Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CÓ MỘT LÀNG CÒ

Nhà thơ Trần Trương
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011 6:01 AM
Nhà thơ Trần Trương

Đã có lần khi người ta lập chủ trương sáp nhập tỉnh thì ngay lập tức lại có việc sáp nhập huyện. Huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương cũng không nằm ngoài kế sách ấy.Họ gom  hai Huyện Ninh Giang với Thanh Miện với nhau gọi là Ninh Thanh, thế rồi cái huyện có cái tên chẳng đâu vào đâu ấy tồn tại một vài năm thì lại trở về tên cũ. Ninh Giang thì nổi tiếng về bánh Gai từ những thời nào không biết, đó là một vinh danh cho một loại văn hóa ẩm thực mà khắp đất nước này những kẻ sành ăn đều nhắc tới.Còn huyện Thanh Miện thì chỉ là vùng đất nằm gọn như một cái túi vó câu trên bản đồ của tỉnh, bởi nó ở cuối chót giáp với Thái Bình và Hưng Yên.Cái huyện này nghèo lắm, chẳng có “sắc thái” gì để ghi dấu ấn cho du khách nhớ nhớ mong mong cả.Nhưng thật may, cái làng Chi Lăng Nam ở cuối huyện hình như bất chợt người dân nhận ra và phát hiện cái “bản sắc” của nơi này là một hồ nước xanh với cây đa cổ thụ và những hòn đảo nhỏ nằm nơi hồ kia với bạt ngàn khóm tre thắm biếc như quần tụ với nhau thành một cảnh quan tự nhiên thật dễ thương và quyến rũ. Nhưng nếu chỉ có thế thôi thì đâu đã hấp dẫn du khách về đây mà ngắm cảnh.Vậy mà tự nhiên cái ven làng này đã được sở hữu một vùng “chim trời”trắng muốt, sớm bay đi chiều tối lại chiu chít vỗ cánh rủ nhau về và như những vầng mây bông màu bạc lững thững đậu vào các ngọn tre làm cho từng khóm cây trĩu xuống như từng cánh võng đung đưa.Dạ, thưa cái đám chim trời ấy chính là hàng trăm đàn cò về đây lập dựng Đảo Cò thật là độc đáo, thế là Thanh Miện có một “Làng Cò” để ghi thành một dấu ấn vừa mang tính Văn hóa Phi vật thể vừa rất vật thể,với một bức tranh thủy mặc độc đáo mà trên đất nước mình  đâu có nhiều như vậy. Đến đây ,ngồi trong khoang  nhà bè nổi, vừa thưởng thức món canh bánh đa cá rô hoặc cá quả do chủ nhân tự câu được ở ngay cái hồ này, còn tươi rói và quẫy đành đạch trong lồng sắt.Thực đơn   không cầu kỳ gì mấy, chỉ   việc khách muốn ăn cá theo cách nào là tùy. Nhưng có lẽ cái bát canh bánh đa thủ công của làng này nấu với cá và rau cải tươi , nóng hổi, ăn với mấy lát ớt chỉ thiên thì thi vị biết bao.Canh chẳng cần cái gia vị gì của công nghiệp pha tạp mà nó tự nhiên như từng dẻ hành tươi, ớt tươi , cải tươi và cả lát chanh tươi, vừa ăn, vừa húp sì sụp thì thật lòng mà chắc gì cái bát yến tiệc nào sánh bằng. Ăn xong, khách cũng sẽ được thưởng thức bát nước chè tươi sóng sánh, mà vị chát của nó hòa trong vị nước mưa thì “thôi rồi lượm ơi”, sao mà mát ruột và ấm áp hương quê đến thế, quả thực lúc này tôi nhìn thấy cái  lon cô- ca kia cũng đã thấy nó vô duyên và hẫng hụt nơi miền quê thuần Việt này.Đi du lịch là để ta tìm đến một miền đất lạ , ở đấy nó cho ta những cái nhìn thỏa thê về mắt với những cảnh quan ,kỳ thú , mong đợi.Và cũng chính ở đây ta sẽ được thưởng thức những món ăn mang đầy phong vị mà chỉ có ở nơi này mới có.Ở “Làng cò” Chi Lăng Nam của Thanh Miện không to tát ,hoành tráng như những khu đồi Mông-mac ở Pa-ris,hay những khu miệt vườn nơi đồng bằng Nam Bộ,hay những công viên hiện đại ở Singapor, nhưng chắc chắn những món ẩm thực là canh bánh đa cá rô, hay xôi trắng ăn với thịt gà   luộc  còn vàng óng mầu da, đặt trên mâm lá chuối ,tự tay thực khách được xé ra từng miếng thịt mà chấm với muối ớt chanh thì  thật đã rồi  còn uống rượu nút lá chuối đựng trong vò sành do các lão nông cất từ gạo cẩm hay nếp cái thì cũng có thể tự hào và sánh ngang với  bánh Piza của người Italy, bit tết của Pháp,lẩu nấm của Nhật và uyt-ki scotlen …chứ đâu đã dễ gì những món ăn quê kiểng ấy kém nơi xứ người.Ví là ví vậy thôi bởi tôi cũng hiểu rằng mọi sự so sánh đều là khập khiễng. “Làng cò” còn giản dị lắm.Vì những người nông dân nơi đây mới chỉ nhận ra rằng những con cò kia là của thiên nhiên, của trời đất,thì ra công ,bỏ sức mà giữ gìn cái Thiên nhiên ấy bởi trước tiên họ được hưởng ,vả lại người nông dân VN chưa thể hiểu hết cái giá trị thiên nhiên ấy theo con mắt của thương trường,của công nghệ dịch vụ  .Họ mới “chớm” vào cái gọi là Thăm quan , tiếp khách với sự giao tiếp đơn giản chứ đâu có tiền mà đầu tư, nâng cấp cho làng cò thêm đẹp ,thêm sang.Tôi nghĩ rằng muốn mở mang mảnh đất này thành khu sinh thái với du lịch Làng cò thì phải có sự đầu tư lớn với số kinh phí không nhỏ, và chỉ giao phó cho huyện thôi là không đủ sức.Tỉnh Hải Dương phải có một chiến lược thưc sự về Du lịch sinh thái, đừng chỉ có danh “Địa Linh Nhân Kiệt”  rồi thỏa mãn với cái thương hiệu Côn sơn,vải Thiều, bánh Đậu, bánh Gai, Chu Đậu..Ở Hải Dương đường xá đi lại rất thuận, hãy khôi phục những bờ ao, giếng nước,rồi những vùng có món ăn đặc sản như gà Mạnh Hoạch, bánh đa kẻ Sặt, rượu quê nếp cái nước chè tươi, nước vối,xôi nén giò chả… phải được đặt lên bàn tiệc của thực khách chứ đừng biến mình thành “”nô lệ” của Cô-ca, của Taiger, của chivat…Đấy là bản sắc chứ còn đi tìm ở đâu nữa?
 Trở lại Làng Cò này, tôi cứ suy tư mãi. Chiều nào cũng vậy từ phía xa mờ kia những cánh cò như từng tia chớp trắng vỗ vào màn sương bạc cùng bao nhiêu tiếng kêu chiu chíu lúc thấp lúc cao như tiếng hát của một dàn đồng ca lan rộng ra khoảng không nghe xao động cả một vùng quê lặng lẽ.Những cánh cò vẫy vẫy rồi lượn vài vòng rồi bỗng nhiên “hạ cánh”xuống khóm tre ẻo lả, vậy mà cò bíu vào đấy đung đưa , rung rinh   cành tre theo nhịp gió.
Ở trên cao nữa có những búi rơm rồi bỗng thò ra mấy cái mỏ hình chữ V của đàn cò con đang chờ cò mẹ về mớm thức ăn .Cái giọng cò kêu thật khó diễn tả, có tiếng kêu khi đục, khi trong, có tiếng kêu dài, nhưng cũng có tiếng kêu khiêm tốn đứt đoạn.Chỉ một lát thôi , trong chớp mắt, hàng trăm khóm tre đã trắng muốt bởi màu trắng của cò. Mầu xanh chìm vào sương bạc, mắt nhìn như lạc đi , không thể định vị cái đảo xanh kia hàng vạn cánh cò đậu xuống làm trắng phau như tuyết trắng trời Âu mùa đông giá.Du khách có thể tự chèo thuyền đi vòng đảo, chiêm ngưỡng , ngắm nhìn những bày cò trắng muốt ,có đôi cò đang như tình tự với nhau, giọng của chúng khàn khàn , thỉnh thoảng lại chíp chíp như trao những điều ân ái mà chỉ có chúng mới hiểu. Thế mới biết thiên nhiên là tự do và khoáng đạt, điều mà con người mong muốn ,phấn đấu để cũng có những sự tự do và khoáng đạt đến vô tình như vậy.cái làng cò nhỏ nhoi ấy đã bao nhiêu năm bị khuất lấp và him\nhf như bị quên lãng, thế nhưng cái gì đẹp và khêu gợi mà thiên nhiên ban tặng cho con người sẽ mãi tồn tại, tồn tại một cách đương nhiên, có điều là con người có tìm và nhìn ra nó và bảo vệ  trân trọng nó, phát huy nó trở thành báu vật phục vụ cho đời sống . Con người ở nơi này lại muốn tìm và khám phá cái đẹp của nơi khác, đấy chính là nhu cầu của sinh hoạt văn hóa trong đời sống xã hội mà bao đời nay vẫn tồn tại và phát triển.Trong quan hệ của thị trường hiện nay nếu ta nhìn bằng con mắt kinh doanh và kết hợp với văn hóa thì dù điều gì đó cũng có thể trở thành hấp dẫn đối với những người với thành phần có nhu cầu tìm kiếm.Nhưng ở làng tôi  sao bao đời nay vẫn cứ nghèo mãi , họ là thành phần “chân đất mắt toét” như ai đó gọi theo cách miệt thị, nhưng họ có cả cái thiên nhiên đẹp như mộng ấy mà vẫn chưa biết đưa vào : “Tầm ngắm”của những du khách thập phương, ấy là một dấu hỏi lớn.Phải chăng chưa có một mạnh thường quân, hay chưa có người có TẦM, có TÂM để khơi dạy cái tiềm năng ấy?Vâng quả vậy Du Lịch là một ngành kinh tế sạch,  có lẽ nó không đơn điệu như người ta tưởng. Và nó DỄ, và nó KHÓ ,nó khó vì ta chưa biết cách làm, nó dễ vì nó đã có tiền đề, nói như ngạn ngữ:mèo nhỏ bắt chuột nhỏ,thì dần dần sẽ có những kinh nghiệm hay. Chúng ta múa hát, chúng ta quảng bá,nhưng chớ vội vã và đừng “Đi tắt đón đầu” vì nghe hai chữ “Đi tắt” đã có cái gì gian dối , chộp dựt rồi,mà làm du lịch không bao giờ chộp dựt , gian dối.Một ngọn đồi Mông-Mác ở Paris chỉ có những thảm cỏ xanh mướt thôi mà sao ngày nào , năm nào cũng có hàng triệu lượt người đến đây chỉ để giang chân giang tay nằm ngửa mặt lên trời tìm thư giãn,đấy là một thứ du lịch Xanh, mà người ta chỉ cần một thú vui ..thư giãn,nhưng thư giãn cũng thu được ..tiền..và như thế người ta mới hiểu rằng: Làm Giầu không khó.Nhưng không khó mà ..khó. hãy bắt tay làm và tìm đến những bàn tay để bắt làm nên một vòng tay lớn…ngay ngày sinh lợi./.