Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

THƯ NGỎ CỦA NHÀ VĂN HÀ VĂN THÙY

Hà Văn Thùy
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010 7:47 PM

KÍNH GỬI:  - Ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm
                     - Ông Viện trưởng Viện ngôn ngữ học.
                     - Đồng kính gửi các nhà nghiên cứu Hán Nôm và Ngôn ngữ hoc Việt Nam.
Thưa quý vị,
Từ khi cắp sách đến trường, tôi được dạy: “Tiếng Việt có 70% mượn từ chữ Hán.” Gần suốt cuộc đời mình, tôi mang niềm tin học đường ấy. Cách đây không lâu, khi có tác giả công bố một số địa danh Việt cổ với chữ đầu là “Kẻ” ở vùng Phú Thọ thì bị ông Huệ Thiên phản bác, cho là tất cả những cái tên ấy đều của Trung Quốc, đều “made in China.” Từ nước Úc xa xôi, ông Nguyên Nguyên phát hiện: “Ngay cả những chữ tưởng như thuần Việt nhất như chữ viết, chữ bút cũng có gốc từ tiếng Hán!” Có lần Giáo sư Cao Xuân Hạo tâm sự: “Ông Vượng (Trần Quốc Vượng) nói với tôi: “Biết là Huệ Thiên nói bậy, nhưng không có cách nào phản bác ông ta được!” Vì vậy, cho tới hôm nay, con rồi cháu tôi vẫn đọc ở đâu đó để tin: tiếng nói của chúng vay muợn từ nước ngoài!
Do đi sâu nghiên cứu cội nguồn và văn hóa dân tộc nên tôi phát hiện ra khoảng ba, bốn vạn năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất  Trung Hoa. Muộn nhất là 12.000 năm trước, người Việt đã phát minh chữ tượng hình. Người Hoa Hạ, tổ tiên của người Hán chỉ ra đời khoảng 2600 năm TCN, do người Mông Cổ phương Bắc lai giống với người Bách Việt. Là con lai Việt, người Hoa Hạ học nghề nông cùng toàn bộ văn hóa, trong đó có tiếng nói và chữ viết của tổ tiên Bách Việt để xây dựng đất nước của các vương triều Hoàng Đế. Từ đó tôi viết tiểu luận “Tiếng Việt, chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán” công bố trên mạng, sau đó in vào các sách Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt và Hành trình tìm lại cội nguồn (Nxb Văn học 2007 và 2008). Từ năm 2006 khi bài báo được công bố, không thấy các nhà nghiên cứu phản ứng gì.
Rất may là đầu năm 2010, ông Đỗ Thành, người Việt gốc Triều Châu, định cư ở Sacramento Hoa Kỳ gửi cho tôi loạt bài khảo cứu: Phát hiện lại Việt nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lênh của Việt vương Câu Tiễn và  Nguồn gốc chữ Nôm.
1. Việt nhân ca là bài hát của người chèo thuyền đất Việt, xuất hiện 2800 năm trước, được dịch sang tiếng nước Sở rồi sau đó được Lưu Hướng thời Hán ghi trong sách Thuyết uyển, cách nay khoảng 2000 năm:
越人歌
今夕何夕兮,搴舟中流。                                                                           Kim tịch hà tịch hề?khiên chu trung lưu.
今日何日兮,得与王子同舟。                                                                     Kim nhật hà nhật hề?đắc dữ vương tử đồng chu!
蒙羞被好兮,不訾诟耻。                                                                                          Mông tu bị hảo hề, bất hiềm cấu sỉ.
心几烦而不绝兮,得知王子。                                                                                  Tâm kỉ phiền nhi bất tuyệt hề, đắc tri vương tử.
山有木兮木有枝 ,心悦君兮君不知!                                                                               Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi, tâm thuyết quân hề quân bất tri!
Và đây là bản dịch có thể được coi là chuẩn:
Việt nhân ca
Đêm nay đêm nào chừ, chèo thuyền giữa sông
Ngày này ngày nào chừ, cùng vương tử xuôi dòng.
Thẹn được chàng mến yêu chừ, nào chê phận thiếp long đong
Lòng rối ren mà chẳng dứt chừ, được gặp chàng vương tông                                        Non có cây chừ, cây có cành chừ; lòng yêu chàng chừ, chàng biết không?                             (Bản dịch Việt ngữ trên Diễn Đàn của Viện Việt Học)
Ông Đỗ Thành lược bỏ những chữ do người sau thêm vào, phục nguyên tiếng Việt cổ đa âm, bài ca có dạng:
    滥 兮 抃 -  草  滥 予                                                                                                    Lạm hề biện-thảo lạm dư                                                                                                      昌 枑 泽 - 予  昌 州  州  飠                                                                                         Xương hoàng trạch-dư xương châu châu thực                                                                   甚 州   焉  乎-秦   胥   胥                                                                                                   Thẩm châu yên hô-tần tư tư                                                                                                 缦   予   乎-昭  澶   秦  踰   渗   惿-随                                                                            Mạn dư hô-chiêu thìn tần du sâm đề-tùy.                                                                      ...河   湖。                                                                                                                                Hà Hồ.
Và ông chuyển trở lại dạng thơ lục bát:
Hò... ... hớ...                                                                                                                        Năm nầy bảo với năm xưa                                                                                         Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa                                                                         Sớm chiều em hận tương tư                                                                                                Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
Đây là bản văn xưa nhất chứng minh người Việt đã có thơ lục bát, một phát hiện làm thay đổi nhận thức từ trước về tiếng Việt.
2. “Duy giáp lệnh” được trích từ quyển thứ ba trong Việt tuyệt thư (gốc tiếng Việt là Việt chép), Ngô nội truyện. Sách do một số người ghi chép lại chuyện xảy ra ở Ngô và Việt thời Xuân Thu - Chiến Quốc, trong đó phần nhiều là do Ngũ Tử Tư viết, khoảng năm 484 TCN, trước Sử ký của Tư Mã Thiên nửa thiên niên kỷ. Cho đến ngày nay, “Duy giáp lệnh” được hiểu như sau:
        越絕書•吳内傳 維甲令
        維甲 修內矛  Duy giáp tu nội mao
方舟航 治須慮 phương châu hàng tu lự
*亟怒紛紛者,    cực nộ phân phân giả *
*士击高文者    sĩ kích cao văn giả **
習之于夷.  Tập chi vu di
宿之于萊. Túc chi vu lai
致之于單. Chí chi vu đan
*và **: lời của sử quan bị người sau đưa lẫn vào Lệnh.
Chuyên gia ngôn ngữ Trịnh Trương Thượng Phương, được coi là học giả hàng đầu thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc, giải nghĩa như sau:
维甲,修内矛(赤鸡稽繇)  =  连结好犀牛甲,快整修好枪矛刀剑!
Duy giáp, tu nội mao (xích kê kê chịu) = Liên kết cho xong ngưu giáp, mau chuẩn bị đao kiếm giáo mác!
 方舟航(买仪尘),治须虑     =  要想抬起头来航行,快整治战船                                     
Phương châu hàng (mại nghi trần), trị tu lự = Phải ngẩng đầu lên mà phóng thuyền, chuẩn bị chiến thuyền.
亟怒纷纷,士击高文   =     激起冲天怒火,勇士们坚定地迈步向前!                       
Cực nộ phân phân, sĩ kích cao văn = Kích khởi nộ hỏa xung thiên, các dũng sĩ hãy kiên định cất bước thẳng tiến!
     习之于夷        =     让勇士们在海上苦练,                                                                                 
Tập chi vu di        =    Hãy để dũng sĩ khổ luyện trên biển
       宿之于莱      =   让勇士们在野地宿营                                                                                    
Túc chi vu lai       =    Hãy để dũng sĩ ngủ ở dã ngoại
      致之于单      =    勇士们到前线致胜攻关!                                                                         
Chí chi Vu Đan     =      Hãy để các dũng sĩ đến tiền trận đến thắng công quan
Sau khi đối chiếu Hán Việt – Chữ Vuông/ cổ văn - Việt/ Mân Việt/ Triều Châu - tiếng Việt ngày nay, ông Đỗ Thành trình bày phục nguyên “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu Tiễn như sau:
Duy giáp tu nội mao   維  甲  修  內   矛  Tất (Túi) cả tu lại mau    à    Tất cả tụ lại mau
Phương châu hàng trị tu lự 方舟  航 治 須-慮  Phuấn hàng trị tự   à     Phóng hàng trật tự
Tập chi vu di              習  之  于-夷               Tập cho vu-hỏi      à     Tập cho giỏi
Túc chi vu lai              宿  之  于-萊              Sóc cho vu-láy       à     Sống cho vẻ
Chí chi vu đan              致  之  于-單            Chí cho vu-đan       à      Chết cho vang
Như vậy là khi trở về với cách đọc của người Việt, văn bản trở nên sáng nghĩa, dễ hiểu.
3. Từ rất nhiều so sánh ngôn ngữ học giữa chữ Hán quan thoại với cách đọc của những nhóm Việt Quảng Đông, Triều Châu và Việt Nam, đối chiếu với cách phiên âm của Thuyết văn giải tự đồng thời giải mã gíap cốt văn và kim văn, ông Đỗ Thành phát hiện chữ Việt cổ - mà ông gọi là chữ Nôm – được phát minh trước rồi sau này người Hoa dựa vào đó, cải tiến, thay đổi cách đọc, biến thành chữ của người Trung Quốc.
Những bài viết của ông Đỗ Thành tôi đã đưa lên vanchuongviet.org vào tháng 2 năm 2010, sau đó được phổ biến trên internet. Tôi cứ tưởng, một phát hiện “động trời” như thế sẽ được các nhà ngôn ngữ học và nghiên cứu Hán Nôm quan tâm. Nhưng thấy im lặng quá, tôi nghĩ là có lẽ do công bố trên mạng, không phải chính thống nên các học giả không chấp. Vì vậy tôi nhờ tạp chí Văn hóa Nghệ An in trong số 179 -25/8/2010.… Nhưng cho tới nay vẫn trong tình trạng im lặng đáng buồn!
Vì vậy, tôi viết thư ngỏ này thưa với các vị, đây là việc lớn, liên quan tới danh dự tổ tiên và văn hóa dân tộc cần được minh định. Phát hiện trên đúng hay sai, đề nghị các vị cho ý kiến chính thức. Nếu sai thì cần dẹp bỏ để tránh ngộ nhận, gây hoang mang trong dân chúng. Nếu đúng thì cần tiếng nói khẳng định giúp mọi người khỏi mơ hồ và con trẻ không phải học những điều ngớ ngẩn như lớp chúng tôi từng học “Tổ tiên chúng ta là người Goloa!” Tôi nghĩ rằng, khi chưa làm được việc này, chúng ta mang món nợ lớn với dân tộc.
                                                          Thành phố Hồ Chí minh, 10. 11. 2010  
                                                                                     Kính
                                                                         Nhà văn  Hà Văn Thùy

1.http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=11738&LOAIID=15&LOAIREF=5&TGID=2079
2.http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=12183&LOAIID=17&LOAIREF=5&TGID=2079
3.http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=12597&LOAIID=29&LOAIFID=5&TGID=2079