Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TRÒ CHUYÊN VỚI NHÀ THƠ NGUYỄN DUY CHINH VỀ “ NƠI MĂT TRỜI KHÔNG LẶN”

Trịnh Minh Châu
Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2024 9:17 AM



Tôi đọc đi, đọc lại tập thơ của anh nhiều lần để đồng cảm cùng anh trong quá trình chiến đấu, công tác và làm thơ.Năm nay anh đang ở tuổi 76, cái tuổi “ xưa nay hiếm”. Qua dấu mốc thời gian ghi lại trong tập thơ thì bài sớm nhất anh đã viết cách đây hơn 50 năm, chính xác là 52 năm.Qua đó biết được bài thơ đầu anh viết lúc 24 tuổi và có thể còn sớm hơn.Tôi có gặp anh, qua trò truyện biết cuộc đời anh cũng nhiều lận đận rủi ro. Học xong cấp ba anh thi đỗ đại học sư phạm nhưng vì lý do “lãng xẹt” anh không thể đến trường đại học. Thương anh, sau đó người thân đã giới thiệu cho đi học trường trung cao cơ điện. Học được hai năm thì lệnh tổng động viên, anh bỏ dở học hành lên đường vào Nam chiến đấu. Anh làm lính công binh, ở binh Trạm 39 trên đường Trường Sơn 8 năm, công việc là chiến đấu bảo vệ con đường huyết mạch khi đó đảm bảo cho người và hậu cần vào chiến trường giải phóng miền nam. Từ đó năng khiếu thơ bắt đầu bộc lộ. Qua thơ biết anh lăn lộn với chiều dài con đường từ tỉnh Quảng Bình đến vùng cực nam nước Lào. Đây là con đường tôi đã đi qua nên cũng khá hiểu mức độ gian khổ, ác liệt của những người lính phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.Đây là thế mạnh cũng chính là hạn chế cho cuộc sống thi ca. Mạnh là trực tiếp lăn lộn cùng mặt trận , giữa cái sống và cái chết để viết lên những vần thơ trung thực nhất tái hiện cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, hạn chế là không được giao lưu cùng văn giới để phát hành, tu sửa cho thơ… Nhưng như mọi người cầm bút vẫn nói ”văn chương không ai dạy được ai” anh Chinh nhỉ. Thời đó có người vào chiến trường để viết văn, làm thơ, họ là những người được đào tạo để viết văn như Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật họ đã để lại những trang thơ có thể gọi là bất hủ. Nhưng có những người đi chiến đấu rồi năng khiếu khiến họ thành những nhà thơ lớn có những bài thơ bất hủ như Nguyên Duy, Nguyễn Đức Mậu…

Tôi quen biết anh đã lâu, trong những lần ban thơ họp mặt. Có bắt tay, chào hỏi nhau nhưng không hỏi han, trò truyện. Anh đã tăng tôi tập thơ VIẾT VÀO KHOẢNG TRÔNG. Lần này anh tặng tôi tập thơ NƠI MẶT TRỜI KHÔNG LẶN, có đề là thơ tuyển chọn. Tập thơ dày dặn chia làm 3 phần , phần thơ viết về chiến tranh, phần viết về cuộc sống đời thường và phần viết về thiền hơi màu sắc tâm linh.

Tập NƠI MẶT TRỜI KHÔNG LẶN được anh tuyển chọn từ 6 tập thơ đã in trước đây. Khi nhận tập thơ anh tặng tôi nghĩ anh tự tôn thơ minh là hào quang, là ánh sáng không bao giờ tăt. Nhưng khi đọc cả tập tôi biết không phải thế, đây chỉ là bài thơ anh viết cho thời chiến tranh, nhưng có lẽ cũng là bài anh tâm đắc gửi gắm:

…Ngơ ngẩn một lần trai

Quần áo ướt thơm lẫn mùi con gái

Đêm về

Sốt rét

Còn mơ…(Nơi mặt trời không lặn). Thế đấy chiến tranh tàn khốc nhưng tình yêu vẫn mãnh liệt, nó vượt lên trên cái chết để tồn tại. cũng hình ảnh người linh có được tình yêu trong hoàn cảnh chiến tranh nhà thơ Đỗ Trung Lai có hai câu thơ rất thật và rất hay “ tình đã trao nhau êm đêm/ Mà vẫn mắt nhìn bối rối”. Còn Nguyễn Duy Chinh lại diễn đạt khác, nhưng dù diễn đạt thế nào thì người đọc cũng thấy thương cảm và vuợt qua nỗi ám ảnh trần tục

Không biết những người lính làm nên chiến thắng ngày 30-4-1975 ai còn ai mất, những ai đọc được những câu thơ này? Chắc đọc những câu thơ này họ sẽ gặp lại hình ảnh của mình trong chiến tranh, thoát được đạn bom ác liệt lại gặp những cơn sốt rét, thậm chí sốt rét ác tính đã cướp đi rất nhiều người con ưu tú của dân tộc này.

…Lọc cọc xe thồ cười vang dốc khỉ

Nắng sém câu hò Thanh Hóa

Mưa ướt câu quan họ mở đường

Khúc hát nào san lấp hết hố bom…(Nơi mặt trời không lặn)

Hình ảnh đoàn dân công hỏa tuyên tải vũ khí,phương tiện chiến đấu cho bộ đội ngoài chiến trường không chỉ có ở thời chiến dịch Điện Biên Phủ. Những người thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn (mà ta đã gặp trong thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật, trong chuyên ngắn của Lê Minh Khuê) dưới bom đạn đào lên cày nát con đường, biết bao người con gái trinh nguyên đã ngã xuông cho huyết mạch giao thông không ngừng, không nghỉ.Cộng hưởng với đạn bom kẻ thù là thời tiết quá khắc nghiệt nơi cửa ngõ Trường Sơn, nơi địa danh chắc nhiều người lính không quên như Làng Ho, Cổng Trời, Dốc Khỉ… Nếu vô tình vô cảm ta sẽ không cảm nhận được điều đó.

…Chớp chiều đường chín

Máu đỏ sông Ba Lòng

………………………

Tả tơi cõng bạn xuyên rừng…(Nơi mặt trời không lặn). Dù là hình ảnh này không hiếm gặp trong văn thơ viết về chiến tranh, nhưng khi đọc những câu thơ này ta không thể không trầm lặng suy tư. Người đã trải qua thấy mình may mắn sống sót và xót thương cho đồng đội đã ngã xuông khi chiến trường khốc liệt. Đây có thể nhà thơ Nguyên Duy Chinh muôn nhắc nhở hâu thế không được quên cái nguyên cớ của cuộc sống phồn hoa hôm nay. Và đây cũng chính là nơi mặt trời không lặn.Nơi mặt trời không lăn là bài thơ dài được tác giả viết và hoàn thành trên 35 năm, từ 1971 đến 2006. Mặc dù tác giả cố gắng xắp đặt nhưng vẫn lộ ra sự chắp nối dễ phát hiện. tuy thế nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận lại một vùng đất, một thời kỳ chiến tranh khốc liệt không thể quên và không được quên.

Phần thơ viết về chiến tranh có nhiều bài khá hay, có ngôn từ thanh thóat, cấu tứ khúc triết như NHẬT KÝ SÂN GA

…Những người lính

Chưa vợ

Chưa yêu

………..

Sốt ruột

Chuyện chiến trường

…………………….

Người được yêu

Cũng tất bật vội vàng

Mấy đứa tôi

không phòng

Đôi mắt cứ lang thang ./.

9 - 1973

Bài thơ câu từ dung dị ghi lại xinh động khi những người lính ở sân ga chờ tàu để lên đường ra trận. Người thì vấn vít với người yêu, người bịn rịn chia tay vợ trẻ… nhưng nổi bật là các chàng lính trè mang tơ chưa có người yêu hay là chưa biết yêu cứ vô tư nhìn chỗ này ngắm chỗ kia như không có gì xảy ra và họ sốt ruột chuyện chiến trường. Nên nhớ đó là năm 1973, năm ta và Mỹ ký hiệp định Pari để đình chiến. Ai ở chiến trường lúc đó mới biết không ngừng bom đạn, vì thế cuộc chiến tranh mới kết thuc bằng tổng tấn công và kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nói thế để thấy chiến trường vẫn ác liệt, nhưng những lính trẻ này thật vô tư trong trắng trước lúc ra chiến trường máu lửa và như đã nắm phần chiến thắng cuối cùng. Phải chăng đây là bản lĩnh của một dân tộc đã trải ngàn năm chinh chiến và thường chiến thắng. Viết về chia tay trong chiến tranh thì có nhiều như nhà thơ Nam Hà có bài CHÚNG CON CHIẾN ĐẤU CHO NGƯỜI SỐNG MÃI VIỆT NAM ƠI có câu “ khi chia tay không hề rơi nước mắt/ Nước mắt chỉ để giành cho ngày gặp mặt”, Nhà thơ Nguyễn Mỹ có bài CUỘC CIA LI MÀU ĐỎ. “ không che được nước mắt cô đã chảy/ những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời…Như chưa hề có cuộc chia li” Mỗi ngườ có cách hành văn, diễn đạt khác nhau nhưng đều có một điểm chung là vững tin vào chiến thăng. Nguyễn Duy Chinh không suất sắc, không bất hủ nhưng đã góp vào dòng văn học chống Mỹ một bài thơ đáng để cho người trước, người sau đọc một cách trân trọng.

Các bài thơ: Viết vào khoảng trông, Có một mùa mưa, Tây nguyên, Nhớ người bạn Pha Thét Lào…cho người đọc thấy chiến trường gian khổ, gian lao, đạn bom, máu lửa hi sinh. Nếu như nói nhà văn, nhà thơ là thư ký của thời đại thì nhà thơ Nguyên Duy chinh đã làm được việc ấy trong chiến tranh chống Mỹ thống nhất đất nước.

Chiến tranh đã đi qua, đến lúc về với đời thường, đối mặt với cuộc sống cơm áo gạo tiền… thơ Nguyên Duy Chinh bắt đầu trăn trở, suy tư và tâm trạng. Đây là điều tất yếu khi đất nước đi qua chiến tranh để bước vào thời kỳ xây dựng cuộc sống mới.Trận đánh với cơm áo quả là đầy gian nan. Xã hội chuyển mình thì cảm xúc nhà thơ cũng hòa đồng hòa nhập với cuộc sống hay cách nói khác là đẫm mình với cuộc sống:

TIẾNG CHIM QUA LỖ THỦNG


Đừng nhìn ta bằng ánh mắt nghèo

Đừng tìm ta buổi sáng

Ta không ở chung cư

Không thuê nhà tạm

Nhà mái trùm ấm cả mùa đông


Lội chưa hết đường tuổi đã hoa râm

Ngược xuôi tiếng cười bè bạn

Cháu ngửa mặt bi bô: nhà ông thủng

Trăng sao rơi xuống đầy nhà


Phút lặng thầm cũng chen lẫn hương hoa

Khoảng sân nhỏ gió lùa như đồng bãi

Nét mực bay đi, câu thơ nào ở lại

Chợt tiếng chim thánh thót qua lỗ thủng nhà ta.

Bài thơ thật nhuốm màu Đỗ Phủ. Nhưng Đỗ Phủ ước cho mình có căn nhà đẹp và ước làm cho nhiều người có nhà đẹp, một ước mơ đầy tính nhân văn. Còn nhà thơ của chúng ta Nguyễn Duy Chinh trong hoàn cảnh của mình căn nhà bỗng biến thành thiên đường với trăng sao đầy nhà chen lẫn hương hoa và tiếng chim thánh thót. Chỉ có nhà thơ mới giàu xúc cảm giàu sức tưởng tượng lãng mạn đến thế.

Khó khăn rồi cũng qua đi. Khi căn nhà đẫ khang trang giữa phố, ông thường theo đoàn sư sãi nhà chùa đi làm từ thiện nhiều nơi. Một lần đến chợ Đồng Tâm ông gặp hình ảnh mẹ mình từ gần 70 năm trước:

…Con đã đến ngã ba Đồng Tâm

Nơi ngày xưa mẹ xuôi ngược kiếm tiền

……………………………………………

Con chẳng nhớ mấy mùa mẹ đã lên đây

Chập chờn đêm mấy mùa ngủ chợ

Chồn chân vượt qua ngày khốn khó (chợ Đồng Tâm)


Nếu chỉ đọc lướt qua câu thơ cũng không có gì ngoài việc người con thương mẹ vượt khó khăn buôn bán kiếm tiền hay là mưu sinh. Nhưng ngẫm ra mới thấy, từ Xã Vạn Hà bên bờ sông Chu quê ông muốn đến chợ Đông Tâm huyện Bá Thước xa cả trăm cây số. Nếu đi đường bộ thời đó chỉ có 20 cây số đường đồng bằng, tiếp theo quảng đường còn lại là đường rừng heo hút, hai bên rậm rạp âm u bản làng thưa thớt. Đi đường thủy phải xuôi đò sông Chu đến ngã Ba Bông rồi ngược lên sông Mã thác ghềnh nhiều ngày mới đến chợ Đồng Tâm nơi vùng cao hẻo lánh. Đêm đến màn trời chiếu đất cùng hàng hóa ngủ chợ chờ bán hàng …thật là gian khó thật là nguy hiểm của một thưở xa xăm, đằng sau câu thơ là cuộc đời như vậy nên tác giả viết tiếp

…Chúng con cứ vô tư lớn lên

Bằng những giọt mồ hôi và nước mắt của mẹ

Rơi xuống đất này

Ướt đẫm chợ Đồng Tâm. (Chợ Đồng Tâm), những câu thơ đọc lên ta bỗng nhớ mẹ mình một thời xa ngái. Cuộc sống cứ đi theo chiều của nó, đến lúc cuộc đời đã sang trang mới vì thế nhà thơ cất lên từ trong lòng những vần thơ tươi mới cho mình và cho cuộc sống đang lên

…Khi mùa thu vừa gần vưa xa

Trải nắng vàng quyến rủ

…………………………….

Khi ta chẳng còn gì phải lo

Cái nỗi lo muôn đời nhân thế

………………………………

Thơ viết sáng nay

Mùa xưa vừa trở lại

Ngập ngừng đợi em về

Gọi mùa gom lại bốn mươi năm.

Đọc xong ta thấy nhẹ lòng cùng tác giả, có lẽ người đã bước đến cái ngưỡng của cuộc đời thanh thản.

Trong thơ Nguyên Duy Chinh ta còn gặp nhiều bài viết về lịch sử và tác giả muốn lý giải theo chính kiến cua mình như CHUA TRỊNH, HOA LAU TRÊN ĐỈNH NÚI NGÀN NƯA…Nhưng có lẽ tác giả chưa đủ thời gian và vốn sống để đạt đến cái triết lý nhân sinh. Vê sau khi tuổi xế chiều, sau những bươn trải cuộc đời từ trong chiến tranh đến những tháng năm lo toan cơm áo …tác giả đến với suy ngẫm tâm linh.

GIAO MÙA

Ta không được

Và người cũng chẳng mất

Còn nguyên tất cả đấy thôi.


Dẫu nhiều lần ta đi ngược

Nhiều lần người về xuôi

Giờ ngoảnh lại, vẫn vẹn nguyên như cũ (1)


Trời còn mưa bay

Đời sông còn chảy

Được, mất kết thành lóng lánh những phù sa (2).

Đêm giao mùa

Lặng im nghe

Có kẻ đầu thai vào những lời thì thầm từ cỏ (3).

13-7-2022

Ít dòng ngắn ngủi mà tâm trạng ưu tư, nén dồn trắc ẩn, tác giả phải ba lần dùng lời giải thích ngôn từ từ khái niệm tâm linh phật pháp. Đọc xong ta bỗng nhận ra chàng lính trẻ vô tư chờ tàu ra chiến trường khói lửa đạn bom, người thợ cơ điện với tay nghề bậc sáu bươn trải dọc ngang một thời kiếm sống đã tóc bạc nhưng không phải “ người lính già đầu bạc kể mãi chuyện nguyên phong” mà đang ngồi lặng lẽ buông bỏ được thua trần thế hướng về cõi tâm linh cực lạc.

Và còn nữa :

……Biết ngai vàng chỉ là nơi nghỉ tạm

Trên muôn dân chưa thể gọi vĩnh hằng

Chốn hư không mới là nơi mãi mãi…

YÊN TỬ NGÀY GIỖ TỔ.

……Đau – không đau chuyện sân đình

Dở hay rồi cũng trở thành phù du…

CÁI ĐAU VÀ CÁI BIẾT. Cứ thế nhà thơ của chúng ta đã trở thành phật tử mất rồi. Nhưng muốn làm phật tử hướng về cõi phật là phải buông bỏ, phải li khai phàm tục, trãnh xa trần thế thế nhưng nhà thơ vẫn viết và còn đang viết cho đến hôm nay.

Gấp tập thơ lại ngẫm ngơi nhận ra Nguyễn Duy Chinh là một nhà thơ đích thực, nhất là thơ ông viết về chiến trận. Ông không khoáng đạt, rí rỏm, hóm hỉnh được như Phạm Tiến Duật, nhưng ông xứng đáng được lăng xê giới thiệu như các nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Huy Nhuận, Vũ Đình Văn một thời báo chí hết lời ca ngợi. Gần 60 năm làm thơ Nguyên Duy Chinh đã có 6 bài đăng trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và có 3 tập thơ được nhận giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông. Đó là những ghi nhận xứng đáng. Chỉ tiếc với tuổi tác ông không vượt được cái qui định oái ăm để có nhãn mác cao hơn Nhưng thôi, dù sao thơ ông cũng đã vượt lên các “nhà thơ” trong các hội này, hội nọ ắp đầy hôm nay./.

Tháng 9 năm 2024

Trịnh Minh Châu

Tôi đọc đi, đọc lại tập thơ của anh nhiều lần để đồng cảm cùng anh trong quá trình chiến đấu, công tác và làm thơ.Năm nay anh đang ở tuổi 76, cái tuổi “ xưa nay hiếm”. Qua dấu mốc thời gian ghi lại trong tập thơ thì bài sớm nhất anh đã viết cách đây hơn 50 năm, chính xác là 52 năm.Qua đó biết được bài thơ đầu anh viết lúc 24 tuổi và có thể còn sớm hơn.Tôi có gặp anh, qua trò truyện biết cuộc đời anh cũng nhiều lận đận rủi ro. Học xong cấp ba anh thi đỗ đại học sư phạm nhưng vì lý do “lãng xẹt” anh không thể đến trường đại học. Thương anh, sau đó người thân đã giới thiệu cho đi học trường trung cao cơ điện. Học được hai năm thì lệnh tổng động viên, anh bỏ dở học hành lên đường vào Nam chiến đấu. Anh làm lính công binh, ở binh Trạm 39 trên đường Trường Sơn 8 năm, công việc là chiến đấu bảo vệ con đường huyết mạch khi đó đảm bảo cho người và hậu cần vào chiến trường giải phóng miền nam. Từ đó năng khiếu thơ bắt đầu bộc lộ. Qua thơ biết anh lăn lộn với chiều dài con đường từ tỉnh Quảng Bình đến vùng cực nam nước Lào. Đây là con đường tôi đã đi qua nên cũng khá hiểu mức độ gian khổ, ác liệt của những người lính phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.Đây là thế mạnh cũng chính là hạn chế cho cuộc sống thi ca. Mạnh là trực tiếp lăn lộn cùng mặt trận , giữa cái sống và cái chết để viết lên những vần thơ trung thực nhất tái hiện cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, hạn chế là không được giao lưu cùng văn giới để phát hành, tu sửa cho thơ… Nhưng như mọi người cầm bút vẫn nói ”văn chương không ai dạy được ai” anh Chinh nhỉ. Thời đó có người vào chiến trường để viết văn, làm thơ, họ là những người được đào tạo để viết văn như Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật họ đã để lại những trang thơ có thể gọi là bất hủ. Nhưng có những người đi chiến đấu rồi năng khiếu khiến họ thành những nhà thơ lớn có những bài thơ bất hủ như Nguyên Duy, Nguyễn Đức Mậu…

Tôi quen biết anh đã lâu, trong những lần ban thơ họp mặt. Có bắt tay, chào hỏi nhau nhưng không hỏi han, trò truyện. Anh đã tăng tôi tập thơ VIẾT VÀO KHOẢNG TRÔNG. Lần này anh tặng tôi tập thơ NƠI MẶT TRỜI KHÔNG LẶN, có đề là thơ tuyển chọn. Tập thơ dày dặn chia làm 3 phần , phần thơ viết về chiến tranh, phần viết về cuộc sống đời thường và phần viết về thiền hơi màu sắc tâm linh.

Tập NƠI MẶT TRỜI KHÔNG LẶN được anh tuyển chọn từ 6 tập thơ đã in trước đây. Khi nhận tập thơ anh tặng tôi nghĩ anh tự tôn thơ minh là hào quang, là ánh sáng không bao giờ tăt. Nhưng khi đọc cả tập tôi biết không phải thế, đây chỉ là bài thơ anh viết cho thời chiến tranh, nhưng có lẽ cũng là bài anh tâm đắc gửi gắm:

…Ngơ ngẩn một lần trai

Quần áo ướt thơm lẫn mùi con gái

Đêm về

Sốt rét

Còn mơ…(Nơi mặt trời không lặn). Thế đấy chiến tranh tàn khốc nhưng tình yêu vẫn mãnh liệt, nó vượt lên trên cái chết để tồn tại. cũng hình ảnh người linh có được tình yêu trong hoàn cảnh chiến tranh nhà thơ Đỗ Trung Lai có hai câu thơ rất thật và rất hay “ tình đã trao nhau êm đêm/ Mà vẫn mắt nhìn bối rối”. Còn Nguyễn Duy Chinh lại diễn đạt khác, nhưng dù diễn đạt thế nào thì người đọc cũng thấy thương cảm và vuợt qua nỗi ám ảnh trần tục

Không biết những người lính làm nên chiến thắng ngày 30-4-1975 ai còn ai mất, những ai đọc được những câu thơ này? Chắc đọc những câu thơ này họ sẽ gặp lại hình ảnh của mình trong chiến tranh, thoát được đạn bom ác liệt lại gặp những cơn sốt rét, thậm chí sốt rét ác tính đã cướp đi rất nhiều người con ưu tú của dân tộc này.

…Lọc cọc xe thồ cười vang dốc khỉ

Nắng sém câu hò Thanh Hóa

Mưa ướt câu quan họ mở đường

Khúc hát nào san lấp hết hố bom…(Nơi mặt trời không lặn)

Hình ảnh đoàn dân công hỏa tuyên tải vũ khí,phương tiện chiến đấu cho bộ đội ngoài chiến trường không chỉ có ở thời chiến dịch Điện Biên Phủ. Những người thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn (mà ta đã gặp trong thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật, trong chuyên ngắn của Lê Minh Khuê) dưới bom đạn đào lên cày nát con đường, biết bao người con gái trinh nguyên đã ngã xuông cho huyết mạch giao thông không ngừng, không nghỉ.Cộng hưởng với đạn bom kẻ thù là thời tiết quá khắc nghiệt nơi cửa ngõ Trường Sơn, nơi địa danh chắc nhiều người lính không quên như Làng Ho, Cổng Trời, Dốc Khỉ… Nếu vô tình vô cảm ta sẽ không cảm nhận được điều đó.

…Chớp chiều đường chín

Máu đỏ sông Ba Lòng

………………………

Tả tơi cõng bạn xuyên rừng…(Nơi mặt trời không lặn). Dù là hình ảnh này không hiếm gặp trong văn thơ viết về chiến tranh, nhưng khi đọc những câu thơ này ta không thể không trầm lặng suy tư. Người đã trải qua thấy mình may mắn sống sót và xót thương cho đồng đội đã ngã xuông khi chiến trường khốc liệt. Đây có thể nhà thơ Nguyên Duy Chinh muôn nhắc nhở hâu thế không được quên cái nguyên cớ của cuộc sống phồn hoa hôm nay. Và đây cũng chính là nơi mặt trời không lặn.Nơi mặt trời không lăn là bài thơ dài được tác giả viết và hoàn thành trên 35 năm, từ 1971 đến 2006. Mặc dù tác giả cố gắng xắp đặt nhưng vẫn lộ ra sự chắp nối dễ phát hiện. tuy thế nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận lại một vùng đất, một thời kỳ chiến tranh khốc liệt không thể quên và không được quên.

Phần thơ viết về chiến tranh có nhiều bài khá hay, có ngôn từ thanh thóat, cấu tứ khúc triết như NHẬT KÝ SÂN GA

…Những người lính

Chưa vợ

Chưa yêu

………..

Sốt ruột

Chuyện chiến trường

…………………….

Người được yêu

Cũng tất bật vội vàng

Mấy đứa tôi

không phòng

Đôi mắt cứ lang thang ./.

9 - 1973

Bài thơ câu từ dung dị ghi lại xinh động khi những người lính ở sân ga chờ tàu để lên đường ra trận. Người thì vấn vít với người yêu, người bịn rịn chia tay vợ trẻ… nhưng nổi bật là các chàng lính trè mang tơ chưa có người yêu hay là chưa biết yêu cứ vô tư nhìn chỗ này ngắm chỗ kia như không có gì xảy ra và họ sốt ruột chuyện chiến trường. Nên nhớ đó là năm 1973, năm ta và Mỹ ký hiệp định Pari để đình chiến. Ai ở chiến trường lúc đó mới biết không ngừng bom đạn, vì thế cuộc chiến tranh mới kết thuc bằng tổng tấn công và kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nói thế để thấy chiến trường vẫn ác liệt, nhưng những lính trẻ này thật vô tư trong trắng trước lúc ra chiến trường máu lửa và như đã nắm phần chiến thắng cuối cùng. Phải chăng đây là bản lĩnh của một dân tộc đã trải ngàn năm chinh chiến và thường chiến thắng. Viết về chia tay trong chiến tranh thì có nhiều như nhà thơ Nam Hà có bài CHÚNG CON CHIẾN ĐẤU CHO NGƯỜI SỐNG MÃI VIỆT NAM ƠI có câu “ khi chia tay không hề rơi nước mắt/ Nước mắt chỉ để giành cho ngày gặp mặt”, Nhà thơ Nguyễn Mỹ có bài CUỘC CIA LI MÀU ĐỎ. “ không che được nước mắt cô đã chảy/ những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời…Như chưa hề có cuộc chia li” Mỗi ngườ có cách hành văn, diễn đạt khác nhau nhưng đều có một điểm chung là vững tin vào chiến thăng. Nguyễn Duy Chinh không suất sắc, không bất hủ nhưng đã góp vào dòng văn học chống Mỹ một bài thơ đáng để cho người trước, người sau đọc một cách trân trọng.

Các bài thơ: Viết vào khoảng trông, Có một mùa mưa, Tây nguyên, Nhớ người bạn Pha Thét Lào…cho người đọc thấy chiến trường gian khổ, gian lao, đạn bom, máu lửa hi sinh. Nếu như nói nhà văn, nhà thơ là thư ký của thời đại thì nhà thơ Nguyên Duy chinh đã làm được việc ấy trong chiến tranh chống Mỹ thống nhất đất nước.

Chiến tranh đã đi qua, đến lúc về với đời thường, đối mặt với cuộc sống cơm áo gạo tiền… thơ Nguyên Duy Chinh bắt đầu trăn trở, suy tư và tâm trạng. Đây là điều tất yếu khi đất nước đi qua chiến tranh để bước vào thời kỳ xây dựng cuộc sống mới.Trận đánh với cơm áo quả là đầy gian nan. Xã hội chuyển mình thì cảm xúc nhà thơ cũng hòa đồng hòa nhập với cuộc sống hay cách nói khác là đẫm mình với cuộc sống:

TIẾNG CHIM QUA LỖ THỦNG


Đừng nhìn ta bằng ánh mắt nghèo

Đừng tìm ta buổi sáng

Ta không ở chung cư

Không thuê nhà tạm

Nhà mái trùm ấm cả mùa đông


Lội chưa hết đường tuổi đã hoa râm

Ngược xuôi tiếng cười bè bạn

Cháu ngửa mặt bi bô: nhà ông thủng

Trăng sao rơi xuống đầy nhà


Phút lặng thầm cũng chen lẫn hương hoa

Khoảng sân nhỏ gió lùa như đồng bãi

Nét mực bay đi, câu thơ nào ở lại

Chợt tiếng chim thánh thót qua lỗ thủng nhà ta.

Bài thơ thật nhuốm màu Đỗ Phủ. Nhưng Đỗ Phủ ước cho mình có căn nhà đẹp và ước làm cho nhiều người có nhà đẹp, một ước mơ đầy tính nhân văn. Còn nhà thơ của chúng ta Nguyễn Duy Chinh trong hoàn cảnh của mình căn nhà bỗng biến thành thiên đường với trăng sao đầy nhà chen lẫn hương hoa và tiếng chim thánh thót. Chỉ có nhà thơ mới giàu xúc cảm giàu sức tưởng tượng lãng mạn đến thế.

Khó khăn rồi cũng qua đi. Khi căn nhà đẫ khang trang giữa phố, ông thường theo đoàn sư sãi nhà chùa đi làm từ thiện nhiều nơi. Một lần đến chợ Đồng Tâm ông gặp hình ảnh mẹ mình từ gần 70 năm trước:

…Con đã đến ngã ba Đồng Tâm

Nơi ngày xưa mẹ xuôi ngược kiếm tiền

……………………………………………

Con chẳng nhớ mấy mùa mẹ đã lên đây

Chập chờn đêm mấy mùa ngủ chợ

Chồn chân vượt qua ngày khốn khó (chợ Đồng Tâm)


Nếu chỉ đọc lướt qua câu thơ cũng không có gì ngoài việc người con thương mẹ vượt khó khăn buôn bán kiếm tiền hay là mưu sinh. Nhưng ngẫm ra mới thấy, từ Xã Vạn Hà bên bờ sông Chu quê ông muốn đến chợ Đông Tâm huyện Bá Thước xa cả trăm cây số. Nếu đi đường bộ thời đó chỉ có 20 cây số đường đồng bằng, tiếp theo quảng đường còn lại là đường rừng heo hút, hai bên rậm rạp âm u bản làng thưa thớt. Đi đường thủy phải xuôi đò sông Chu đến ngã Ba Bông rồi ngược lên sông Mã thác ghềnh nhiều ngày mới đến chợ Đồng Tâm nơi vùng cao hẻo lánh. Đêm đến màn trời chiếu đất cùng hàng hóa ngủ chợ chờ bán hàng …thật là gian khó thật là nguy hiểm của một thưở xa xăm, đằng sau câu thơ là cuộc đời như vậy nên tác giả viết tiếp

…Chúng con cứ vô tư lớn lên

Bằng những giọt mồ hôi và nước mắt của mẹ

Rơi xuống đất này

Ướt đẫm chợ Đồng Tâm. (Chợ Đồng Tâm), những câu thơ đọc lên ta bỗng nhớ mẹ mình một thời xa ngái. Cuộc sống cứ đi theo chiều của nó, đến lúc cuộc đời đã sang trang mới vì thế nhà thơ cất lên từ trong lòng những vần thơ tươi mới cho mình và cho cuộc sống đang lên

…Khi mùa thu vừa gần vưa xa

Trải nắng vàng quyến rủ

…………………………….

Khi ta chẳng còn gì phải lo

Cái nỗi lo muôn đời nhân thế

………………………………

Thơ viết sáng nay

Mùa xưa vừa trở lại

Ngập ngừng đợi em về

Gọi mùa gom lại bốn mươi năm.

Đọc xong ta thấy nhẹ lòng cùng tác giả, có lẽ người đã bước đến cái ngưỡng của cuộc đời thanh thản.

Trong thơ Nguyên Duy Chinh ta còn gặp nhiều bài viết về lịch sử và tác giả muốn lý giải theo chính kiến cua mình như CHUA TRỊNH, HOA LAU TRÊN ĐỈNH NÚI NGÀN NƯA…Nhưng có lẽ tác giả chưa đủ thời gian và vốn sống để đạt đến cái triết lý nhân sinh. Vê sau khi tuổi xế chiều, sau những bươn trải cuộc đời từ trong chiến tranh đến những tháng năm lo toan cơm áo …tác giả đến với suy ngẫm tâm linh.

GIAO MÙA

Ta không được

Và người cũng chẳng mất

Còn nguyên tất cả đấy thôi.


Dẫu nhiều lần ta đi ngược

Nhiều lần người về xuôi

Giờ ngoảnh lại, vẫn vẹn nguyên như cũ (1)


Trời còn mưa bay

Đời sông còn chảy

Được, mất kết thành lóng lánh những phù sa (2).

Đêm giao mùa

Lặng im nghe

Có kẻ đầu thai vào những lời thì thầm từ cỏ (3).

13-7-2022

Ít dòng ngắn ngủi mà tâm trạng ưu tư, nén dồn trắc ẩn, tác giả phải ba lần dùng lời giải thích ngôn từ từ khái niệm tâm linh phật pháp. Đọc xong ta bỗng nhận ra chàng lính trẻ vô tư chờ tàu ra chiến trường khói lửa đạn bom, người thợ cơ điện với tay nghề bậc sáu bươn trải dọc ngang một thời kiếm sống đã tóc bạc nhưng không phải “ người lính già đầu bạc kể mãi chuyện nguyên phong” mà đang ngồi lặng lẽ buông bỏ được thua trần thế hướng về cõi tâm linh cực lạc.

Và còn nữa :

……Biết ngai vàng chỉ là nơi nghỉ tạm

Trên muôn dân chưa thể gọi vĩnh hằng

Chốn hư không mới là nơi mãi mãi…

YÊN TỬ NGÀY GIỖ TỔ.

……Đau – không đau chuyện sân đình

Dở hay rồi cũng trở thành phù du…

CÁI ĐAU VÀ CÁI BIẾT. Cứ thế nhà thơ của chúng ta đã trở thành phật tử mất rồi. Nhưng muốn làm phật tử hướng về cõi phật là phải buông bỏ, phải li khai phàm tục, trãnh xa trần thế thế nhưng nhà thơ vẫn viết và còn đang viết cho đến hôm nay.

Gấp tập thơ lại ngẫm ngơi nhận ra Nguyễn Duy Chinh là một nhà thơ đích thực, nhất là thơ ông viết về chiến trận. Ông không khoáng đạt, rí rỏm, hóm hỉnh được như Phạm Tiến Duật, nhưng ông xứng đáng được lăng xê giới thiệu như các nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Huy Nhuận, Vũ Đình Văn một thời báo chí hết lời ca ngợi. Gần 60 năm làm thơ Nguyên Duy Chinh đã có 6 bài đăng trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và có 3 tập thơ được nhận giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông. Đó là những ghi nhận xứng đáng. Chỉ tiếc với tuổi tác ông không vượt được cái qui định oái ăm để có nhãn mác cao hơn Nhưng thôi, dù sao thơ ông cũng đã vượt lên các “nhà thơ” trong các hội này, hội nọ ắp đầy hôm nay./.

Tháng 9 năm 2024

Trịnh Minh Châu