Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Từ Dư âm đến Trở Về của PHẠM HỒNG NHẬT

Nhà thơ Anh Chi
Thứ năm ngày 26 tháng 1 năm 2012 9:12 PM

Mươi mười lăm năm nay, những người làm thơ xuất bản thơ khá nhiều. Có người mới sáng tác vài năm đ• in thơ thành tập. Có người cứ dăm ba năm lại xuất bản một tập thơ mới. Riêng một bạn thơ của tôi, là Phạm Hồng Nhật, có thơ in đều trên báo chí từ bốn mươi năm trước, và cho đến những năm gần đây vẫn viết đều, thì lại chưa xuất bản thơ của mình. Hơn bốn mươi năm trước, ngôn ngữ thơ Phạm Hồng Nhật đ• đạt đến độ nhuần nhị:
 Gió dịu dàng sao, nước lăn tăn
 Trăng đầu tháng thẹn thò như thiếu nữ,
 Thuyền neo bến Cô Tô đêm ấy
 Cứ bập bềnh như muốn bay lên
    (Bài Thuyền neo bến Cô Tô)
Tôi còn nhớ, vào năm 1972, một bạn thơ của tôi, là nữ thi sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ bắt đầu được dư luận chú ý. Một trong những bài thơ của chị được khen cách cấu tứ rất có duyên, là bài Đường ở Thủ Đô, với những câu miên man kéo từ phố này sang phố khác: “Lần đầu về với Thủ Đô/ Đường giăng như nhện giăng tơ dập dềnh/ Tôi đi giữa phố đẹp xinh/ Tên chi lạ rứa cho mình ngẩn ngơ/…Tìm Nguyễn Du lại lạc vào Xuân Hương”. Còn Phạm Hồng Nhật, từ năm 1968, đ• có bài Lục bát Hải Phòng, cũng là lẩy những tên phố để làm duyên cho câu thơ: “Sông Lấp từ thuở xa xưa/ Nép mình đứng đợi cho vừa Hàng Kênh/ Cầu bắc qua sông đ• đành/ Không sông, Cầu Đất thì thành đường đi/ Cầu Rào ngăn cản lối về/ Đẩy đò rút ván lời thề vẫn thiêng”. Những câu thơ thật giàu xúc cảm, miêu tả cuộc lang thang trên các phố Hải Phòng của một người trai đang yêu:
      Thương thân trách phận kiếm tìm
 Theo vào Cát Cụt bao phen trách thầm
     Qua Bến Bính, ngược Xi Măng
 Ngược xuôi giữa phố Hải Phòng, mình anh…
Nhắc lại bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ khi viết về thơ Phạm Hồng Nhật, tôi không có ý so sánh hai nhà thơ đều là bạn của tôi với nhau, bởi tôi hiểu, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Tôi chỉ muốn lưu ý bạn đọc, ngay từ năm 1968, khi cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của không lực Mỹ đến độ rất ác liệt, các nhà thơ đang viết những bài hừng hực khí thế chiến đấu, Phạm Hồng Nhật đ• viết bài thơ tình yêu theo thể lục bát, bố cục mỗi khổ là một cặp sáu, tám, với ngôn ngữ thật tinh tế, đa cảm như vậy! Không chỉ viết về tình yêu, ngay cả khi viết theo đề tài để biểu dương mà thơ ca đương thời thường làm, Phạm Hồng Nhật viết về lâm nghiệp, những câu thơ anh cũng đa cảm và rất tinh tế (bài Trong rừng thông): “Trong rừng thông mênh mông/ Nghe phập phồng lá thở/ Ai đang lấy nhựa chăng/ Vỏ cây tách khe khẽ...”. Và, Thị x• Hồng Gai trong mưa, vào thơ anh, đẹp long lanh: “Tháng tư về thị x• xiên xiên mưa/ Cơn mưa đầu mùa trọn vẹn quá/ Cửa sổ nhà ai vô tình bỏ ngỏ/ Mưa rắc lên những ô kính ướt nhoè (bài Thị x• tiễn đưa).
Tôi có khá nhiều bạn văn chương ở Quảng Ninh. Ba, bốn mươi năm nay, nhiều người đ• xuất bản tác phẩm của mình, trong đó không ít người có thành tựu, như Trần Nhuận Minh, Nguyễn Đức Huệ, Lý Biên Cương… Riêng Phạm Hồng Nhật, m•i không thấy anh xuất bản thơ. Cuối năm ngoái, tôi và nhà văn Nguyễn Đức Huệ đ• nhắc nhở anh phải làm việc cần làm của một người viết. Và rồi, giữa tháng 5 năm 2011 này, Phạm Hồng Nhật đem đến cho tôi xem bản thảo tập thơ của anh, Dư âm ngày trở về. Anh bảo: “Có chừng hai trăm bài, chọn in bây nhiêu đ•”. Tôi nói: “Mình viết Lời tựa cho tập thơ, nhé?”. Nhật “ừ”. Dư âm ngày trở về gồm 47 bài, bố cục làm hai phần, phần đầu là Dư âm, phần hai là Ngày trở về. Những bài thơ mà tôi nhắc tới, trích dẫn ở trên đều nằm trong phần đầu tập thơ
Phạm Hồng Nhật sinh năm 1946 ở Cát Hải, Hải Phòng, quê anh. Sau khi học xong khoa Hoá vô cơ, năm 1968, anh được phân công về làm việc tại Phòng kỹ thuật của Nhà máy Cơ khí Hồng Gai. Và rồi, Phạm Hồng Nhật đ• gắn bó với Hồng Gai, với vùng than suốt những năm tháng tuổi trẻ. Đó cũng là những năm cuộc chiến tranh phá hoại của không lực Mỹ vào giai đoạn ác liệt nhất, mà Hồng Gai là một trọng điểm đánh phá của chúng. Phạm Hồng Nhật làm thơ từ những năm còn học ở trường cấp ba, chưa đầy hai mươi tuổi đ• có thơ đăng báo. Những năm tháng về sống ở Hồng Gai, anh lao động cật lực như mọi người vùng than, và càng hay làm thơ, có thơ đăng báo nhiều hơn. Cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi, thế kỷ XX, đời sống thơ ca nước ta khởi lên một trào lưu mới, được người đời ghi nhận, gọi là “Thơ chống Mỹ”. Ngoài Hà Nội, nơi xuất hiện nhiều nhà thơ trẻ tài năng, trên miền Bắc nước ta dường như đ• hình thành những “vùng thơ”, như vùng Bắc miền Trung (các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình), như vùng Công nghiệp Đông Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh)… Trên những vùng quê đó, lực lượng sáng tác thơ trẻ khá đông, họ viết rất có cá tính và phản ánh rõ bản sắc đời sống vùng quê họ đang sống. Từ những ngày đó, riêng ở Quảng Ninh, có Trần Nhuận Minh, Phạm Doanh, Đào Ngọc Vĩnh và Phạm Hồng Nhật…là những nhà thơ xứ mỏ mà tôt rất quý mến. Với một tâm hồn giàu xúc cảm, ngôn ngữ thơ mới mẻ, Phạm Hồng Nhật viết về cuộc sống vùng công nghiệp than bằng một tấm tình chân thực. Những bài thơ của anh thường nẩy sinh từ cuộc sống mà anh gắn bó hết lòng. Đó là những bài Về với mỏ, Than trên băng chuyền, Mối tình cô thợ hàn… Là vùng công nghiệp lớn, nhưng Quảng Ninh cũng là vùng quê có rừng và biển, đảo đẹp vô cùng. Những vẻ đẹp cũng như sự sống nơi rừng núi và biển, đảo đó cũng vào thơ Phạm Hồng Nhật, như các bài Trong rừng thông, Thuyền neo bến Cô Tô, Xóm chài, Buổi sáng trên đảo. Những bài thơ như vậy, là thứ thơ vì sự sống mà viết, là thơ của những tháng năm tuổi trẻ, Phạm Hông Nhật đưa vào phần một của tập Dư âm ngày trở về.
Với kinh nghiệm của mình, tôi hiểu một quy luật rất khắc nghiệt là, trong đời sống, thứ rất chóng cũ mòn là ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ. Đọc Dư âm ngày trở về, tôi thấy mừng, những bài thơ viết từ ba, bốn mươi năm trước vẫn “đứng” được, vẫn rung cảm người đọc! Được như vậy, chỉ có thể đó là lhơ của một tâm hồn giàu xúc cảm, và quan trọng hơn là trong thơ ấy chứa đựng sự sống thực, tình đời thực. Khi thật nhớ, thật yêu quý một người con gái của vùng than, mới viết nên những câu thơ lục bát thế này: “Khoảng trời cao thẳm nơi em/ Bốn mùa gió thổi, bụi đen mặt mày/ Khăn che, chỉ thấy mắt cười/ Cái cười không tiếng mấy người hiểu ra/… Kíp lê là loại than già/ Than cám rất mịn, than hoa rất mềm/ Than bùn không lẫn bùn đen/ Than con gái đứng nép bên hiền lành…” (bài Một mai kia). Có thể nói, Phạm Hông Nhật khá thành công khi viết thơ lục bát về đề tai lao động: “Đang đi dưới lòng đất sâu/ Và ngoài kia biển ngang đầu, lạ chưa/ Một dòng gió thổi bốn mùa/ Nước rơi cứ ngỡ mưa vừa qua đây” (bài Tình yêu ấy). Sau những khe chữ của Phạm Hồng Nhật, đôi khi ta như thấy được những mảng cuộc sống tươi nguyên: “Cái nóng điên người ở ngách lò chợ/ Mồ hôi xèo xèo nhỏ xuống hòn than…/ Giơ tay ngang đầu nắm được than bay”. Còn đây là một bức tĩnh vật anh vẽ bằng thơ, nhưng dường như nó có thể sắp động cựa được đấy:
 Những ngôi nhà giống như con thuyền
 Vách gỗ ken dày, mái nứa
 Cửa bao giờ cũng nhìn ra bể
Ngồi trong nhà, cát lún ngỡ nhà trôi…
                                    (Bài Xóm chài)
 Sống ở xứ mỏ mười lăm năm trời với biết bao buồn vui, sướng khổ, đến năm 1983, Phạm Hồng Nhật tạm biệt xứ ấy, về công tác tại Bộ Năng lượng. Đến qu•ng này anh mới xây dựng gia đình với chị Vân, một cô giáo. Vài năm sau, Phạm Hồng Nhật đi công tác ở nước ngoài, càng thêm cách xa cuộc sống thơ ca Việt Nam. Với tâm hồn một thi sĩ, ai mà bỏ thơ được. Những lần về phép, gặp bạn, Phạm Hồng Nhật đ• tâm sự, chỉ mong chóng được trở về với các bạn văn chương, với thơ. Anh cũng đ• gi•i bày tâm sự đó trong bài thơ tứ tuyệt Đ• vay: “Đ• vay thì phải trả/ Nợ thơ day dứt sao/ Không vay vẫn phải trả/ Có lẽ đến bạc đầu!” Tôi có một số bạn nhà thơ, những lần được đi nước ngoài, hầu như họ đều có viết thơ trong thời gian ở xứ người, chẳng hạn viết về tuyết, về múa balê, về lá vàng mùa thu. Các bạn ấy ghi cuối bài thơ, hoặc là “Maskva, tháng…năm…”, hoặc là Washington D.C ngày…tháng…”, hoặc “Paris mùa thu năm…”, thế cũng hay, rất ấn tượng. Phạm Hồng Nhật không giống mấy người bạn thơ ấy. Có lẽ, anh là loại thâm căn cố đế gốc Việt. Sống ở nước Nga mười mấy năm trời, lần này anh chọn đến hai mươi bài thơ viết những năm sau khi rời Quảng Ninh, đưa vào phần hai tập thơ Dư âm ày trở về, chỉ có mỗi một bài Bên hồ Bai Can, mà cuối bài thơ không ghi sáng tác ở đâu. Nhưng tôi biết, mỗi lần được về phép, gặp người thân, hoặc đi thăm thú đây đó, Phạm Hồng Nhật lại viết được thơ. Đáng lưu ý hơn là, sau mười mấy năm trời sống giữa văn hoá châu Âu, thơ anh chẳng có chút giọng điệu, hơi hướng Âu-Tây nào, mà hồn thơ dường như ngày càng thấm đượm vẻ đẹp dân d• Việt Nam. Chẳng hạn, bài Thu Nha Trang, tình thơ thật thấm thía:
Nhìn bóng cây biết đ• cuối ngày
                    Trời chạng vạng, chiều nghiêng về phía biển
          Tiếng rao bán hàng rong nghèn nghẹn
                    Hòn Đá Chồng nhắc nhở chẳng chia xa 
Khi tới Nam Định, anh có bài Thành Nam tháng mười, những câu thơ rất tinh tế: “Lá thoáng nâu, cây bỗng chốc hao gầy/ Công viên vắng. Em lướt xe ngang phố…; và th?t giàu mỹ cảm:
  Thành Nam! Tháng mười sao lạ thế
  Câu nhớ, câu quên, thơ lại trở về
  Nắng phủ nhẹ mỏng tang trên thành cổ
  Gió tròng trành tơ nhện ngẩn ngơ se…
 Thơ viết về người Việt và đất Việt như thế, h?n nhà thơ đ• nhớ thương quê Việt biết mấy trong những năm tháng sống nơi xứ người. Đọc hai mươi bài thơ trong phần hai tập thơ Dư âm ngày trở về, tôi hiểu, Trở về không chỉ là mong ngóng được về sống ở quê Việt, mà còn hàm nghĩa nhà thơ muốn trở về hoàn toàn với việc văn chương, để chuyên chú vào làm thơ thôi. Vậy mà, cho đến khi nghỉ hưu sớm, Phạm Hồng Nhật mới đạt được mong muốn đó. Vào tuổi sáu mươi, anh lại viết nhiều hơn trước. Ngoài hai mươi bài chọn in trong tập thơ này, còn hàng trăm bài nữa, anh viết được khi trở về với thơ. Không chỉ viết được nhiều hơn ngày trước, hồn thơ Phạm Hồng Nhật có phần trẻ trung hơn xưa. Và, anh viết nhiều thơ tình yêu hơn, như các bài Chiều Lạng Giang, Về Khuôn Thần, Với em và biển Cam Ranh, Hội Lim... Đó là những bài thơ tình ái, ý nghĩa của câu thơ, hình tượng thơ thuần tuý là ý nghĩa của tình cảm giữa người trai và người gái. Nó đẹp và thanh nh•, và đa cảm: “Hội Lim nên hẹn có nhau/ Miếng trầu chia nửa, quả cau thay lời/ Ngỡ ngàng dải yếm bay đôi/ Nón quai thao để nhớ rồi lại quên”. Vào những năm cuối tthế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trong đời sống thơ ca nước ta, không ít các nhà thơ trẻ và cả những nhà thơ không còn trẻ nữa, có thiên hướng săn tìm hình thức mới cho thơ, Phạm Hồng Nhật thì không. Có vẻ như anh hướng tới cái đẹp cổ điển (bài Hội Lim):
      Mặt sông như tấm thảm mềm
  Gió tương tư trải khắp triền cỏ may
      Ai mua hờn giận nơi này
  Quả thơm chín giữa lòng tay trao người…
      Quan họ tan hội có đôi
  Hoàng hôn buốt lạnh mình tôi gánh về. 
Tôi biết, những năm này, chị Vân đ• về hưu, thực sự chia sẻ với chí hướng của chồng, cáng đáng mọi việc nhà, nên Phạm Hồng Nhật có điều kiện đi nhiều, và anh cũng viết được nhiều bài thơ mới: Một ngày ở Buôn Đôn, Quán càfê buổi sáng, Thầy giáo và bạn cũ… Cuộc trở về của anh, về bản chất, là hoàn toàn dấn thân vào với đời sống, nhận thức sâu thêm về cuộc đời, để viêt về nó. Do dấn thân vào với đời, Phạm Hồng Nhật có khả năng nhìn rõ một sự thực là, đời sống ở những vùng quê xa xôi nhiều năm qua có thật nhiều gian nan, thật lắm buồn khổ. Anh đ• xúc động trước những sự thực đó và viết thành thơ, đơn cử bài Easup tháng ba. Những câu thơ đặc tả: “Mưa chưa về, trời khô cong mùa cạn/ Easup chiều nay bụi đỏ, khê nồng/ Đi cả ngày không nghe tiếng chim/ Hoạ hoằn đôi cánh cò lạc tới…”. Easup của Tây Nguyên đ• được báo, đài nói tới, nhưng vào tháng ba Phạm Hồng Nhật tìm d?n, cuộc sống đang trong cảnh trạng như vậy, khiến nhà thơ phải chịu đựng một nỗi buồn khổ: “Tôi ngậm ngùi mắt đỏ lúc chia tay/ Hoang mạc tro tàn, nửa con đường dang dở/ Bầy trẻ da mốc meo, chiều gió/ Mế già lọm khọm gùi nặng trĩu lưng”. Những câu thơ có sức truyền cảm mạnh, khiến người đọc hiểu thêm lẽ đời ấm, lạnh. Ngay cả trong thơ tình yêu, cũng nhiều lẽ đời lắm. Bài Mỗi ngày đâu chỉ nói về tình ái, mà là chuyện của đời người : “Mỗi ngày thiếu vắng bóng em/ Sáng không vàng nắng, chiều thiêm thiếp chiều/… Không gian ẩm mốc xanh rêu/ Khàn khàn tiếng quạ buồn kêu đầu tường”. Sau nỗi nhớ khắc khoải của tình ái, có một nỗi buồn cùng nỗi sợ h•i khi cuộc sống bị ẩm mốc mỗi ngày. Thơ lục bát của Phạm Hồng Nhật thật nhuần nhị:
     Bình minh cũng ngả về già
Lá rơi vàng chảy lan ra chân trời
     Mây buồn bến cũ mù khơi
Con đò cập mạn thiếu nơi hẹ hò…
 Như trên tôi đ• nhận xét, có vẻ như Phạm Hồng Nhật hướng tới cái đẹp cổ điển, với những câu lục bát trong Mỗi ngày, anh đang tiệm cận cái đẹp cổ điển:
       Thời gian đi tựa như tên
  Thoắt thôi trăng khuyết bên thềm đợi ta…
 Những điều tôi đ• bình phẩm về thơ Phạm Hồng Nhật, từ Dư âm  đến Ngày trở về, có thể một số bạn đọc cho rằng tôi thiên về phía đời thường quá chăng, trong khi cuộc sống rộng lớn có bao nhiêu điều lớn lao thơ ca cần nói tới. Tôi muốn được thưa trước rằng, trên đời có những điều tưởng như không, nhưng thực ra cũng chứa đựng những giá trị nhân bản lớn lao, đó là những buồn vui, sướng khổ của con người bình thường, đó là hạnh phúc hay bất hạnh của con người lương thiện, bình thường. Người bình thường, lương thiện đều vô danh, nhưng họ là bộ phận vô cùng lớn của cuộc sống trần đời. Những thi sĩ thật lòng với đời, sẽ tìm thấy cho thơ mình những vẻ đẹp thực sự qua bao buồn vui, sướng khổ trong cuộc sống của những người bình thường ấy. Trong tập thơ Dư âm ngày trở về, có những bài thơ, câu thơ cho thấy Phạm Hồng Nhật là một thi sĩ như vậy!
                                                                                              
    Hà Nội năm 2011.