1. Đó cú người cho rằng : một kịch bản văn học cú hai đời sống của nú, một là đời sống văn tự - xột trờn phương diện văn bản viết. Thứ nữa là một đời sống của kịch bản đú được khẳng định trờn sn diễn qua lao động nghệ thuật của đạo diễn, diễn viờn cựng một số đối tỏc khỏc…
Tụi muốn bổ sung: những nhõn tố trờn, khụng thể thiếu vai trũ của người thẩm định, tiếp nhận - một sự tiếp nhận chủ động, sỏng tạo trờn cơ sở văn bản của tỏc phẩm và qua quỏ trỡnh thực thi sống động kịch bản ấy trờn sàn diễn nghệ thuật.
Từ một vấn đề hẹp về kịch bản nghệ thuật trờn, tụi muốn hướng tới vấn đề khỏi quỏt hơn: Những điều gỡ sẽ dẫn đến, sẽ xảy ra trong phản ứng của người tiếp nhận khi chuyển từ mó ngụn ngữ (đối tượng khỏch thể của một tỏc phẩm văn chương) sang mó hỡnh tượng (bao gồm cả yếu tố khỏch thể với yếu tố mang tớnh chủ quan của chủ thể tiếp nhận).
2. Quỏ trỡnh tiếp nhận tỏc phẩm văn học là quỏ trỡnh chuyển hoỏ từ những điều vốn cú – khỏch quan của tỏc phẩm sang sự thẩm định, đỏnh giỏ gắn với tớnh chủ quan vừa cảm tớnh vừa lớ tớnh của người tiếp nhận. Quỏ trỡnh này diễn ra phong phỳ, linh hoạt và phụ thuộc vào trỡnh độ tiếp cận và giải mó của người tiếp nhận. Tỏc phẩm vỡ thế mới thực sự như một sinh - thể - tinh - thần sống động. Sự tiếp nhận như vậy cũng đồng nghĩa, hoà hợp với quỏ trỡnh đồng sỏng tạo. Nghĩa là sự sỏng tạo của nhà văn được gặp gỡ và nõng lờn giỏ trị tỏc phẩm thụng qua chủ thể tiếp nhận.
Điều gỡ sẽ xảy ra từ mó ngụn ngữ sang mó hỡnh tượng?
Tụi muốn đề cập tới hai hướng trong sự xảy ra của người tiếp nhận: một là sự xảy ra trong khiếm khuyết, lệch lạc nờn trỏnh; hai là sự xảy ra theo chiều hướng đỳng đắn, khoa học và khỏch quan nhằm tạo một quy trỡnh hợp lớ, chủ động và sỏng tạo nơi người tiếp nhận khi đối diện với tỏc phẩm văn học nghệ thuật.
2.1 Điều lệch lạc dễ mắc phải của người tiếp nhận khỏ phổ biến là chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những biện phỏp tu từ trong sự vận dụng ngụn ngữ của tỏc phẩm. Như thế cũng cú nghĩa là mới chỉ dừng lại nhận biết kĩ xảo của ngụn từ, chỉ dừng ở “xỏc chữ” mà chưa giải mó được “hồn chữ” - một cỏch tỏch lỡa chữ nghĩa khỏi nguồn mạch núng hổi của tư duy và cảm xỳc.
Nhà thơ Chế Lan Viờn đó mó hoỏ con đường đi của thơ từ người thơ đến với người đọc: “Từ trang sỏch đến ngọn đốn; từ ngọn đốn đến mắt xanh người đọc: con đường thơ đi”.
Một dạng sai lệch trong tiếp nhận văn học nữa là chưa xuất phỏt từ gốc rễ, căn cốt của ngụn ngữ và hỡnh tượng mà vội vó săn lựng để ỏp đặt lờn nú những vấn đề, những ý tưởng to tỏt mang ý nghĩa xó hội. Chữ nghĩa vỡ thế bị khuụn định theo những mẫu mó sẵn cú. Lối suy diễn mang tỡnh xó hội học dung tục ấy chẳng những búp mộo văn chương mà thực chất cũn tạo ra nhận biết khụ hộo, lệch lạc về thứ ngụn ngữ tỏc phẩm vốn rất đa dạng, phong phỳ như chớnh cuộc sống vậy!
“Gà gỏy một lần đờm chửa tan
Chũm sao đưa nguyệt vượt lờn ngàn”
(Nhất khứ kờ đề dạ vị lan
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san)
Hai cõu thơ trờn trong bài “Giải đi sớm” của Hồ Chớ Minh, từng được suy diễn rất thụ thiển rằng bọn lớnh tưởng như “chũm sao” lau nhau đang tụn vầng trăng (nguyệt) Hồ Chớ Minh lờn đỉnh nỳi cao vời của mựa thu. Cỏi thụ đó lấn lướt cỏi tinh. Vụ hỡnh chung cỏch cảm nhận chớnh trị thụ thiển ấy đó làm mất đi hỡnh tượng thơ vừa kỡ vĩ vừa thơ mộng trong cảm quan tinh tế và ấm ỏp của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chớ Minh khi hướng tới thiờn nhiờn.
2.2 Từ mó ngụn ngữ sang mó hỡnh tượng với sự phản ứng của người tiếp nhận - hiểu theo nghĩa đớch thực, thoả đỏng của quỏ trỡnh này, được thể hiện qua những trạng thỏi sau đõy:
- Thao tỏc tiếp nhận chuyển thành thao tỏc bộc lộ. Nghĩa là người tiếp nhận từ chỗ khỏm phỏ được tỏc phẩm mà dường như cũn khỏm phỏ được những cung bậc tõm tư của chớnh mỡnh với buồn, vui, hờn, giận, yờu thương ….
- Mó ngụn ngữ mang “ thụng tin lụgớc” từ tỏc phẩm được chuyển hoỏ hỡnh tượng mang “thụng tin thẩm mĩ”. Điều này tạo nờn độ mở huyền diệu, hấp dẫn của một tỏc phẩm nghệ thuật với sự tham gia hữu hiệu của chủ thể tiếp nhận.
- Mức độ hiệu quả nơi người tiếp nhận lại mở tiếp ra khả năng nhập thõn vào cảnh, nhõn, sự, tỡnh từ nơi khỏch thể của tỏc phẩm.
- Tớnh năng động của chủ thể tiếp nhận đũi hỏi và khẳng định sự am tượng, lịch lóm trong sự hiểu biết liờn ngành, đa ngành của người tiếp nhận.
Trong những trạng thỏi trờn, tụi muốn đi sõu hơn vào trạng thỏi “thụng tin thẩm mĩ”. Bởi, theo tụi, trạng thỏi này mang và đũi hỏi rừ dấu ấn chủ quan, năng động của người tiếp nhận. Trạng thỏi “thụng tin thẩm mĩ” vỡ thế, dường như khụng cú điểm dừng bởi sự hoà hợp giữa tỡnh cảm và lớ trớ; giữa cảm tớnh và lớ tớnh giỳp cho người tiếp nhận khụng ngừng nõng cao và tự mở rộng cỏc trường thẩm mĩ của mỡnh. Tụi muốn thụng qua một số vớ dụ trong sự thẩm định văn chương mà chỉ ra một số dạng thức trong sự chuyển húa “thụng tin lụgớc” gắn với mó ngụn ngữ thành “thụng tin thẩm mĩ” gắn với mó hỡnh tượng.
*Sự cảm nhận ngôn ngữ trong mối tương quan đa chiều của tác phẩm văn học
Bài thơ “Cảnh khuya” (1948) của Hồ Chủ tịch trước hết là sự miêu tả và tạo dựng bức tranh ấn tượng về “cảnh khuya” ở rừng Việt Bắc trong niềm rung động say mê và tinh tế của nhà thơ cách mạng Hồ Chí Minh. Sự tương quan giữa từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ vừa lấp lánh những tín hiệu độc lập, vừa tương tác, giao hoà với nhau để tạo nên bức tranh sống động tổng thể về “cảnh khuya”.
“Cảnh khuya” gợi ra từ âm thanh bản chất của rừng trong đêm khuya tĩnh lặng – “tiếng suối trong”. Đồng thời, âm thanh của rừng núi còn được cộng hưởng với sự cảm nhận tươi tắn, lạc quan của tâm hồn thi nhân cách mạng qua lối so sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. “Cảnh khuya” tiếp tục mở ra trong không gian huyền ảo, nhiều tầng với sự hài hoà của ánh sáng (trăng), của hình khối (cổ thụ), của hình vẻ tươi tắn mà mơ mộng (bóng lồng hoa). Câu thơ tiếp theo vì thế mà mở ra không gian cảnh khuya thật gợi: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
Cũng từ bức tranh về “cảnh khuya” – gợi ra chủ yếu từ hai câu thơ đầu mà tạo nên mối tương quan bất ngờ và nhất quán với câu thơ kết mang tâm sự thật chân thành mà cao quý của nhà thơ: “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Từ cách cảm nhận vừa cụ thể vừa khái quát trong mối tương quan đa chiều ấy mà giúp ta nhận biết cảm xúc và tâm tình của nhà thơ - một tâm hồn vừa say đắm với thiên nhiên, vừa mang nặng nỗi ưu tư về vận mệnh đất nước, dân tộc.
Sự giải mã ngôn ngữ tác phẩm theo hướng trên giúp cho người tiếp nhận vừa thưởng thức được cái hay của ngôn ngữ, của hình tượng cụ thể, vừa nhận biết được vẻ đẹp tổng thể, trọn vẹn của toàn bộ tác phẩm. Chính điều ấy làm cho việc xác định tư tưởng chủ đề của tác phẩm mới thoả đáng và hoàn chỉnh.
* Khi tìm hiểu lôgíc của câu chuyện (nếu là tác phẩm tự sự) hoặc tìm hiểu lôgíc trong mạch cảm xúc tâm tình (nếu là tác phẩm trữ tình), người tiếp nhận còn nhận được thông tin thẩm mĩ trong tương quan hợp lí hai phương diện; đó là lôgíc khách quan của hiện thực và lôgíc thuộc về nội tâm của nhân vật.
Cảnh tượng Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cũng đồng thời tự cứu mình (tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài) được nhà văn miêu tả và khám phá qua diễn biến tâm trạng rất hấp dẫn, chân thực của bản thân hình tượng nhân vật; Mặt khác, lôgíc nội tâm ấy lại phù hợp và nhất quán với cảnh tượng đêm về khuya, vắng lặng, yên tĩnh. Trên cái nền hiện thực ấy, hình ảnh ngọn lửa (từ chỗ sáng lên bập bùng đến lúc tàn lụi nhường cho bóng tối) được Tô Hoài miêu tả, khắc hoạ như một thủ pháp nghệ thuật giàu kịch tính, lại cũng như một scene (cảnh) mang màu sắc điện ảnh.
Trong “Truyện Kiều”, khi miêu tả cảnh vườn Thuý tiêu điều, hoang vắng hiện dần ra theo bước chân và tâm trạng buồn bã của chàng Kim Trọng, Nguyễn Du viết thật hay, thật xúc động trong hai câu thơ:
“Cuối tường gai góc mọc đầy
Đi về này những lối này năm xưa”
Một chữ “này” được nói hai lần trong câu thơ vừa diễn tả những dấu vết quen thuộc thân yêu nơi Kim Kiều từng gặp gỡ, lại vừa là tiếng tâm tư ngổn ngang đau buồn của Kim Trọng khi con đường năm xưa như vẫn còn mang dấu tích của nàng Kiều – người tình rất đỗi yêu thương của Kim Trọng.
* “Thông tin thẩm mĩ” còn được mở ra, còn toả lan ngữ nghĩa và sức biểu cảm khi người tiếp nhận cảm nhận được cái thực và cái ảo; cái động và cái tĩnh; cái nhìn thấy và cái cảm thấy từ ngôn ngữ văn chương…
Trong bài thơ “Núi đôi” của Vũ Cao – một bài thơ tình đặc sắc, khi diễn tả cảnh “núi đôi” vẫn còn đó mà người yêu đã hi sinh, nhà thơ đã gợi ra xúc cảm thẩm mĩ đa chiều qua hai câu thơ:
“Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em”
Hai chữ “bỗng dưng” đã diễn tả thật hay sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên – từ cảnh nắng tàn (nắng lụi) sang cảnh nhạt nhoà (mờ bóng khói). Chưa biết, hai chữ thần tình “bỗng dưng” còn như thốt lên trạng thái hẫng hụt, đau đớn vì mất mát của chàng trai. Vì thế, những tiếng “mờ bóng khói” dường như còn nói được cảnh đang mờ đi trong mắt ướt xót đau của chàng trai mất bạn.
3- Sự phản ứng của người tiếp nhận trong sự giải mã ngôn ngữ văn chương sang mã hình tượng không thể mã hoá trong một vài công thức toán học lạnh lùng, khô cứng.
Cuộc sống vốn vô cùng phong phú. Sự sáng tạo của nhà văn cũng không có điểm dừng và càng không thể chấp nhận nhà văn (thơ) như “những người thợ khéo tay” (Nam Cao). Chính vì thế, sự đòi hỏi người tiếp nhận với yêu cầu của chủ thể tiếp nhận càng không thể dừng lại, thoả mãn. Tôi cảm nhận và đồng điệu với tâm sự của nhà thơ Trần Lê Văn:
“Thơ dài lời dài vẫn bất lực
Sao làm cầu nối tôi với đời
Có ai nghe thấy một tiếng vọng
Thì thả con thuyền sang với tôi”
(Tiếng vọng)