phạm Ngọc Khảnh
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012 8:58 AM

Bút ký

Trải rộng tấm bản đồ TP. Hà Nội tỷ lệ 1/150.000, từ đường chân cầu Thăng Long theo hướng cao tốc Nội Bài, ngay cạnh quốc lộ có ký hiệu ngọn lửa và dòng chữ tươi son: Địa Đạo Nam Hồng. Nơi ấy cách đây già nửa thế kỷ đã diễn ra cuộc chiến tử sinh, một mất một còn với bọn giặc Pháp. Nơi nằm giữa mảnh đất đậm đặc những di tích lịch sử lâu đời: Sóc Sơn - Phù Đổng. La Thành - An Dương Vương; Mê Linh Kinh kỳ đóng cõi; ngọn Núi Đôi - Hai làng Đoài Đông Xuân Dục. Và hôm nay có nữa một Nam Hồng!
Nam Hồng xưa thuộc tổng Đông Đồ có 11 thôn xóm, nay còn lại 4 thôn Tằng My, Đìa, Đoài và Vệ, nằm vắt ngang qua cao tốc Nội Bài, trước thuộc Vĩnh Phúc, nay về Đông Anh - Hà Nội. Chính nơi đây, trước năm 45 mùa thu cách mạng, đã có mầm m?ng hạt giống đỏ”. Vào cuối mùa thu năm 1942 người cán bộ của Mặt Trận Việt Minh: Dương Thiết Sơn được cử về Đông Đồ...Người được tuyên truyền đầu tiên là ông Tạ Vũ, ít lâu sau nhóm quần chúng của Việt Minh phát triển gần chục người nữa đó là các ông Quý Hiệu, Nguyễn Vũ Kha, Phạm Tuần, Trần Nùng, Trần Vũ Dũng, Phan Văn Ngôn, Đoàn Văn Tuyết, Trần Văn Lợi...”.Quả tổ chức đ• không lầm vì phần lớn trong số họ sau này đã làm nên chuyện!
Tháng 3 năm 46, Chi bộ Đảng đầu tiên của Nam Hồng được thành lập, chi bộ có 7 người thì cả 7 là những người trong nhóm Việt Minh tiền thân ấy. Họ đứng ra gánh vác công việc suốt trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ. Nếu tính từ những trận đánh đầu tiên 13/9/1949 đến trận cuối cùng 20/5/1954 thì cuộc chiến diễn ra suốt 1.700 ngày đêm có lẻ, tôi dùng từ suốt vì trong gần 5 năm ấy Nam Hồng đánh giáp mặt kẻ thù hơn 300 trận, tính ra trung bình 5 ngày 1 trận. Kết thúc chiến tranh 2000 nóc nhà bị đốt trụi, 93 gia đình có người chiến đấu hy sinh, 123 liệt sỹ và hàng trăm dân lành bị sát hại. Chỉ một trận càn vào thôn Sơn Du chúng đ• giết 49 mạng dân thường, bằng nhiều hình thức man rợ - chặt đầu, mổ bụng, moi gan... ở thôn Đìa, chúng chôn sống 3 cụ già, may mà du kích kịp về cứu được. Những hành động tàn ác ấy vẫn không làm quân dân Nam Hồng nao núng. Họ đã rào làng, đào giao thông hào, địa đạo, hầm bí mật, mìn chông kháng chiến bám đất giữ làng. Bấy nhiêu trận đánh Nam Hồng đ• làm cho địch thất điên bát đảo. 354 tên bỏ mạng, hàng trăm tên thương tích và mất mặt bó giáo quy hàng.
Địa đạo Nam Hồng là một công trình chiến đấu thời đánh Pháp có một không hai ở Đồng bằng Bắc Bộ, hai chục cây số hầm hào, riêng địa đạo 11 cây số. Địa đạo chạy suốt dọc làng, len l?i vào ngõ ngách, đào sâu hơn 2m xuống lòng đất, kẻ địch dù có biết cửa hầm vẫn chịu. ở Tằng Mi có lần giặc túm được ông Phó Hội Long, cho cầm đèn pin dòng dây bắt chui xuống địa đạo tìm du kích. Ông Long chui được một đoạn kêu lên, du kích trườn ra cắt dây cứu được. Bọn giặc đứng ngay cửa hầm mà không thằng nào dám xuống. Địa đạo là nơi bám trụ xuất thần làm kẻ thù bao phen khiếp vía. Từ kinh nghiệm địa đạo Nam Hồng để sau này có địa đạo Điện Biên bộ đội ôm bộc phá nổ toác đồi A1. Và địa đạo Củ Chi đánh Mỹ. Chiến tích này có công những người phụ nữ Việt Nam. Mẹ đào hầm từ lúc tóc còn xanh; Nay mẹ đ• phơ phơ đầu bạc, lời ca vang vọng m•i muôn đời.  Xin thể hiện gương chiến đấu hy sinh của những con người cụ thể, mong phần nào ánh lên tầm vóc cuộc chiến Nam Hồng ngày xưa.
*
Trong trận mở màn 13/9/1949, hai du kích Phạm Văn Mặc, Nguyễn Văn Thúy đang canh gác ở Cổng Cầu ( cổng làng thôn Vệ bây giờ); bọn địch tấn công đến, chưa kịp chui xuống hầm địch phía sau làng ập đến bắt được; chúng dùng dây thừng trói lật cánh khỉ 2 chân 2 tay treo lên cành mít, đánh đập d• man rồi cắt cổ hai ông. Sau này có họa sĩ vẽ lại bức tranh về cảnh tượng ấy treo ở phòng truyền thống x•. Ai xem cũng căm phẫn, ngậm ngùi.
Liệt sỹ Phạm Văn Hoạch, sau khi làm nhiệm vụ canh gác cho đồng chí Dẫn - bí thư, giác ngộ tên Lý Quý tại nhà mình, 5 hôm sau chúng túm được ông, khi dong qua làng về chỉ điểm hầm bí mật ông đ• nhảy xuống giếng làng định tự sát. Chúng kéo ông lên đem bắn rồi hất xác xuống Sông Hồng.
Liệt sỹ Trần Xuyên. Trong một trận càn không cân sức, đồng chí chiến đấu gan dạ, khi hết đạn đ• quay vào lấy thêm, nhưng chưa kịp, địch ập đến bắn đồng chí ngay tại cửa hầm địa đạo trong nhà cụ Sóc. Đoạn hầm ấy được lưu lại làm di tích, bây giờ ai đi qua cũng còn thấy tấm bia in: Nơi đây đồng chí Trần Xuyên, chính trị viên, thôn đội du kích đ• hy sinh sau gần một ngày cùng đồng đội đánh trả một tiểu đoàn địch vây càn. Hôm ấy là ngày 20/5/1954 (tức 18/4 năm Giáp Ngọ). Liệt sỹ Trần Xuyên hy sinh năm 31 tuổi, giữa tuổi đời còn rất trẻ. Nhà anh có 3 anh em: Trần Văn Tự, Trần Thị Cư và anh, đều là du kích hy sinh, con của  bà mẹ VNAH Phạm Thị Quy. Giờ vong linh, tấm hình mẹ thấy treo ở nhà con rể.
Thu Đông 1953 là những ngày tháng kh?c liệt nhất, Nam Hồng phải chịu đựng; ngày 15/10 địch huy động lực lượng trên 5000 tên từ Phù Lỗ, Phúc Yên càn vào các thôn, Sơn Du, Bến Trung, Thụy Hà, bắn phá dữ dội, những chỗ nghi có hầm thì dùng bộc phá phá hủy, bắt được người chúng đánh đập d• man. Cho quân chốt lại suốt bảy ngày đêm; bắt ở các làng tề phản động Dục Tú, Dục Nội, Tó lên cướp thóc lúa, trâu bò, lợn, gà san bằng nhà cửa. Cả x• chỉ dăm sáu căn nhà xây sót lại. Những trận càn 24 ngày đêm. Quê hương Nam Hồng dìm trong máu lửa, hơn 100 người bị bắt, hàng chục Đảng viên và du kích hy sinh, 70 hầm bí m?t và nhiều đoạn giao thông hào bị phá. ở thôn Vệ có 7 du kích hầm bị lộ 7 người đ• anh dũng hy sinh. Ngay khi đó ta chủ động tổ chức lực lượng quần chúng trở về  giả hàng, vận động binh lính và những người dân x• bạn đừng vì giặc Pháp mà hại dân mình. Hàng trăm nồi thóc được giữ lại.
ở thôn Đìa liệt sỹ Ngô Văn Dựng tháo lắp lựu đạn cải tiến chế mìn, bị nổ, hy sinh tại nhà mình. 18 ngày sau - 28/11/1953 người anh trai là Ngô Văn Xây trong một trận càn không cân sức, rút lui, bị chúng bắn chết ở vệ Đầm. Trước đó, 4 tháng bà Trần Thị Chắt - vợ ông Xây, là đội viên du kích Nam Hồng được điều đi dân công hỏa tuyến, xong nhiệm vụ trên đường về đến bến đò Nầm sông Cà Lồ, thuyền đắm, trôi mất xác, để lại người con gái vừa qua một tuổi. 56 năm sau (2008) con cháu, tìm được nắm đất màu tro đem về. Hôm rồi tôi theo anh Phùng người con rể ra cánh b•i ven Đầm thắp cho bà nén hương mà lòng se lạnh...Bà Chắt đến nay vẫn chưa được công nhận là liệt sỹ! ở Nam Hồng còn những ai hoàn cảnh như vậy nữa không đây!
Trận càn sáng ngày 27 tết Tân M•o - 1951; đồng chí Trần Văn Tr•i thôn Vệ bị địch lôi từ hầm bí mật lên, đồng chí đ• dùng lựu đạn tự sát, không chịu sa vào tay giặc. Trong 1 trận đánh khác Trần Văn Cửa đ• bị trúng đạn từ mông xuyên chéo sang đùi, máu chảy đầm đìa, bọn địch đá đi đá lại, vờ chết, cứ vậy đến 10h đêm anh em mới tìm khiêng về cứu được. Đồng chí Ngô Văn Cơ dưới hầm cùng hai du kích, lựu đạn địch ném xuống đồng chí tung trả lại, đ• nổ trên tay, gục xuống, bọn địch tưởng chết bỏ đi. Cả ba người sống sót.
Đêm mùng 6 /10/1953. Cụ Vọng du kích và anh Cường - bộ đội chủ lực đánh quả mình dưa 5kg trước cửa chùa Đoài, tên quan hai Tây trắng vướng mìn để lại một bàn chân và đống áo quần rách tươm lẫn máu. Trận khác giặc càn vào thôn Đìa vướng phải mìn cóc, chạy tán loạn, sa xuống hầm chông phải kêu trực thăng đến chở đi. Hôm sau lại một bảo hoàng cũng vướng mìn đứt một chân không kịp nhặt. Ta đánh bốt Vạn Lộc, bắt được tên đồn trưởng ác ôn, đem tử hình chôn cùng với bàn chân đồng bọn, từ ấy ở đây có câu chuyện chôn thằng 3 cẳng. Trong trận này có ông Mẫn trong lúc vợ bị bắt, ông vội bế đứa con thơ đem gửi rồi chạy đi hóa trang b•i mìn, biểu tượng đẹp ấy được nhân dân truyền tụng đến giờ.
        Điện Biên Phủ, thất thủ giặc Pháp lo sợ lập phòng tuyến bảo vệ Hà Nội, cơ quan đầu n•o của chúng. 5h sáng ngày 20/5/1954 hai tiểu đoàn ứng chiến có xe tăng và máy bay yểm trợ càn vào thôn Tằng Mi. Suốt 3 ngày đêm trận đánh diễn ra ác liệt; du kích cùng với một tiểu đội bộ đội địa phương C476, chia cắt địch ra tiêu diệt. Đồng chí Lê Phương chính trị viên, đại đội phó bộ đội địa phương chỉ huy trận đánh; ở hầm nhà ông Thẩm, đồng chí Phạm Quốc Việt bảo vệ hầm, nhiều lần nhô lên túm nòng trung liên của địch ấn ra, tung lựu đạn khiến bọn địch bỏ chạy. Căn hầm tác chiến chỗ nhà bà Cung, đồng chí Dũng ném trả lại hàng chục quả lựu đạn về phía địch, bảo vệ an toàn lực lượng ta. Đồng chí Phạm Đức Chính làm nhiệm vụ liên lạc, nếu đi bằng đường địa đạo thì an toàn nhưng chậm, đ• chờ lúc ngợt đạn bom vọt lên chạy đi truyền lệnh chỉ huy tác chiến. Có đồng chí chiến đấu hết đạn, giáp lá cà đ• vật nhau với lính bảo hoàng.
Tôi có tìm gặp cụ Phạm Kết, nay tuổi đ• gần 90 chục, từng là du kích chống Pháp và 19 năm liền x• đội trưởng thời chống Mỹ - người cán bộ cựu trào của quân khu Thủ đô.
Gặp lại cụ Vọng, dáng vẻ còn nhanh nhẹn lắm. Ngoài chuyện chiến đấu cụ còn kể về mối tình và đám cưới tập thể của mình với đám c?a 2 bộ đội địa phương. Đám cưới tổ chức ở nhà thờ họ Phạm, từ 10h đêm kéo gần suốt sáng, ánh sáng thì đèn pin thay nhau bật, mọi người kể cả cô dâu thi nhau hát... cưới xong không có đêm tân hôn vì lúc kết thúc thì trời đ• tang tảng sáng lại kéo nhau đi trực chiến. Cụ có người con trai hy sinh khi đánh Mỹ. Vào phòng cụ ở có hai gian lợp ngói ta, đặc biệt kín hai bên tường toàn ảnh - một bên ảnh đám tang cụ bà, một bên ảnh lễ đón hài cốt con trai về x•. Người du kích già ấy tư rằm mồng một thường đứng trước ban thờ khấn vợ: Bữa cơm dù cháo hay rau/ Chưa hề nói nặng với nhau bao giờ. Với con: Về với nội ngoại với quê/ Con đi còn mẹ con về còn đâu. Nghe, mà đứt ruột!
Đồng chí Phạm Tuần một trong bảy đồng chí cách mạng tiền bối, là bí thư chi bộ đầu tiên của Nam Hồng ( 1946 -1949), đ• l•nh đạo nhân dân tổ chức đánh Pháp trong những ngày đầu ác liệt. Sau khi vào quân đội 5 năm, lại trở về giữ chức Chủ tịch x•, những năm cuối đời dạy học. Nhìn tấm hình đồng chí thời trai trẻ toát lên tư chất vừa hiền lành vừa dáng vẻ trầm tư của một người l•nh đạo thời trân mạc. Vào thăm ngôi nhà cũ tuyềnh toàng, trên bàn thờ bên cạnh ảnh bố mẹ còn có hình người con trai đầu lòng - anh Hùng liệt sỹ chống Mỹ. Giữa vuông sân gạch rộng r•i cây nh•n lồng cổ thụ xanh rợp bóng một vùng… Khi đồng chí Phạm Tuần vào bộ đội thì người anh họ Phạm Dẫn lên thay, đồng chí Dẫn chỉ đạo Nam Hồng suốt thời kỳ đánh Pháp còn lại. Lên huyện đồng chí giữ chức bí thư huyện ủy Đông Anh suốt 17 năm liền và là đại biểu Quốc hội khóa III.
Ba anh em Phạm Kết, Phạm Vọng, Phạm Đức Chính và hai người bậc cháu Phạm Tuần, Phạm Dẫn, thuộc dòng họ Phạm có bia mộ từ đường hơn 500 năm trước. Là hậu duệ Phó Bảng Phạm Tuyển Đông Đồ Ngự sử tiên sinh, thời Tự Đức, Kỷ Dậu ( 1849), ghi danh trong Quốc Tử Giám.
Liệt sỹ Nguyễn Vũ Kha là thành viên của Mặt Trận Việt Minh năm 1942, Đảng viên Chi bộ Nam Hồng đầu tiên 1946; người có công biến tổ chức thanh niên Phan Anh ( thân Nhật)  Nam Hồng trở thành lực lượng Việt Minh. Nguyễn Vũ Kha chỉ huy dẫn 60 thanh niên trong lực lượng Việt Minh từ b•i chợ Đông Đồ di đánh trạm Giám binh - cơ quan đầu n•o của thực dân Pháp ở tỉnh, chốt giữ ga xe lửa ở Phúc Yên bảo vệ cuộc mít tinh của quần chúng trong nội thị. Trên đường trở về cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay, tới x• đ• rừng người ch? đón bao quanh nghe Nguyễn Vũ Kha đọc lời tuyên bố: Xóa bỏ chính quyền tay sai, chuẩn bị thành lập chính quyền cách mạng...
Năm phát súng trường nổ vang chào Quốc Kỳ, chào cách mạng thành công. Ngày 27/8/1945 tại Miếu chợ Đông Đồ, đồng chí Nguyễn Vũ Kha thay mặt Mặt Trận Việt Minh tuyên bố: Cuộc khởi nghĩa tháng 8 thành công, chính quyền từ nay thuộc về nhân dân...
 Hình ảnh người chỉ huy tài giỏi  Nguyễn Vũ Kha còn đọng m•i trong lòng nhân dân Đông Đồ.
Sau xung vào bộ đội, đại đội trưởng đội Cảm tử quân, trong trận chiến đấu ở Cửa Nam  đồng chí đ• anh dũng hy sinh ( 1946) , giữa tuổi 33 thanh xuân đầy sức trẻ. Để lại người vợ trẻ và đứa con gái chưa đầy 4 tuổi. 57 năm sau (2003) bằng tâm linh người con đ• tìm được mộ cha mình ở tận Ba Vì đem về đặt vào Nghĩa trang liệt sỹ quê hương. Họa sĩ Lê Lam vừa là cháu vừa là học trò cũ, nhớ lại vẽ nên tấm hình liệt sỹ Nguyễn Vũ Kha, trân trọng treo lên cho con cháu phụng thờ.
                       
ở Nam Hồng ngày ấy có cụm 3 người con gái Đoàn Thị Nhung, Đỗ Thị Quyên, Nguyễn Thị Đa kết thân đẹp như một chùm hoa đồng nội; quên mọi gian lao, ra vào sinh tử. Khi Đa bị bắt, tổ chức cử Quyên vào thay, Quyên gửi lại cháu Hải mới tròn 7 tháng cho Nhung. Chia tay con lần ấy cũng là lần cuối.! Cháu Hải lớn lên đ• học hành trở thành Tiến sỹ.
Liệt sỹ Phạm Văn Thạnh, bí danh Quốc Hùng, là ủy viên Thường vụ Đảng, chính trị viên Đại đội. Anh ra đi đ• già nửa thế kỷ rồi mà đến giờ ai cũng nhớ, cũng nhắc, cũng thương!
Bấy giờ vào năm 1950, Thường vụ huyện ủy Đông Anh chọn Nam Hồng  là điểm chỉ đạo phá tề xây dựng cơ sở. Diệt bốt Sơn Du, bốt Tháp Đìa chi ủy phân công đồng chí Dẫn, đồng chí Thạnh. Đồng chí Thạnh người có tài thuyết phục không chỉ bằng lời nói mà cả văn phong vừa mềm dẻo vừa cứng rắn. Anh đ• biên thư cho đồn trưởng  Lý Tuyên: Gửi ông Lý Tuyên: Mấy ngày hôm nay quân chủ lực ta đánh mạnh ở Vĩnh Yên và thắng lớn, sớm muộn sẽ về huyện ta để giải phóng. Chúng tôi cần gặp ông, ông có ý kiến. Nếu ông thấy rằng ông cũng cần muốn gặp thì ông quyết định ngày giờ và địa điểm. Cứ qua cụ Tiên Chỉ  Ban đây sẽ đến chúng tôi.
ủy viên Quân s? miền
Ký tên
Quốc Hùng
L•o đồng chí Ban là cháu gọi Lý Tuyên bằng Cậu, chi ủy giao nhiệm vụ liên lạc với Lý Tuyên. Đúng như nhận định, Tuyên đ• phải chấp nhận yêu cầu gặp. Đồng chí Dẫn đóng vai Thượng cấp, đồng chị Thạnh đóng vai ủy viên quân sự miền, tại một địa điểm, đôi bên đều có đội quân phòng vệ. Mấy ngày sau Lý Tuyên trở mặt. Ban chi ủy quyết định. Đêm ngày 14/11/1950 đánh bốt. Ta lại viết thư và thả tên hương dõng mang thư cho Lý Tuyên. Lần này trong thư đồng chí Thạnh đ• đánh đòn gió cảnh báo:  Gửi ông Lý Tuyên: sáng mai ông phải nhờ ai biết mìn,  bảo họ tháo rỡ quả mìn ở dưới chân bốt chúng tôi đ• chôn, càng sớm càng tốt. Để lâu, đề phòng mìn nổ sẽ nguy hiểm. Hôm qua không phải chúng tôi chôn mìn để đánh các ông đâu, mà chỉ là để cảnh cáo những ai có tâm địa phản nghịch!Chúng tôi chôn mìn là để cảnh cáo. Nếu các ông ngoan cố thì quả mìn ấy sẽ trừng trị các ông.
ủy viên quận sự miền
Ký tên
Quốc Hùng
Trúng kế! Lý Tuyên nhận được thư hoảng sợ, khẩn khoản nói với đồng chí Ban Cháu cố giúp cậu, nhờ các ông ấy gỡ ngay mìn hộ... Trong lúc địch hoang mang, đêm 26/9/1950 đồng chí Thạnh và đồng chí Thụ đóng vai thượng cấp, cùng một số du kích, bộ đội địa phương vào bốt, không mất một viên đạn. Lý Tuyên cùng đồng bọn đầu hàng giao nộp hết vũ khí. Để chống lại khủng bố, đồng chí Thạnh còn bày cho Lý Tuyên cắt 3 đoạn rào ở 3 phía làng đến 12h đêm (ấy) đánh trống ngũ liên, thổi tù và kêu làng nước. Sáng hôm sau lên bốt Tây trình báo: Đêm qua Việt Minh vào thu súng, bắt hết hương dõng, may chúng tôi chưa ra nên đ• thoát. Sáng 27/9/1950 bọn Tây ở Phù Lỗ được báo đ• kéo về vây làng lùng bắt Việt Minh!...
Đầu năm 1951, núp dưới tờ đơn do Phạm Văn Thạnh soạn cho dân mang lên bốt Chợ Yên, nội dung gây mâu thuẫn “ly gián” kẻ địch. Mắc mưu, Lý  Quý đ• hạ sát Để Duyệt, dẫn đến ta lấy được bốt Tháp Đìa dễ dang.
Việc đánh bốt Sơn Du, bốt Tháp Đìa thắng lợi làm cho các ban tề còn lại trong x• và các vùng chung quanh hoang mang tột độ. Nhiệm vụ phá tề, xây dựng cơ sở của Đông Anh mở màn thắng lợi.
Với kinh nghiệm và lòng yêu nước căm thù giặc, cộng với phong cách mềm dẻo toát ra từ giọng nói, đôi mắt nhân từ, việc phá tề đồng chí chỉ dùng hình thức vận động cảm hóa nhân đạo mà lúc nào cũng hiệu quả. Có lần đồng chí Dẫn bí thư khen:   Mày có con mắt thuyết phục tề giỏi lắm! Khi nào phá hết tề tao gả em gái tao cho. Lời động viên ấy quả không sai. Các cụ già ở đây còn nhắc Thạnh có giọng nói sang. Vào những lúc ban chiều im ắng, hoặc buổi sáng tinh sương (khi Thạnh còn là cán bộ tuyên truyền) nghe tiếng loa của anh từ trên cây đa đầu làng phát tin chiến sự...như rót vào tai!
ở qu•ng đời phơi phới tuổi 22, trong khói lửa chiến tranh giữa những người du kích trong thôn và cán bộ huyện về, Thạnh có một tình yêu thầm kín, tươi non mà cháy bỏng... ấy là với Đoàn Thị Nhung, biệt danh Duy Niên, vừa tròn 20 tuổi, người làng Sơn Du, biệt địa danh là 9. Họ yêu nhau gần nhau là vậy mà chưa dám bao giờ sàm sỡ nên Nhung càng yêu, càng quý trọng Thạnh hơn. Chỉ một lần trong cuộc họp đêm, Thạnh không nén nổi lòng mình, đ• ghi thư kín bằng thơ vẻn vẹn 4 dòng tứ tuyệt: Mỗi lần vào 9/ lại gặp Duy Niên/ khi vui cũng có/ lúc buồn ai hay . Gấp lại, cuộn tròn rồi búng nhẹ cho Nhung. Từ đó lòng mình rung động - hôm rồi gặp cụ Nhung ở Hà Nội Nhung đ• thổ lộ ra. Một bức thư tình của người du kích năm xưa, có vậy. Khi yêu người ta không dám gọi tên nhau mà chỉ đem dấu vào từ ai thầm kín.
Mối tình đẹp đẽ ấy không thành bởi ngày 23/1/1952 địch càn vào thôn Vệ chúng bắt được Nhung, Thạnh  dưới hầm. Cùng bị bắt hôm ấy có vợ chồng c? M• Mạo. Trưa hôm sau, 24/1/1952 ( 28 tháng Chạp năm Tân M•o) biết Thạnh là cán bộ lợi hại, và để trả thù cho cái chết của tên Sầm ta vừa ám sát buổi sáng. Chúng đưa anh ra hành quyết ở gò Vân Trì giữa buổi chợ đang đông. Anh đ• chửi thẳng vào mặt kẻ thù: Chúng mày là đồ bán nước, chúng tao nhất định thắng lợi. Rồi hô to - Kháng chiến nhất định thắng lợi! 
- Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm!
- Hồ Chủ tịch muôn năm!
Một phút hóa ra người Thiên cổ.
Cái chết của anh khiến kẻ thù khiếp sợ. Tên quan hai người Pháp ở Đông Anh đ• nói với đồng bọn: Trong đời viễn chinh tôi đ• gặp 3 người đáng kính: Nguyễn Lộc ở Lỗ Giao, Nguyễn Văn Giảng ở Cổ Dương và Phạm Văn Thạnh ở Nam Hồng. Họ đ• anh dũng hy sinh cho Tổ Quốc của họ”.
Hôm ấy, Thạnh đầu đội mũ be rê, mặc bộ quần áo toan mầu gụ, chiếc áo len cộc tay màu lá mạ do Nhung mới đan cho. Đang cái rét Đại Hàn phong phanh như vậy. Tội quá! Lúc địch dong qua chợ có người dúi vào tay anh tấm bánh, Thạnh nói gửi về cho anh Dẫn hộ, ăn để lấy sức còn chiến đấu. Chuyện ấy sau này mỗi lần anh Dẫn nhắc lại, lại dân dấn nước mắt.
    Vân Trì một sớm mùa đông/ Anh đi lần ấy mà không thấy về. Nhớ lắm!
Phải chăng từ hình ảnh và hành động hy sinh dũng cảm của liệt sỹ Phạm Văn Thạnh hôm ấy để gần hai chục năm sau trên mảnh đất Miền Nam có Nguyễn Văn Trỗi kiên cường. Hai cảnh tượng, hai con người ở hai đầu đất nước đ• hóa thành bất tử.
Phạm Văn Thạnh xứng đáng được đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT!
Kết thúc chiến tranh, Nam Hồng trở thành địa chỉ không riêng trong nước mà cả t? bên kia bán cầu tìm đến. Các nhà l•nh đạo Đảng và Nhà nước ta Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Trần Đức Lương, Võ Nguyên Giáp đ• về. Đại tướng ghi vào sổ vàng truyền thống địa phương: Hệ thống địa đạo chiến đấu Nam Hồng là một di tích lịch sử có một không hai ở đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống Pháp . Các nguyên thủ quốc gia Ăng - gô - la, Ni - ca - ra - goa, Cu - ba, Triều Tiên, Lào ... cũng đến đây xem xét học tập.
Có thể nói mỗi tấc đất, căn hầm, mỗi ngọn cỏ lá cây, nơi này, đều in đậm dấu tích thiêng liêng, để hôm nay có một Nam Hồng vạm vỡ! Và có người lính già - sỹ quan cấp sư đoàn tăng thiết giáp râu hùm hàm én năm xưa, từng 40 năm đánh đông dẹp bắc, giờ về quê khăn áo vẻ tiên ông ngồi soạn ra dòng sử thi lẫm liệt và những linh hồn không chết. Nam Hồng...

Hà Nội mùa đông Tân Mão 2011
PNK