Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

HÀO KHÍ ĐÔNG A SÁNG MÃI MUÔN ĐỜI

PGSTSNguyễn Trường Lịch
Thứ sáu ngày 27 tháng 1 năm 2012 9:23 PM
                    
            Bộ Văn hoá vừa thông báo chủ trương: - “ không tổ chức lễ phát ấn đền Trần vào đêm hội rằm tháng giêng”. Thật đáng hoan nghênh! Bởi lẽ rõ ràng, di sản tinh thần quý giá nhất của các triều Trần để lại cho non sông đất nước ta là ý thức tự cường dân tộc, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do, quyết không làm nô lệ cho ngoại bang. Đó chính là hào khí Đông A của dòng dõi họ Trần cùng toàn dân từng ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông để lại niềm vinh quang bất tận cho con cháu muôn đời về sau.
         Nhân buổi gặp gỡ của một nhóm đồng môn Văn Sử thuộc đại học Khoa học x• hội Hà Nội vào dịp đầu Xuân Tân M•o vừa qua, nhiều ý kiến sâu sắc muốn được bộc lộ:       
   - Giá như vào dịp lễ hội Đền Trần và ngày giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, mà bộ Văn hóa tổ chức một cuộc thi về lịch sử, với câu hỏi chung cho toàn dân:
    “Hào khí Đông A có ý nghĩa thế nào trong truyền thống lịch sử Việt Nam?”
       Chắc chắn sẽ có hàng vạn ngượi tham gia, từ học sinh tiểu học đến lớp người cao tuổi trên khắp đất nước từ địa đầu Mông Cái đến tận mũi Cà Mau. Không hiểu đáp án sẽ là sao đây?
    - Trước cách mạng tháng Tám, đang học Tiểu học, tôi đ• được học bài sử  Hội nghị Diên Hồng qua sách giáo khoa. Thế rồi, sau cách mạng tháng Tám tôi càng ghi sâu vào lòng khi thuộc bài hát  Hội  nghị  Diên Hồng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước-lời của Huỳnh Văn Tiểng- vang vang trong các đêm ca kịch từ các thị trấn, các trường học đến các xóm làng sau luỹ tre xanh thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên quê tôi xứ Nghệ:
-  Thần  dân nghe chăng sơn hà nguy biến?
Hận thù đằng đẵng nên hòa hay nên chiến?
-  Quyết chiến! Quyết chiến!
     - Hào khí Đông A đời Trần nằm sâu trong lòng nhân dân và trong khí thế tự  cường của Hội nghị Diên Hồng được bộc lộ qua ý chí quyết chiến, quyết thắng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Khi được tin Thoát Hoan đem 50 vạn quân sang đánh chiếm nước ta, vua Trần Nhân Tông nao núng lo sợ, bèn bảo Hưng Đạo Vương: “ Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân sự tàn hại, hay là Trẫm h•y chịu hàng đi để cứu muôn dân”.
     Hưng Đạo Vương tâu rằng: - “ Bệ hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà Tôn miếu x• tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém   đầu tôi đi đ•, rồi sau sẽ hàng!”   ( Trần Trọng Kim- VNsử lược-2002/tr142) 
    -  Hơn thế nữa, tinh hoa đời Trần thấm sâu trong khí phách hào hùng của lời Hịch tướng sĩ kêu gọi quân tướng nhà Trần quyết tâm xông trận, bảo vệ non sông, đánh thắng  “kẻ thù không đội trời chung ”.
     -  Hào khí Đông A đời Trần hiển hiện trong chiến lược toàn dân đoàn kết, huy động được sức mạnh của mọi lực lượng, mọi tầng lớp:- “ Vua tôi hoà hợp”, “toàn dân vi binh” cùng nhau ra trận. Đó không chỉ là vua quan họ Trần, không phân biệt đẳng cấp quý tộc hay lê dân, mà gồm đủ các giới, các dân tộc trên mọi vùng miền xuôi ngược của đất nước. Đúng vậy, đó là các đoàn quân của những Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ L•o, Yết Kiêu, D• Tượng v.v...Đó là khí phách bất khuất, kiên cường của tướng Trần Bình Trọng. Chẳng thế mà khi bị bắt phải đối diện với tướng giặc Thoát Hoan, ông đ• quát thẳng vào mặt kẻ thù:“ Ta thà rằng làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đ• bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi!” (VNSL-tr148)                    
     -  Tinh hoa đời Trần còn nằm trong ý chí quả cảm của người anh hùng ở tuổi mười sáu Trần Quốc Toản phải đứng bên ngoài Hội nghị Diên Hồng đ• bóp nát quả cam lúc nào không hay, vì căm thù lũ giặc Nguyên đang dày xéo đất nước .
         Ngày nay chúng ta tiếp nhận di sản tinh thần quý báu của nhà Trần, chính là nhằm mục đích phát huy ý chí độc lập, tư do của tổ tiên, ông bà ...từ khi vua Hùng dựng nước, cốt để  bảo vệ Tổ quốc đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù ngoại bang...Tiếp nhận Hào khí Đông A chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi người biết thực lòng khai thác, học tập được cái hay, cái đẹp của người xưa, đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân trên hết, nhằm xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai hạnh phúc ấm no, hoàn toàn không vì lợi ích của một bộ phận nào, một họ tộc nào, hay một cá nhân nào.
        Tiếp nhận truyền thống qúa khứ không có nghĩa là nhất nhất lễ bái tuân theo mọi phong tục tập quán xưa cũ, dù gía trị đã phai mờ, có phần tách  rời ý nghĩa khoa học và quy luật lịch sử!?
       Tôi tin chắc đáp án của câu hỏi này không thể là lễ hội phát ấn- một kiểu hội đã biến dạng như dịp lễ hội đầu xuân vừa qua, khiến cho “gần 20 người phải ngất xỉu” (b/cáo của Viện Văn hóa), vì chen nhau giành giật một dải vải có dấu ấn đỏ-tượng trưng, thậm chí có người giật được nhiều đem ra bán lại...Âu cũng là điều suy nghĩ lệch lạc ...                                                            
PGSTSNguyễn Trường Lịch